'Tình ca ban mai' - Bài thơ tặng vợ của Chế Lan Viên

Chế Lan Viên (1920 - 1989) là nhà thơ không làm nhiều thơ tình so với các nhà thơ khác. 'Tình ca ban mai' là trường hợp hiếm hoi. Ông làm ít thơ tình, nhưng hay, gây được ấn tượng đặc biệt cho người đọc. Bài này có thể nói là một bài thơ tình đặc sắc, chẳng phải chỉ so với các bài khác của ông mà so với thơ tình trong nền thơ hiện đại Việt Nam.

Tuyển thủ Nhâm Mạnh Dũng: Suýt bỏ bóng đá vì học văn hóa giỏi

Lúc học lớp 5, dù rất bận tập luyện nhưng cầu thủ ghi bàn thắng duy nhất vào lưới Thái Lan để đem lại ngôi vô địch SEA Games 31 cho U23 Việt Nam đã từng đạt giải học sinh giỏi toán. Thầy giáo bóng đá lúc đó của Nhâm Mạnh Dũng phải rất vất vả mới thuyết phục được bố mẹ Dũng cho em tiếp tục theo đuổi năng khiếu bóng đá của mình.

TTH - Ồ không, chắc chắn là tôi không bàn đến tính từ chỉ trạng thái này vì nó đã trở nên quá phổ biến khi bàn/nói đến tính cách tiêu cực trong thế giới người đời. Đương nhiên tôi cũng không muốn đề cập đến sự hủy diệt của nó nếu con người không biết cách chế ngự, không biết cách vượt qua và tự làm mình chết chìm bởi những thói tật đó.

Lặng lẽ mưu sinh

Quá nửa đời miệt mài sinh kế nơi phố thị phồn hoa, những lao động nghèo vẫn ngày ngày nương vào góc phố, khu chợ, hẻm nhỏ nhọc nhằn mưu sinh, lặng nhìn nhịp sống đổi mới từng ngày. Họ là những người bán hàng rong, bán vé số, thợ sửa giày, sửa khóa,… đã ăn đời ở kiếp với nghề hàng chục năm. Ngoài gánh nặng miếng cơm manh áo, phần còn lại là do họ say nghề, muốn níu giữ điều gì đó của một thời đã qua!

Văn hóa - Nghệ thuật Văn hóa - Nghệ thuật Trong gió đồng lành thơm

TTH - Chừng như không có điều gì là cụ thể, tôi chỉ nhớ mình đã rất miên man giữa miên man vàng. Lúc đó, lúa đang bắt đầu chín. Những nhánh lúa trĩu xuống, và hương thơm làm cánh đồng váng vất.

Lại chuyện nhắc nhở ứng xử

Tranh thủ trời hửng nắng, cụ Gừng và mấy ông, bà trong thôn cặm cụi quét dọn, phơi hong đồ đạc trong sân ngôi chùa cổ. Mấy tuần trước, lực lượng bảo vệ của xã, của thôn và Hội Người cao tuổi khá vất vả vì lễ hội ở đây. Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt cho nên đông người về dự hội.

Tết về với Mẹ

Lấn bấn thế mà cũng cuối năm, bạn bè tôi đã bắt đầu lên kế hoạch đi du lịch mùa xuân ở những nơi có phong cảnh đẹp, thậm chí là ra nước ngoài để tìm hiểu về những nền văn hóa khác, hoặc tìm một chốn thanh bình để nghỉ ngơi sau một năm lao động đầy mệt mỏi. Nhưng tôi lại chỉ muốn về với Mẹ.

Sinh viên Việt Nam tại Nga chung vui đón Tết cổ truyền

Chương trình diễn ra vào thời điểm đầu xuân, mang không khí đầm ấm, phấn khởi của Tết Việt đến với các sinh viên Việt Nam đang phải sống xa nhà.

Đừng mải vui Xuân

Theo lịch hẹn, sáng nay, ông Điều dậy sớm tất tả đạp xe lên thị xã để giải quyết nốt thủ tục hành chính.

