Du khách hào hứng tham gia các hoạt động tại Festival Thu Hà Nội năm 2024

Hình ảnh các không gian văn hóa, khu vực trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống tại Festival Thu Hà Nội năm 2024 đã thu hút lượng lớn du khách tới tham quan.

Với tình yêu và niềm đam mê bất tận dành cho những giá trị văn hóa dân tộc, doanh nhân Lê Lan Hương đã biến những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm hồn cốt Việt Nam, quảng bá rộng rãi đến khách hàng trong nước và quốc tế.

Đan chuốt lồng tre | Nghệ nhân Hà Nội | 03/08/2024

Làng Canh Hoạch (làng Vác), xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội nổi tiếng với nghề làm lồng chim - một thú chơi tao nhã của người dân đô thị và thôn quê. Với sự tỉ mỉ, kỹ thuật cao, những chiếc lồng chim của làng Vác được giới chơi chim cảnh rất ưa chuộng.

Thanh Oai: phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Công tác quản lý di tích văn hóa trên địa bàn huyện Thanh Oai vẫn còn những hạn chế, cần sớm được điều chỉnh và hoàn thiện trong thời gian tới để di sản văn hóa thực sự trở thành nhân tố quan trọng phục vụ phát triển du lịch địa phương.

Lan tỏa giá trị của sách đến với nhiều người

'Đọc sách, mắt như đèn muôn dặm' câu nói của Cao Bá Quát cách đây gần 200 năm đã nói lên vai trò của việc đọc sách không chỉ đưa thêm hàm lượng tri thức mà giúp mỗi người hiểu đúng, hiểu thấu từng hành vi của chính mình và người xung quanh.

Làng cổ Phong Lai

Thành lập ban điều hành rồi biên soạn, đóng góp kinh phí xuất bản cuốn sách về làng mình. Một trong số ít làng ở Thanh Hóa làm được ấy là Phong Lai, xã Xuân Lai (Thọ Xuân). Cuốn sách 'Làng Phong Lai xưa và nay' (NXB Thanh Hóa, 2022) dày 200 trang đã dựng lại một bức tranh khá toàn diện, hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của làng từ quá khứ đến hiện tại.

Làng Canh Hoạch trên đất Xuân Lai

Có tuổi đời gần một ngàn năm, làng Kẻ Thạc (nay là làng Canh Hoạch) ở Xuân Lai là một trong số ít ngôi làng cổ nổi tiếng của huyện Thọ Xuân.

Từ người thầy giáo, thầy thuốc đến người chiến sĩ cách mạng

Sinh ra trong dòng họ, gia đình có truyền thống Nho học và làm thuốc ở làng Canh Hoạch, tổng Phú Hà, phủ Thiệu Hóa (nay là xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân), sau khi thi hỏng tam trường, chàng thanh niên Hà Duyên Đạt về nhà mở lớp dạy chữ Nho cho con em trong làng, trong tổng và bốc thuốc chữa bệnh.

Người khôi phục và phát triển văn hóa đọc ở làng quê

Về làng Canh Hoạch, xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân hỏi thư viện Hà Duyên Đạt thì từ già đến trẻ ai cũng biết. Phụ trách thư viện, ông Hà Duyên Sơn là cháu nội của ông Hà Duyên Đạt - người chiến sĩ cách mạng trung kiên ở làng Canh Hoạch, xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân.

