'Xứ Mường' gìn giữ sắc màu văn hóa

Mường Khương, miền biên ải hũng vỹ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai, là nơi sinh sống của hơn 66.000 người dân thuộc 23 thành phần dân tộc anh em. Sự đa sắc màu ấy gợi mở về một kho giá trị văn hóa độc đáo đã và đang được gìn giữ, phát huy.

Bảo vệ di sản

Hầu như tuần nào các phương tiện thông tin đại chúng đều cảnh bảo cần bảo tồn khẩn cấp các di sản. Nước ta đã có Luật Bảo tồn di sản hơn hai mươi năm nhưng đến địa phương nào người đứng đầu ngành văn hóa đều trăn trở nhất là làm thế nào bảo vệ được di sản.

Phát triển công nghiệp văn hóa từ di sản dân tộc thiểu số

54 dân tộc anh em với những bản sắc độc đáo chính là nguồn tài nguyên phong phú để Việt Nam phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản.

Định vị thương hiệu du lịch Văn Bàn

Văn Bàn là một huyện miền núi phía tây nam, cửa ngõ của tỉnh Lào Cai. Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn nơi đây mang vẻ đẹp thuần khiết, hầu như chưa được biết đến như là một địa phương có thế mạnh du lịch. Đó vừa là lợi thế, vừa là hạn chế của Văn Bàn. Nhưng với định hướng, quy hoạch bài bản, Văn Bàn hứa hẹn trở thành một điểm đến chất lượng cao cùng với các địa chỉ hấp dẫn ở các tỉnh miền núi phía Bắc khác.

Nghi lễ cúng rừng: Nâng cao ý thức bảo vệ rừng của đồng bào Tây Bắc

Lễ cúng rừng là nghi lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Đây là hoạt động tâm linh mang tính cộng đồng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

Độc đáo lễ cúng rừng với lời thề bảo vệ rừng của người Jrai

Bên ghè rượu cần thơm nồng cùng các lễ vật cúng, già làng người Jrai ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (Gia Lai) đọc lời thề khấn rừng, giữ rừng. Nghi lễ cúng rừng nhằm tạ ơn thần rừng đã che chở, cung cấp lương thực, thực phẩm hàng ngày nuôi sống bà con dân làng. (CLO) Bên ghè rượu cần thơm nồng cùng các lễ vật cúng, già làng người Jrai ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (Gia Lai) đọc lời thề khấn rừng, giữ rừng. Nghi lễ cúng rừng nhằm tạ ơn thần rừng đã che chở, cung cấp lương thực, thực phẩm hàng ngày nuôi sống bà con dân làng.

Lời hứa bảo vệ rừng trong nghi lễ truyền thống của người Jrai

Những ngày cuối tháng 3, người dân các làng Jrai ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ cúng Thần rừng truyền thống của dân tộc Jrai. Lễ cúng thể hiện mong muốn Thần rừng che chở, mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn bộ người dân.

Tây Bắc, vùng văn hóa đa sắc tộc

Ngày nay, mỗi khi nghe danh từ riêng 'Tây Bắc', như một phản xạ tự nhiên, ai trong chúng ta cũng nghĩ đến một vùng văn hóa với loài hoa ban bình dị như cuộc sống nghìn đời của người dân sơn cước.

Nà Hẩu (Văn Yên - Yên Bái) nét riêng trong phát triển du lịch

Tết rừng Nà Hẩu năm nay được tổ chức gắn với Ngày hội văn hóa dân tộc Mông. Trong 2 lễ hội, nhiều du khách đã tìm đến với Nà Hẩu để tìm hiểu về nét độc đáo trong Tết rừng Nà Hẩu và trải nghiệm nhiều mô hình, hoạt động đậm bản sắc dân tộc của người Mông nơi dây.

Hà Giang: Rực rỡ mùa cải vàng Nà Thác

Khi xuân sang cũng là lúc những thửa ruộng bậc thang ở Nà Thác (Phương Độ, Hà Giang) bừng lên sắc vàng rực rỡ của hoa cải.