Tết ấm nơi xóm nghèo

Mưa phùn lất phất, các gia đình ở xóm bờ sông rục rịch dọn nhà chuẩn bị đón Tết. Vợ chồng ông Bửu, bà Giang cũng khệ nệ khiêng mấy thứ đồ cũ hỏng ra sân, gọi người đến thanh lý. Mấy chiếc quạt cũ, máy bơm nước hỏng, mớ chai lọ, giấy má đem bán chẳng được nhiều nhặn gì, nhưng 'của ít, lòng nhiều', ông bà vẫn gom góp chút tiền để ủng hộ mấy gia đình nghèo trong xóm.

Thiếu an toàn

Hai cô gái mặc áo khoác sẫm mầu sánh vai đi trên hè đường Trần Phú (quận Hà Ðông). Chợt nghe tiếng động phía sau lưng, các cô giật mình ngoảnh lại. Một chiếc chổi lăn sơn nằm chỏng chơ cách chỗ các cô chỉ vài ba bước chân. Ở phía trên cao, một chàng trai mặt tái đi, bám chặt tay vào khung giàn giáo lênh khênh. Vài người khác líu tíu kéo anh ta đưa vào phía bên trong tòa nhà. Thì ra, trong lúc quét sơn ngôi nhà, do mải ngắm hai cô gái trẻ đi bên dưới mà anh thợ lơ đễnh làm rơi đồ, rồi trượt chân, suýt ngã. Thao tác công việc trên cao, mà người thợ thiếu cẩn trọng, lại chưa được trang bị đồ bảo hộ, dây chằng và thiết bị che chắn khác.

Thơ Đỗ Minh Dương

Tiếng chim miệt vườn

Chuyện rắc rối

Sớm tinh mơ, hàng xóm láng giềng đã thấy cụ Lanh í ới hối thúc con cháu dậy chuẩn bị làm lễ cúng 'cô hồn'. Nghe đâu, tuần trước, bà Nhan, bà Dược, hai con dâu của cụ Lanh, líu tíu rủ nhau đi xem bói, rồi nghe thầy phán: 'Tháng Bảy cô hồn, họ mạc vướng hạn nên phải làm lễ thỉnh giải cho chu đáo!' Thầy còn thủng thẳng bảo: 'Bấy lâu nay, gia tộc chưa thật sự thành tâm cúng lễ, nhiều khi thắp hương hoa quả sơ sài nên đường hướng tương lai của dòng họ chưa được mở mang sáng láng'.

Thêm một lần học phí

Sẩm chiều, đi bộ cùng mấy người bạn về, ông Khởi khuấy cốc bột sắn dây, thong thả nhấp từng ngụm nhỏ. Xong việc 'tẩm bổ', ông lên phòng lấy quần áo vào buồng tắm táp. Đứng dưới vòi sen, vừa kỳ cọ ông vừa nghĩ: Đời mình thế này cũng mãn nguyện. Nhà cửa tuy không biệt thự nhưng cũng nhà lầu, con cái có công việc ổn định trong cơ quan nhà nước. Hai vợ chồng thằng cả cùng hai cháu nội ở với ông, còn em nó ở nhà chồng cũng khá đầy đủ. Chúng nó chưa mua được ô tô nhưng đứa nào cũng có xe máy loại đắt tiền. Các cháu nội ngoại khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Duy có điều làm ông buồn mãi là cứ mỗi lần nghĩ đến bà ấy ông lại ngẩn ngơ thương nhớ. Sao bà ấy lại vội bỏ ông mà đi cơ chứ. Cả đời vất vả vì chồng con đến khi được an nhàn một chút giời lại bắt đi. Đành rằng 'sinh có hạn, tử bất kỳ', giời chỉ cho sống đến đấy thôi. Khi bà ấy lâm chung, ông gắng gượng lo cho bà ấy 'mồ yên, mả đẹp' chu tất thì lăn ra ốm. Có đến gần tháng trời đánh cược với số phận để ông vục dậy. Con cháu chăm chút tận tình là liều thuốc quý an ủi tinh thần khiến ông nhanh hồi phục. Người ta bảo người già cả nghĩ quả không sai. Từ ngày bà ấy mất, ông hay nghĩ ngợi lung tung, liên tưởng chuyện nọ xọ chuyện kia, nhất là những chuyện vui buồn thời còn công tác.