Đến với Cổ Đô, thăm nhà tưởng niệm Bác Hồ trong khu di tích nơi Bác dừng chân nói chuyện với nhân dân làng Cổ Đô năm 1958…, chúng ta không khỏi xúc động trước bức chân dung của Người do họa sĩ Hoàng Việt sáng tác.
Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.
Tiến sĩ, Thượng thư bộ Lễ Nguyễn Sư Mạnh sinh năm Mậu Dần 1458 đời Hồng Đức tại làng Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội. Khi đang làm Thượng thư bộ Lễ, Nguyễn Sư Mạnh được cử đi sứ nhà Minh (năm 1500). Tài năng của ông đã làm cho vua Minh phải khâm phục và trọng nể, phong cho chức Thượng thư của Trung Quốc, ban cho áo mũ, thẻ bài. Từ đó, người đời gọi ông là 'Lưỡng quốc Thượng thư'.
Làng Cổ Đô xưa đã nổi danh với tên làng lụa, làng thơ, làng nghề truyền thống, vùng đất sản sinh ra những danh nhân tên tuổi... Đến thời hiện đại, Cổ Đô còn được biết đến với danh xưng 'làng họa sĩ' khi ở đây có đến cả trăm người 'cầm cọ'.
Chiều 28-10, tại lễ hội truyền thống đình làng Cổ Đô, Phòng Văn hóa huyện Ba Vì phối hợp với UBND xã Cổ Đô tổ chức hoạt động quảng bá, giới thiệu về di sản văn hóa của Ba Vì tới đông đảo nhân dân và du khách; đồng thời tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề: Em vẽ về Cổ Đô.
Không chỉ giữ vẻ đẹp của làng quê đồng bằng Bắc Bộ, Cổ Đô xưa nổi tiếng là làng lụa, vùng đất của những danh nhân nổi tiếng và giờ đây nổi danh là làng họa sỹ.
Làng Cổ Đô thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) là quê hương của nhiều họa sĩ Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam với hoạt động mỹ thuật sôi nổi, Cổ Đô được mọi người yêu mến gọi là 'Làng họa sĩ', được Sở Du lịch Hà Nội gắn biển 'Điểm đến của du lịch'
Cổ Đô là một ngôi làng nhỏ hiền hòa nằm nép mình bên dòng sông Hồng hùng vĩ. Chẳng biết có phải vì phong cảnh hữu tình hay không, mà nơi đây từ xa xưa đã xuất hiện rất nhiều người mê hội họa. Sau này, tình yêu nghệ thuật ấy ngày càng được nhân rộng. Vì thế, Cổ Đô nay còn có một danh xưng khác là 'làng họa sĩ'.
Từ lâu, Cổ Đô (Ba Vì, Hà Nội) đã nổi tiếng là nơi sản sinh ra các họa sĩ năng và được những người yêu mến gọi là 'làng họa sĩ'. Với mong muốn mang lại cho các em thiếu nhi một sân chơi lành mạnh, bổ ích trong dịp hè và khơi dậy niềm đam mê nghệ thuật trong thế hệ trẻ, các họa sĩ của làng đã mở lớp học vẽ miễn phí dành cho các em nhỏ nơi đây.
37 tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật, với nhiều phong cách của các họa sỹ làng họa Cổ Đô tại Triển lãm Sắc màu Quê hương 7 ở Hà Nội đã khắc họa cuộc sống, cảnh đẹp thiên nhiên, con người xứ Đoài.
Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Ba Vì đã và đang đẩy mạnh quảng bá, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng độc đáo với giá thành hợp lý để cạnh tranh nhằm thu hút du khách.
Trong lịch sử ngành hàng tơ lụa thế giới, Việt Nam tuy không phải là một 'đế chế' trên con đường tơ lụa vĩ đại của nhân loại. Song Việt Nam được thế giới nhìn nhận như một quốc gia có lịch sử nghề tơ lụa lâu đời.
Dù lựa chọn dòng tranh trừu tượng kén người, nhưng được gia đình, bạn bè động viên, khích lệ, họa sĩ Nguyễn Sỹ Khanh đã mạnh dạn dấn thân, tìm kiếm 'chất' riêng cho mình.
Nằm ven bờ sông Hồng, làng Cổ Đô (1 trong 4 thôn thuộc xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) cách trung tâm thủ đô chừng 70km. Nhưng đường làng ngõ xóm rất khang trang, được đặt tên như phố xá nội đô. Và đặc biệt nhất có đến 2 bảo tàng mỹ thuật.
Làng Cổ Đô, xã Cổ Đô (Ba Vì – Hà Nội) đã nổi danh mấy mươi năm trước với nghề hội họa. Người nông dân, bước chân khỏi ruộng là thành họa sĩ - bỏ liềm bỏ hái là cầm bút, cầm chì.
Trong 4 năm qua, với vai trò là Phó bí thư chi bộ, trưởng thôn Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, ông Nguyễn Ngọc Nho đã vận dụng khéo léo công tác dân vận trong công việc chung của làng, của xóm…
Cha con từng cùng nhau thi đua dùi mài kinh sử. Ấy nhưng học tài thi phận, Nguyễn Bá Lân đậu cao, có lần chấm bài thi của cha rồi vì không hiểu hết văn ý, ông đánh trượt bài thi.
Làng Cổ Đô thuộc huyện Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội 70 km, là quê hương của nhiều họa sĩ Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam với hoạt động mỹ thuật sôi nổi, Cổ Đô được mọi người yêu mến gọi là 'Làng họa sĩ', được Sở Du lịch Hà Nội gắn biển 'Điểm đến của du lịch'.
Các họa sĩ của làng Cổ Đô, nơi có phong trào mỹ thuật phát triển và được mệnh danh 'làng họa sĩ', đã vừa trình làng triển lãm 'Sắc màu quê hương 5' tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
105 bức họa của các họa sỹ nhí thuộc các lớp học mỹ thuật miễn phí đã được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Làng Cổ Đô trong Lễ bế giảng Lớp học vẽ hè 2019 tại Làng Cổ Đô (Ba Vì) do Câu lạc bộ Mỹ thuật Cổ Đô (CLB MT Cổ Đô) tổ chức ngày 23/7.
Từ trung tâm Hà Nội, sau hơn 2 giờ ngược dòng sông Hồng, tôi dừng chân ở 'Làng Họa sỹ Cổ Đô', ngôi làng mang dáng dấp làng quê Bắc Bộ cổ kính, thuộc huyện Ba Vì. Trên đường đi, tôi thầm hỏi, vì sao con người nơi đây lại say mê hội họa đến vậy và làm thế nào họ vẫn giữ được truyền thống để trở thành một nơi độc nhất vô nhị của Việt Nam.
Nhắc đến cố họa sỹ Sĩ Tốt, cả làng Cổ Đô (Ba Vì, Hà Nội) không ai là không biết. Ông được coi là 'ông tổ nghề tranh' của làng Cổ Đô cũng là một trong những tên tuổi của nền mỹ thuật Việt Nam. Nếu có dịp về với quê hương ông, hãy ghé thăm bảo tàng mỹ thuật 'Sĩ Tốt và gia đình' để nghe kể những câu chuyện giản dị về ông.