Nét văn hóa giữ rừng của người Mông Nà Hẩu

Nà Hẩu là xã đặc biệt khó khăn nằm trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đây là nơi định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Mông. Cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn, song các thế hệ bà con nơi đây vẫn nỗ lực cùng nhau bảo vệ và giữ rừng bằng cách của mình và bằng cái tình đối với rừng.

Đồng bào Mông Tả Văn Chư (Bắc Hà) gắn bảo vệ rừng với phát triển du lịch

Ngày cuối tháng Giêng Âm lịch, người Mông Tả Văn Chư (Bắc Hà) tổ chức lễ cúng thần rừng để gắn bảo vệ rừng với phát triển du lịch.

Độc đáo Lễ cúng rừng của đồng bào dân tộc Nùng (Mường Khương)

Trong không khí trang nghiêm thành kính, sáng 19/2 (tức ngày 29/1 âm lịch), đồng bào dân tộc Nùng thuộc thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương đã cùng nhau tụ họp và tổ chức Lễ cúng rừng trên đỉnh núi thiêng Long Sơn.

Độc đáo Lễ hội cúng rừng Nà Hẩu

Trong hai ngày 18 và 19/2 (tức 28 và 29 tháng Giêng Quý Mão), UBND xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) tổ chức Lễ hội cúng rừng (Tết rừng) năm 2023.

Người Hà Nhì vui Tết thiếu nhi đầu năm mới

Ngày 5/2 (15 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), người Hà Nhì các thôn, bản trên vùng cao huyện Bát Xát tưng bừng tổ chức ngày Tết thiếu nhi (Dứ Dò Dò), cầu mong thần linh ban cho trẻ em và bà con trong thôn một năm dồi dào sức khỏe, may mắn, bình an. Đây là ngày tết truyền thống diễn ra sau lễ cúng nguồn nước, cúng rừng trong dịp tết Gạ Ma O đầu năm mới của người Hà Nhì.

Phát huy tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến

Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa sắc màu. Đến nay, đa số người DTTS vẫn theo tín ngưỡng truyền thống, thờ cúng tổ tiên, thờ đa thần với quan niệm 'vạn vật hữu linh' và các hình thái tôn giáo sơ khai. Trong tiến trình phát triển của đất nước, các DTTS đã cùng nhau gìn giữ và phát huy tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Tấm lòng người thầy với học trò miền núi Si Ma Cai

Không hẹn mà gặp, khi biết chúng tôi muốn viết về gương một giáo viên hết lòng vì học trò, cả cô Nguyễn Thị Kiều Oanh, Trưởng phòng Giáo dục huyện Si Ma Cai (Lào Cai) và thầy Lã Đức Vui, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Si Ma Cai đều giới thiệu thầy giáo Nguyễn Trọng Nam, Tổ phó chuyên môn Tổ Tự nhiên, Trường THCS thị trấn Si Ma Cai.

Đầu năm làm lễ cúng rừng

Lễ cúng rừng thể hiện tình đoàn kết, chung tay bảo vệ rừng và ước mong được thần rừng che chở, ban cho buôn làng có một năm mới bình an, mùa màng bội thu.

Người dân Bảo Thắng vui hội Xuống đồng và cúng rừng cầu bình an

Ngày 26/1 (tức ngày 5 tết Quý Mão), người dân xã Phú Nhuận và xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng tổ chức Lễ hội Xuống đồng và cúng rừng cầu bình an.

Độc đáo lễ hội Căm Nung của người Lự ở Lai Châu

Trong bữa cơm ấm áp tình làng nghĩa xóm tại khu rừng cấm (rừng thiêng) của bản sau lễ cúng, mọi người cùng trao đổi, trò chuyện về mùa vụ tới, cách bảo vệ, phát triển rừng và không vi phạm hương ước của bản.

Hương ước giữ rừng

Bao năm qua, các làng thuộc xã Ia Pếch (huyện Ia Grai) và xã Kon Gang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đưa công tác bảo vệ rừng vào hương ước. Đây là 2 địa phương điển hình trong thực hiện nhiệm vụ giữ rừng, bảo vệ 'lá phổi xanh'.