Độc đáo nghề làm lồng chim làng Vác

Chơi chim cảnh là một trong số những thú chơi tao nhã của người Hà thành. Với người chơi chim cảnh, thì việc chọn lồng cho chim cũng là một thú chơi nghệ thuật không kém, bởi vẻ đẹp, giọng hót của mỗi con chim còn phải được tôn vinh bởi những chiếc lồng chim... Cách trung tâm Hà Nội chừng hơn 30km, làng Canh Hoạch, còn gọi là làng Vác lâu nay vẫn là địa chỉ quen thuộc của giới chơi chim cảnh cả nước, bởi đây vốn nức tiếng với nghề đan lồng chim truyền thống được lưu truyền trong ca dao xưa: 'Ai về làng Vác nhắn nhờ/ Mua lồng Canh Hoạch, đồ thờ Võ Lăng…'

Làng 'xây nhà' cho chim, xuất 3000 cái/ngày, thợ làm không hết việc

Ở huyện Thanh Oai, Hà Nội có làng Canh Hoạch nổi tiếng với nghề làm lồng chim tuổi đời hàng trăm năm. Từ một nghề phụ nay nghề đã trở thành sinh kế chính của cả làng, giúp nhiều hộ dân giàu lên.

Bình dị bóng tre

Thật bất ngờ vì ở thời này chúng ta vẫn thấy ở đâu đó, dưới bóng khóm tre vẫn còn những người mẹ mắc võng, ngồi ru con trong niềm hân hoan vui sướng. Càng bất ngờ hơn, khi từ thân tre bình dị đó, một người yêu quê đã sáng tạo ra nhiều công trình kiến trúc, chinh phục biết bao tâm hồn và 'được lộc' từ sự sáng tạo của mình. Sâu xa hơn, hình ảnh cây tre là biểu trưng văn hóa, thậm chí giúp cân bằng cuộc sống khi con người đang 'say sưa' với các tiện nghi hiện đại, sống xa thiên nhiên.

Khi người lính trở về: Ông Hoàng Hùng và niềm đam mê lịch sử

Dù ở tuổi 'xưa nay hiếm', ông Hoàng Hùng vẫn say sưa dành trọn tâm lực cho những tìm tòi, nghiên cứu về các giá trị văn hóa - lịch sử. Với ông, nghiên cứu lịch sử chính là cái 'duyên' may mắn trong cuộc đời.

Gió sẽ mãi thổi từ làng Vác

Chiếc quạt sừng giấy dó châm kim một thời rất gần gũi với cuộc sống của mỗi người, nếu không muốn nói là không thể thiếu đối với bất cứ gia đình nào, giờ đang đứng trước nguy cơ bị rơi vào quên lãng. Có thể nói, sự tồn tại của những chiếc quạt được làm ra ở làng Vác, nay là làng Canh Hoạch, xã Dân Hỏa, huyện Thanh Oai (Hà Nội) chỉ là vì các nghệ nhân đã ở tuổi thất thập cổ lai hy vẫn còn sống và vẫn cố gắng níu bám cái nghề truyền thống đã có lịch sử gần 200 năm.

Nẻo về phố Vác

Thị tứ Vác được coi là ngã tư phố, cách trung tâm Hà Nội 30 cây số, thuộc về làng Vác xưa. Gọi nôm vậy nhưng làng Vác có tên chính là Cổ Hoạch (làng Canh Hoạch ngày nay) thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Cổ Hoạch là một trong những trung tâm giao thương buôn bán vệ tinh sầm uất của kinh đô Thăng Long xưa. Canh Hoạch còn nổi tiếng là làng khoa bảng hiếm hoi có hai trạng nguyên: Nguyễn Đức Lượng (đỗ năm 1514) và Nguyễn Thiến (đỗ năm 1532).

Nguyễn Du- 200 năm lẻ

Nguyễn Du (1765- 1820), tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê quán làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nhưng nhà thơ không sinh trưởng ở đây. Ông sinh tại phường Bích Câu, gần Văn Miếu-Quốc Tử Giám năm 1765 và sống ở kinh đô Thăng Long.

Thương nhớ quạt Kẻ Vác

Chả thế, ca dao xưa có câu: 'Hỡi cô thắt dải bao xanh/ Có về Canh Hoạch với anh thì về/ Canh Hoạch ít đất nhiều nghề/ Yêu nghề quạt giấy hay nghề đan khua'.