Người vẽ 'chân dung' Krông Pa

Trong những năm tháng gắn bó với quê hương thứ hai, họa sĩ Trần Quang Lực đã khắc họa 'chân dung' vùng đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đầy sức sống và giàu bản sắc.

Đậm đà bản sắc Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai

Gần 800 nghệ nhân dân gian từ các làng Jrai, Bahnar ở Gia Lai đã tạo nên một không gian lễ hội độc đáo, thông qua việc phục dựng nguyên bản các nghi lễ và sinh hoạt văn hóa.

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.

Sự khác biệt trong nghi lễ cúng giọt nước của dân tộc Jrai và Xê Đăng

Nghi lễ cúng giọt nước (hay bến nước) của người Jrai ở vùng phía Nam sông Ba và nghi lễ bắc máng nước của người Xê Đăng ở vùng đầu nguồn thuộc quần sơn Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) có nhiều điểm tương đồng cơ bản nhưng vẫn có sự khác biệt.

Già làng Hiơng hướng thiện

Từ một nhân vật được xem là 'cứng cựa' trong tổ chức phản động FULRO nhưng nhờ giáo dục, cảm hóa, đã thức tỉnh, trở thành một già làng có uy tín tiêu biểu của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Đó là câu chuyện về ông Puih Hiơng (68 tuổi, ở làng Trol Đeng, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) với quyết tâm hướng thiện và tấm lòng nhân ái, tận tụy vì cộng đồng. Trò chuyện với chúng tôi, ký ức của ông hiện về như một thước phim quay chậm…

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.

Làng Jrai dưới bóng đa

Ở làng Đúp (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) có 1 quần thể hàng chục cây đa cổ thụ, tạo thành một rừng đa ven làng, chở che cho làng.

Cốt cán FULRO trở thành người uy tín tiêu biểu

Từ một cốt cán trong tổ chức phản động FULRO trở thành người có uy tín tiêu biểu của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai), câu chuyện về ông Puih Hiơng (68 tuổi, già làng Trol Đeng, thị trấn Chư Ty) truyền cảm hứng về tinh thần kiên định, quyết tâm hướng thiện và tấm lòng tận tụy vì cộng đồng.

Người gìn giữ tình đoàn kết buôn làng

Ông Lick (66 tuổi, làng Piơm, thị trấn Đak Đoa) là người sống gương mẫu và có khả năng hòa giải nên được bà con bầu làm già làng 14 năm nay.

Một lần về làng Groi

Đã gần 12 năm trôi qua nhưng tôi vẫn không quên chuyến thăm làng Groi (xã Đak Smar, huyện Kbang) năm ấy. Đó là năm 2012, tôi đi cùng với một đồng nghiệp trẻ cùng cơ quan. Bấy giờ, xã Đak Smar có 1 thôn người Kinh và 3 làng Bahnar. Và trong 3 làng thì đã có 2 làng tái định cư sau khi nhường đất để xây dựng thủy điện Ka Nak là làng Groi và làng Cam.

Trở lại Đồng Mô

Sau gần 5 năm, tôi mới có dịp trở lại thăm Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Lần này, trong tôi vẫn vẹn nguyên cảm giác thích thú trước cảnh sắc và những giá trị nơi đây đang sở hữu, đặc biệt là khi dừng chân tại khu các làng dân tộc.

Biến di sản thành tài nguyên du lịch văn hóa

Khi xác định lấy di sản văn hóa tộc người làm tài nguyên và nguồn lực cho du lịch văn hóa thì điều quan trọng là phải có những di sản đủ sức hấp dẫn. Tuy nhiên, di sản không thể tự chạy đến với chúng ta và bản thân di sản cũng không phải ngay lập tức đã hội đủ những điều kiện mà du khách mong muốn. Vì vậy, việc tìm kiếm, phát hiện, thẩm định, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản ngày càng đẹp lên cả về nội dung, hình thức thì di sản mới đủ sức biến thành 'tư liệu sản xuất' cho ngành du lịch văn hóa.

