'Tứ bút, châu nghiên'

Nhìn lên bản đồ, vùng đất La Hà xưa, nay là xã Quảng Văn (TX. Ba Đồn) chỉ là một ốc đảo nơi cuối nguồn dòng Đại Linh Giang. Nhưng đó là vùng 'địa linh' sinh 'nhân kiệt', một trong những làng văn vật trong 'bát danh hương' nổi tiếng suốt hàng trăm năm qua.Chủ tịch UBND xã Quảng Văn Trần Văn Trọng: Khó có thể thống kê hết những người con của đất La Hà xưa, xã Quảng Văn ngày nay đã và đang thành đạt, thành danh trên mọi miền đất nước. Phát huy truyền thống của cha ông, lớp lớp các thế hệ người Quảng Văn rất coi trọng việc học. Điều quan trọng là nhờ truyền thống hiếu học, ngày nay, thế hệ trẻ người Quảng Văn dường như cũng ít 'nhiễm' những thói hư tật xấu của xã hội hơn những địa phương khác.Theo thống kê, dưới thời nhà Nguyễn, làng La Hà đứng đầu về số lượng người đỗ đạt khoa bảng của tỉnh. Từ năm Quý Dậu 1813 đến năm Mậu Ngọ 1918, Quảng Bình có 270 vị đỗ cử nhân thì huyện Quảng Trạch (cũ) đã chiếm gần một nửa với 113 vị, trong đó riêng La Hà có đến 32 vị, cao nhất huyện và có đến 6 vị đỗ đại khoa, cũng là địa phương có người đỗ đại khoa nhiều nhất trong huyện.

Từ bài thơ 'Ghi ở Bảo tàng Đồng Hới'

Cách nay gần nửa thế kỷ, từ một làng quê heo hút ở thượng nguồn sông Gianh, tôi vô Đồng Hới nhập học Trường Sư phạm 10+3 Quảng Bình. Đất nước vừa thống nhất, tỉnh Bình Trị Thiên vừa sáp nhập, trung tâm hành chính của TX. Đồng Hới lúc đó vẫn đóng ở Cộn-là vùng sơ tán thời chiến tranh. Trường chúng tôi cũng đóng ở Cộn...

Ký ức người lính Trường Sơn

'Hiền lành, gần gũi, thương bộ đội như con em trong nhà...', đó là chia sẻ mở đầu câu chuyện của người chiến sĩ lái xe năm nào khi nói về Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên sau những chuyến tháp tùng thủ trưởng vượt mưa bom, bão đạn trên các tọa độ lửa của đường Trường Sơn huyền thoại. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những kỷ niệm một thời hào hùng vẫn vẹn nguyên trong ký ức của người lính Trường Sơn Mai Văn Hà (Khu phố 1, phường Ba Đồn, TX. Ba Đồn).

Bãi Đá Nhảy - Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú

Toàn thể vùng Đá Nhảy rộng khoảng 4-5 ha, trải dài trên địa phận hai xã Hải Trạch, Thanh Trạch, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình).

Đình làng La Hà - nơi bảng vàng ghi danh

Đình làng La Hà (thôn La Hà Nam, xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) là nơi thờ tự thành hoàng của làng. Di tích này được các nhà nghiên cứu quan tâm bởi là nơi lưu giữ thành quả về học vấn khoa bảng của các thế hệ con cháu trong làng.

Làng Khoa bảng bên dòng sông Gianh

Khi nào hết cát Mỹ Hòa, sông Gianh hết nước, La Hà hết quan - dân Quảng Bình truyền tụng câu nói với ý vùng đất La Hà thời nào cũng sinh nhân kiệt, lưu danh sử sách.

Đình La Hà nơi lưu giữ nhiều sắc phong của Triều Nguyễn

Theo nhân dân địa phương kể lại, đình La Hà ở khối 4, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa) có từ đời vua Gia Long. Ngoài việc thờ Thành Hoàng, lúc bấy giờ đình còn là trung tâm giải quyết công việc hành chính. Đến nay, việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể và tín ngưỡng của cộng đồng vẫn được lưu giữ. Đặc biệt 8 sắc phong của vua Thành Thái và Tự Đức vẫn được lưu giữ tại đình.