Dân ca dân vũ Đông Anh – hành trình bảo tồn và phát triển mạch suối nguồn văn hóa

Dân ca dân vũ Đông Anh là di sản văn hóa quý báu của xứ Thanh. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những lời ca câu hát của bộ môn nghệ thuật độc đáo này vẫn còn vang vọng theo năm tháng, trở thành một phần đời sống tinh thần của người dân trên mảnh đất này và sẽ còn được cất lên, vượt ra khỏi lãnh thổ địa phương bởi những thế hệ trẻ nối tiếp.

Hoàng giáp Tiến sĩ Lưu Ngạn Quang: Bảng vàng bia đá truyền mãi mãi

Trên đất học Cổ Bôn xưa (nay thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn), người ta vẫn truyền tụng nhiều câu ca: 'Có nơi đâu bằng phong cảnh Cổ Bôn ta/ Trải bốn mùa đàn độc xướng ca/ Kể trong trấn Thanh Hoa là đệ nhất'; 'Em là con gái Kẻ Bôn/ Đi bán trầu miếng, nuôi chồng đi thi/ Ba năm chồng đỗ kinh kỳ/ Chàng đi ngựa tía, thiếp đi võng đào' để nhắc nhớ về vùng đất học, đất của những con người hay chữ nơi có 7 người đỗ đại khoa. Trong đó, không thể không nhắc tới Hoàng giáp Tiến sĩ Lưu Ngạn Quang.

Nghệ nhân Lê Thị Liên: Một thời 'con trò', cả đời cống hiến

Từng là con trò (diễn viên) nổi tiếng của ngũ trò Viên Khê, đến nay Nghệ nhân Ưu tú Lê Thị Liên (xã Đông Khê, Đông Sơn) dù đã ngoài 80 nhưng vẫn gắn bó với nghiệp diễn, đặc biệt là trong việc truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể (Bài 1): Kho tàng di sản quý báu

Thanh Hóa được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định là một trong những 'cái nôi di sản' của Việt Nam, có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp hài hòa với sông - núi - ruộng đồng - xóm làng tựa hồ như bức tranh thủy mặc mà tạo hóa đã kỳ công sắp đặt. Hơn thế, mảnh đất này còn chứa đựng một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) quý báu, được ví như những viên ngọc tỏa sáng lấp lánh điểm tô thêm sự đa dạng cho mảnh đất này.

Một gia đình say mê Dân ca, dân vũ Đông Anh

Về làng Viên Khê, xã Đông Khê (Đông Sơn) hỏi thăm gia đình bà Nguyễn Thị Cốc, hầu như ai cũng biết. Biết là bởi, bà không chỉ là Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) của nghệ thuật trình diễn Dân ca, dân vũ (DCDV) Đông Anh (Ngũ trò Viên Khê), mà trong gia đình bà ai cũng đam mê và biết trình diễn trò.

Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nếu ví di sản văn hóa phi vật thể xứ Thanh như bức tranh đa sắc, đa thanh thì những nét đặc sắc, độc đáo của loại hình dân ca, dân vũ chính là nét chấm phá tiêu biểu, hấp dẫn. Vì lẽ đó, trước bối cảnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế như hiện nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có dân ca, dân vũ không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục, quảng bá nét đẹp đất và người xứ Thanh mà còn là lợi thế lớn cho phát triển văn hóa, du lịch của tỉnh theo hướng bền vững.

Làng ven sông - một địa chỉ đỏ

Từ thị trấn Rừng Thông, xuôi theo Quốc lộ 45 chừng hơn hai cây số rồi rẽ trái, qua sông là đến làng Hàm Hạ, bắt đầu từ xóm Chủ. Cũng từ thị trấn Rừng Thông, nếu đi theo đường 47 khoảng 2km, rẽ phải, đi hết làng Viên Khê, xã Đông Anh cũng đến làng Hàm Hạ, bắt đầu từ xóm Nghĩa.

Xuân về rộn ràng làn điệu dân ca, dân vũ Đông Anh

Xuân đang đến gần mơn man trên từng nhánh lá, quanh xóm làng đâu đó vang lên câu hát 'Lên chùa bẻ một cành sen/Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng…'

Huyện Đông Sơn đón Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Sáng 28-9, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019 và công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Ngũ trò Viên Khê (dân ca Đông Anh).