Làm du lịch, tăng thu nhập nhờ Tuần lễ hoa dã quỳ

Thông qua tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya năm 2023 nhiều chị em dân tộc Jrai cùng đón nhận cơ hội làm du lịch và linh hoạt làm quen với những cách làm dịch vụ tại chỗ nhằm tăng thu nhập.

Già làng Jrai mẫu mực để cả làng học theo

Ở tuổi 75, ông vẫn nuôi 5 con bò, làm 4ha cà phê, 1ha ruộng lúa. 'Phải gương mẫu làm để cho lớp trẻ trong làng noi theo, nhiều hộ giảm bớt nghèo, ít đi uống rượu. Nếu ai khó khăn, tôi sẵn sàng giúp đỡ cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế hộ gia đình' - ông Ksor Hiếu bày tỏ.

Cô gái Jrai tâm huyết với bóng đá phủi

Lâu nay, mọi người thường chỉ biết đến các 'ông bầu' trong bóng đá. Bởi vậy, chuyện 'bà bầu' Su Bi (SN 1993, làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) xây dựng đội bóng đá phong trào hay tài trợ cho các nữ cầu thủ khiến không ít người ngạc nhiên, khâm phục.

Người có uy tín ở bản làng

Tại mỗi thôn, làng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và ở Gia Lai nói riêng, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày một khẳng định rõ vai trò là cầu nối giữa chính quyền địa phương và người dân, tích cực tuyên truyền, vận động bà con sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, vươn lên làm giàu chính đáng.

Người uy tín ở buôn làng Tây Nguyên - nơi gửi gắm niềm tin

Đội ngũ người uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ngày một khẳng định vai trò trong việc là cầu nối giữa chính quyền với việc vận động bà con sống và làm việc theo pháp luật, vươn lên làm giàu.

Lễ cúng giọt nước của người Jrai

Với cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số Jrai ở Tây Nguyên, nước là mạch nguồn của sự sống, sinh trưởng và phát triển. Vì thế, hàng năm, người Jrai luôn tổ chức Lễ cúng giọt nước để cầu mong thần nước phù hộ cho dân làng luôn được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong làng đều tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là một biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của cộng đồng đồng bào dân tộc Jrai.

Lời hứa bảo vệ rừng trong nghi lễ truyền thống của người Jrai

Những ngày cuối tháng 3, người dân các làng Jrai ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ cúng Thần rừng truyền thống của dân tộc Jrai. Lễ cúng thể hiện mong muốn Thần rừng che chở, mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn bộ người dân.

Xuân mới yên vui ở biên giới Ia O

Năm 2022 là năm nhiều thử thách với bà con Jrai ở làng Kloong, xã biên giới Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Sau đại dịch Covid-19, biết bà con cần việc làm nên một số kẻ xấu đã người lừa đưa người làng Kloong sang Campuchia để đòi tiền chuộc

NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc: Trải nghiệm thú vị với du lịch cộng đồng

Mỗi vùng đất đều có câu chuyện riêng. Vùng đất nào còn lưu giữ bản sắc thì càng có nhiều câu chuyện hấp dẫn. Nhiều năm qua, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Linh Vinh Quốc đã góp sức quảng bá cho du lịch Gia Lai khi kết nối nhiều đoàn du khách là các nhiếp ảnh gia trong nước đến các ngôi làng Jrai ở xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) để thực tế sáng tác. Trong cuộc trò chuyện với P.V Báo Gia Lai, anh chia sẻ góc nhìn thú vị để tăng sức hút cho du lịch cộng đồng từ những quan sát tinh tế trong quá trình thực tế sáng tác.

Ayun Pa: Điểm đến lý tưởng của du khách trong kỳ nghỉ lễ 2-9

Không có nhiều khu vui chơi kèm các dịch vụ cao cấp như thành phố nhưng thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vẫn là điểm hấp dẫn khách du lịch gần xa bởi vẻ đẹp hoang sơ của các khu du lịch sinh thái kèm những đặc sản vùng sông nước hiếm có.

