Trung Thu, chính Rằm, đường quê vắng quá, trên cao vợi trăng tròn treo tuyệt đẹp vờn trong mây. Khung cảnh ấy tự nhiên sự mệt ngơi đi, đạp nhẹ nhàng, lòng thấy thú vị.
Dù bao nhiều năm nữa bài học về sự trân quý hạt gạo như ngọc vẫn được dạy trẻ con đồng bằng, nhưng ngay từ bây giờ nhờ những con người ưu tú như giáo sư Võ Tòng Xuân đã giúp nâng cao giá trị mồ hôi nông phu trên đồng ruộng.
Suốt quá trình khẩn hoang, người dân tứ chiếng đồng bằng sông Cửu Long năm xưa không chỉ phải đối mặt với sơm lam chướng khí mà còn phải đối phó với nhiều thú dữ, trong đó có hổ (cọp). Những lưu dân tiên phong vì khiếp sợ hổ nên vừa phải tìm cách diệt hổ, vừa lập miếu thờ, thể hiện lối ứng xử hài hòa và tôn trọng thiên nhiên từ buổi đầu khai hoang, lập ấp.
Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tiểu thuyết lịch sử 'Việt Nam diễn nghĩa - Tập IV B: Bí sử Nhà Lê Sơ (1428-1527) của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2023.
Có một thi sĩ lớn ở cuối đời Trần, sang cả đời Hồ và thuộc Minh, chưa được nghiên cứu đầy đủ và xứng tầm, đó chính là ông Phạm Nhữ Dực. Các nhà biên soạn sách THƠ VĂN LÝ TRẦN (Viện Văn Học) cũng phán đoán sai về danh nhân Phạm Nhữ Dực, khi 'đoán' rằng Phạm Nhữ Dực có thể chỉ đỗ Cử Nhân và làm nghề dạy học.
Thời các chúa Nguyễn, ở Thuận, Quảng, Gia Định thông dụng tiền Khương Hy và các thứ tiền Khai Nguyên nhà Đường; Thuần Hóa, Tường Phù nhà Tống; đồng thời có lệ mỗi chúa lên ngôi thì đúc tiền đồng nhỏ, in hai chữ Thái Bình.
Nguyễn Bình Phương là cái tên đáng được nhắc tới trong bức tranh muôn màu của văn học Việt Nam đương đại. Người ta biết tới anh từ những vần thơ giàu hình ảnh, đầy màu sắc với triết lý nhân sinh dung dị. Khi Nguyễn Bình Phương đến với văn xuôi và bắt đầu thử sức với tiểu thuyết, những sáng tác của anh tạo được tiếng vang nhất định cho dù chúng được đánh giá là khó đọc.
Hiểu người để ứng xử phù hợp với người, thấu hiểu tâm địa, 'đi guốc vào bụng' kẻ thù để chiến thắng kẻ thù. Đó là bài học lịch sử cha ông ta để lại cho hậu thế.
Hình ảnh 'môi đỏ, răng đen' như một nét đẹp 'phải có' của các bà, các chị ăn trầu ngày xưa nay không còn tồn tại. Tuy nhiên, tục ăn trầu của người Việt có từ ngàn xưa thì mãi mãi còn. Nhiều người chỉ biết ăn trầu như một lẽ tự nhiên mà không hiểu vì sao lại có?
Nhớ lại, nhiều lần gặp cụ, kể chuyện về thời thành lập Đội du kích Ba Tơ, cụ cười xòa: 'Thì thanh niên lớn lên dưới ách đô hộ của Pháp và chế độ phong kiến, hiểu nỗi nhục mất nước nên tham gia cách mạng, được vinh dự đứng vào tổ chức Đảng ở quê nhà. Cơ sở bị lộ nên Pháp bắt giam ở nhà lao Di Lăng. Rồi sau hai năm mãn hạn tù, Pháp đưa về Căng An trí Ba Tơ để quản thúc'.Rồi cụ sôi nổi: 'Cái' anh 'thực dân Pháp tưởng đâu dựa vào núi non lam chướng để quật ngã anh em tù chính trị. Nhưng chúng nhầm to. Anh em mình, người đi buôn cau, người chèo đò, người đi chăn vịt kiếm sống và ngấm ngầm hoạt động, tuyên truyền với đồng bào dân tộc trong châu lỵ Ba Tơ chờ thời cơ…'. Ngày 9.3.1945, Nhật- Pháp bắn nhau, thời cơ đã tới. Những chiến sĩ cách mạng trung kiên ở Căng An Trí Ba Tơ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Quảng Ngãi cùng đồng bào các dân tộc vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền ở châu lỵ Ba Tơ.Cụ Hương say sưa: 'Hồi đó, anh em làm cách mạng là làm chính trị, chứ có ai qua trường lớp quân sự nào đâu, ngoài anh Đôn (trung tướng Nguyễn Đôn) có nghiên cứu súng ống.Vậy mà, ngày 10.3.1945, khi tước được súng địch, anh Đôn hướng dẫn là tối ngày 11.3, trong đoàn quân khởi nghĩa theo chỉ đạo của anh Phạm Kiệt (trung tướng Phạm Kiệt), anh Đôn, một số anh em, trong đó có mình đã bắn súng thị uy vào đồn. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ thành công, Đội du kích Ba Tơ được thành lập và tuyên thệ bên dòng sông Liêng rồi thẳng tiến lên núi Cao Muôn lập căn cứ. Những ngày đó, cụ Hương đã hoàn thành xuất sắc trong việc về đồng bằng kết nối đường dây, vận chuyển lương thực, vũ khí ngược sông Liêng lên bến Buông rồi chuyển lên chiến khu Cao Muôn.Rồi khi đội du kích Ba Tơ chuyển về trung châu, cụ lại đảm nhiệm chức Trung đội trưởng Trung đội Lương Ngọc Quyến, thuộc đại đội Hoàng Hoa Thám đóng quân trên núi Lớn trước khi tỏa về giành chính quyền ở Quảng Ngãi.Cụ Hương thường bảo: Mình là cái anh may mắn có mặt ở tuyến đầu của những điểm son lịch sử'. Cách mạng tháng 8.1945 thành công, nhiều thành