Lào Cai giữ gìn và khai thác giá trị văn hóa phi vật thể

Trong các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Bát Xát là huyện vùng cao biên giới có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể mà việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lào Cai gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức sâu sắc về vấn đề này, những năm qua cấp ủy, chính quyền tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm sáng tạo và đạt được nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai.

Năm 2022 huyện Ia Grai thu hút trên 20.000 lượt khách du lịch

Chiều 17-11, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết công tác phát triển du lịch năm 2022 và định hướng năm 2023.

Giữ màu xanh cho cuộc sống

Từ thị trấn Bát Xát ngược núi theo hướng Tây trên Tỉnh lộ 156, khi qua xã Dền Sáng, người qua đường cảm thấy choáng ngợp bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ và hoang sơ của những cánh rừng già nối tiếp nhau áp sát đường lớn, rồi cả những khu rừng nằm xen khu dân cư nhưng luôn xanh tốt.

Lễ Dù su của người Mông Điện Biên

ĐBP - Dân tộc Mông là một trong số 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Dân tộc Mông có nền văn hóa lâu đời, rất đa dạng với nhiều lễ hội dân gian truyền thống như: Gầu tào, Cúng rừng, Cơm mới, Dù su,… Trong các lễ hội dân gian đó, lễ hội Dù su (lễ hội dòng họ) là một nghi lễ quan trọng, không thể thiếu của đời sống văn hóa, tinh thần dân tộc Mông.

'Thần' của tôi, xin đừng chế giễu!

Sau dịch, nhịp sống trở lại bình thường, làn sóng du lịch quay trở lại với vùng Tây Bắc. Tôi có dịp quay trở lại theo lời mời của một doanh nhân. Trong chuyến đi này tình cờ có một số bạn trẻ ở Hà Nội và các tỉnh dưới xuôi có mặt trong đoàn ghép. Tôi đồ rằng các bạn là học sinh, sinh viên, công chức đi du lịch. Ai cũng tràn đầy sức sống, ăn mặc đẹp, đầu tóc nhuộm xanh đỏ rất vui mắt. Nhưng…Rừng nguyên sinh được bảo tồn là do đồng bào dân tộc rất kính trọng, thậm chí nói cho đúng là sợ hãi các 'thần rừng, ma rừng', chính nỗi sợ hãi này đảm bảo cho an ninh cộng đồng, bảo đảm cho đời sống dân cư yên lành. Một ngày nào đó nếu có người đến nói rằng làm gì có thần linh thì hệ quả sau đó sẽ thật là tai hại, rừng sẽ hết và như thế những 'điều thiêng cũng hết'.

'Góc phố' bên sông Xanh

Trên vùng đất Tả Gia Khâu (Mường Khương) khô cằn nắng hạn, cách ngã ba sông Xanh không xa có một 'góc phố' đặc biệt, 'mọc' lên giữa đại ngàn, nép mình bên khu rừng cấm linh thiêng. Ở đó có một tộc người sinh sống lâu đời, bằng sự nỗ lực và khao khát vươn lên, họ đã và đang phác lên một dáng hình mới đầy sức sống cho dải đất vốn cằn khô, khắc nghiệt.

Nguồn 'tài nguyên' để phát triển du lịch

Lào Cai là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, với kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng và giàu bản sắc. Những năm qua, công tác nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa được đẩy mạnh, góp phần đưa Lào Cai trở thành một trong số ít tỉnh, thành phố trong cả nước bảo tồn được các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc, trong đó, số lượng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và thế giới lớn, có giá trị trở thành nguồn 'tài nguyên' quan trọng để phát triển du lịch.

Giữ rừng dựa vào cộng đồng

Lào Cai có diện tích rừng tự nhiên lớn, tập trung ở vùng cao, giao thông khó khăn. Cùng với lực lượng kiểm lâm, chính quyền xã, vai trò, kinh nghiệm của người có uy tín ở thôn, bản đã góp phần bảo vệ và phát triển rừng.