Những đêm lửa trại

Những đêm lửa trại đã trở thành nét văn hóa bao đời của nhiều ngôi làng Jrai, Bahnar ở Tây Nguyên, đặc biệt là trong giao lưu văn hóa, văn nghệ, các hoạt động gắn kết cộng đồng. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động này đang dần thưa vắng.

Xã Gào phát triển du lịch cộng đồng

Với sự hiện diện của những ngôi làng Jrai lưu giữ nét văn hóa truyền thống độc đáo, cảnh sắc thiên nhiên hữu tình cùng với truyền thống anh hùng của vùng căn cứ địa trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, xã Gào (TP. Pleiku) đang tập trung phát triển du lịch cộng đồng.

Làng Đal: Một thời hoa lửa

Làng Đal (xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) có lẽ là một trong những ngôi làng Jrai chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bom đạn chiến tranh. Vượt qua những mất mát đau thương, dân làng đã kiên cường vươn lên để xây dựng cuộc sống mới.

Những bức ảnh quý về Vua Lửa Siu Luynh

Những bức ảnh về Vua Lửa thứ 14 Siu Luynh của nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc và Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Trần Phong có nhiều giá trị về nghệ thuật và tư liệu. Có thể nói, đây là những bức ảnh đẹp nhất chứa đựng nhiều thông tin bổ ích về chân dung, hoạt động của một vị Vua Lửa lúc sinh thời. Cùng với hiện vật, những bức ảnh giúp tái hiện bức tranh buôn làng dân tộc Jrai xưa với những nhân vật đầy sắc màu cổ tích, huyền thoại.

Làng bên Biển Hồ: Hiện thực và truyền thuyết

Một buổi chiều tháng 6, tôi xách máy lòng vòng quanh thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku) để tìm góc ảnh đẹp. Sau khi đắm mình bên những rặng thông xanh rợp bóng như hàng mi cong vút bên 'đôi mắt Pleiku', tôi đến 2 ngôi làng Jrai nằm cạnh mé hồ: Ia Nueng và làng Phung tự lúc nào không biết.

Từ làng đến... đô thị loại I

Trải qua gần 1 thế kỷ, từ chỗ chỉ có những ngôi làng Jrai, Pleiku đã trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầy năng động và phát triển bậc nhất khu vực Bắc Tây Nguyên.

Làng Tây Nguyên thuở ấy

Tôi may mắn từng sống trong những ngôi làng Tây Nguyên. Thời ấy cũng chưa xa là bao, chỉ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, mà bây giờ nhớ lại cứ ngỡ như cổ tích.

Bến nước sông Ba

Sông Ba nối một cõi Trường Sơn-Tây Nguyên với Biển Đông là sự gọi mời khám phá cho những bước chân du khảo bởi cảnh quan hùng vĩ, nên thơ. Và những bến nước-nơi mà dòng sông và những buôn làng kề cận cùng cộng hòa tình yêu và bồi đắp sức sống cho nhau, có lẽ là bức tranh đẹp và trữ tình hơn cả.

Những thay đổi địa giới, địa danh Gia Lai qua các thời kỳ

Ngày 24-5-1932, tỉnh Pleiku (Gia Lai ngày nay) chính thức được thành lập. Trải qua bao thăng trầm lịch sử trong 90 năm hình thành và phát triển, bộ mặt của tỉnh đã có sự đổi thay toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Xã Gào-địa chỉ đỏ ven đô

Chuyến 'xuất hành' đầu năm Nhâm Dần 2022 của tôi là về vùng ven đô thị Pleiku hít thở chút không khí trong lành đầu xuân sau những ngày tự giam hãm trong căn nhà chật chội để phòng-chống dịch Covid-19. Xã Gào-vùng căn cứ cách mạng Khu 9, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, hiện lên thanh bình dưới nắng xuân.

Mùa Tết Jrai...

Ai ở Tây Nguyên lâu thì biết, cứ sau 'mùa Tết' của người Kinh thì tới 'mùa Tết' của người dân tộc thiểu số bản địa, điển hình nhất là người Jrai và Bahnar. Khởi đầu của 'mùa Tết' Jrai chính là món cơm mới.

Làng hiếu học bên dòng Ayun

Plei Rbai (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) là một trong số ít ngôi làng Jrai nổi tiếng về truyền thống hiếu học. Người dân ở ngôi làng bên dòng Ayun chắt chiu từng hạt lúa, củ mì để nuôi con cái ăn học và trở thành người có ích cho xã hội. Nhẩm tính có đến vài chục người xuất thân từ Plei Rbai đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên đang cống hiến sức lực, trí tuệ xây dựng quê hương.

Cụ Từ, cụ Tô và Gia Lai

Là tôi đang nhắc đến 2 ông giáo sư nổi tiếng Từ Chi và Tô Ngọc Thanh. Sau Tết Nguyên đán 1981, lần đầu tiên ăn Tết xa nhà, tôi đang lơ vơ thì anh bạn cùng Phòng Văn nghệ rủ: 'Có đoàn của Viện Văn hóa xuống làng Tơ Tung (huyện Kbang) quay phim tư liệu lễ cơm mới. Cần người chạy máy nổ, tôi với ông thầu đi'. Anh này là họa sĩ, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế, lên nhận công tác ở đây trước tôi vài năm. Tôi bật cười hỏi lại anh ấy: 'Hai thằng có bằng cấp cao nhất cơ quan lại đi chạy máy nổ, nhưng ông biết sử dụng không?'. 'Dễ ẹc, tôi làm được'-anh trả lời chắc nịch.

'Truyền lửa' cồng chiêng cho thế hệ trẻ

Với mong muốn tiếng cồng, tiếng chiêng mãi vang vọng trong các ngôi làng Jrai, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đầu tư kinh phí và mở nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang thu hút đông đảo người dân tham gia, nhất là thanh thiếu nhi.

Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Từ đầu tháng 11/2021 tới nay, tỉnh Gia Lai đã phát hiện một số ổ dịch COVID-19 tại các làng dân tộc thiểu số ở TP.Pleiku và huyện Đăk Đoa. Việc lây nhiễm được xác định liên quan tới tập tục sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là việc tổ chức các đám tang.

Mê đắm vẻ đẹp hoang sơ của suối đá núi lửa Ia Ruai

Dòng suối đá Ia Ruai (thị trấn Ia Ly, Chư Păh, Gia Lai) với những ghềnh đá cổ trên 100 triệu năm tuổi là điểm đến đặc biệt hấp dẫn du khách và người dân địa phương.

Thung sâu

Tôi rẽ xuống con dốc chênh vênh dẫn lối về nhà trong khoảng trời xâm xẩm tối. Chỉ qua một khúc cua nhỏ mà nhịp sống náo nhiệt thị thành như tách biệt hẳn với ngôi nhà nằm nép dưới thung sâu, giữa bốn bề ngát hương cỏ lúa ruộng đồng.

Suối đá cổ Ia Ruai

Dòng suối đá Ia Ruai (thị trấn Ia Ly, Chư Păh, Gia Lai) với những ghềnh đá cổ trên 100 triệu năm tuổi là điểm đến đặc biệt hấp dẫn du khách và người dân địa phương. Dòng suối nằm giữa xã Ia Phí và thị trấn Ia Ly chảy qua nhiều làng Jrai trước khi đổ ra hồ chứa nước của Nhà máy Thủy điện Ia Ly, đoạn đến làng Vân bỗng trồi lên một bãi đá triệu năm dài hàng cây số.

Nhà ở của người Bahnar, Jrai qua ảnh tư liệu

Nhà nhân chủng học người Mỹ Joseph Carrier đã dày công thực hiện bộ ảnh tư liệu về kiến trúc Tây Nguyên trong thời gian làm việc cho Tập đoàn RAND (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Tây Nguyên) từ những năm 1962-1973. Những bức ảnh của ông không thiên về nghệ thuật mà là phương tiện khảo tả dân tộc học, tái hiện bức tranh đa dạng, chân thực về buôn làng cổ truyền, nhà ở của đồng bào Jrai, Bahnar ở vùng Bắc Tây Nguyên.

Ia Lang nguyên sơ một thuở

Ia Lang bây giờ thuộc huyện Đức Cơ nhưng trước khi thành lập huyện mới năm 1991, xã thuộc huyện Chư Prông. Năm 1985, thực hiện chủ trương tăng cường cán bộ cho cơ sở, tôi và Nguyễn Tấn Đức, bấy giờ là cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh và Ninh Đức Cảnh-Phó Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh được huyện phân công về xã này làm công tác tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương.

Bảo tồn, phát huy giá trị không gian làng Jrai

Trước sức ép của quá trình đô thị hóa, nhiều làng Jrai ở Pleiku đã có những đổi thay cả về cấu trúc, sinh hoạt và văn hóa truyền thống. Đó là sự thật và cũng là quy luật khách quan. Nhưng để xây dựng một TP. Pleiku văn minh với đặc thù vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc bản địa, chúng ta không thể không chú trọng đến quy hoạch xây dựng các làng Jrai truyền thống và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc này.

Cần trả lại tên cho một ngọn thác đẹp

Huyện Đức Cơ có một ngọn thác rất đẹp thuộc địa phận 2 xã Ia Nan và Ia Pnôn. Cả dân gian và trong văn bản chính thống, nó đều được gọi là thác Ông Đông (Đồng hoặc C10). Định danh như vậy có đúng không?

Nơi hạnh phúc tái sinh

Nhắc đến làng phong Quy Hòa, không ít người liên tưởng ngay đến câu chuyện của cố thi sĩ Hàn Mặc Tử. Đây là nơi lưu dấu những tháng ngày đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần của thi sĩ trước khi rời bỏ cuộc đời năm mới 28 tuổi.

Phát hiện suối đá cổ trên 100 triệu năm tuổi tại Gia Lai

Suối đá Ia Ruai nằm trên địa phận thị trấn Ia Ly và xã Ia Phí huyện Chư Păh được xác định đã có trên 100 triệu năm, hai bên dòng suối là các thanh đá hình lục lăng được sắp đặt sát nhau rất kỳ vĩ.

Khám phá bãi đá triệu năm ở Chư Păh

Chúng tôi tìm đến dòng suối có bãi đá đẹp và lạ ở làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Băng qua những lối mòn, cả nhóm đã thực sự bất ngờ trước khung cảnh thiên nhiên kỳ thú nơi này. Dòng suối mang nhiều tên gọi, nằm giữa xã Ia Phí và thị trấn Ia Ly chảy qua nhiều làng Jrai trước khi đổ ra hồ chứa nước của Nhà máy Thủy điện Ia Ly, đoạn đến làng Vân bỗng trồi lên một bãi đá triệu năm dài hàng cây số.

Con voi cuối cùng bên bờ suối Ia Tul

Đó là chú voi nhà cuối cùng của người quản tượng cuối cùng ở vùng đất Ayun - Chư Mố (Gia Lai) này. Bên bờ suối Ia Tul, chú voi Yẵ Tao mấy chục năm tuổi đã không còn thêm một lần vui với nắng gió đại ngàn nữa.

Tiếng kẻng làng

Những tưởng cùng với thời gian, tiếng kẻng làng dần lui vào dĩ vãng và chỉ còn tồn tại trong hoài niệm của lớp người già. Thế nhưng trên mảnh đất Gia Lai, tiếng kẻng vẫn đang vang vọng ở các buôn làng, chứa đựng nhiều thông điệp của cộng đồng. Âm thanh quen thuộc ấy qua bao đời đã trở thành một phần gắn bó với cộng đồng làng.