Nhà giáo, nhà nghiên cứu Xứ 'Mường Trong'

Xứ 'Mường Trong' là danh xưng của người Mường quần cư ở Thanh Hóa để phân biệt với 'Mường Ngoài' Hòa Bình. Cách gọi này không biết có phải chỉ đơn thuần chỉ là phân biệt ranh giới địa lý hay còn có ngụ ý rằng nơi đây là 'Mường gốc' như cách người Mường Thiết Ống - Bá Thước vẫn nhận xường Thiết Ống là 'xường gốc' chăng? Cao Sơn Hải là người con của 'Mường Trong', vùng Cẩm Thủy. Có ba địa chỉ ở Thanh Hóa người Mường quần cư đông nhất là Bá Thước, Cẩm Thủy và Ngọc Lặc. Và họ Cao là một trong những họ lớn của người Mường, thuộc dòng dõi 'lang cun'.

Lễ hội chùa Kè - nét đẹp văn hóa vùng đất cổ Mường Bi

Lễ hội chùa Kè, xã Phú Vinh (Tân Lạc) là lễ Thanh minh đầu năm, theo tiếng Mường là 'lệ tha cha chùa' được tổ chức vào ngày 16/2 âm lịch hàng năm. Trước đây, lễ hội tổ chức quy mô nhỏ. Từ năm 2017, lễ hội được tổ chức quy mô cấp xã nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, vui chơi của con dân trong vùng. Năm nay, lễ hội thu hút đông đảo Nhân dân cùng du khách thập phương về trẩy hội với nhiều hoạt động phong phú.

Nghi thức tín ngưỡng trong lễ hội Khai hạ Mường Bi

Tại huyện Tân Lạc, lễ hội Khai hạ đã được khôi phục và phát triển từ năm 2002, trở thành ngày hội lớn của nhân dân trong vùng, được tổ chức vào ngày mồng 7, mồng 8 tháng Giêng (tức ngày 6 và 7 tháng 4 theo lịch Mường Bi).

Tết cơm đe - nét văn hóa của người Mường Rậm xã Lạc Thịnh

Hàng năm, vào ngày 26/10 âm lịch, người dân Mường Rậm, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) lại tổ chức Tết cơm đe theo truyền thống.

Bảo tồn lễ hội đình Khói

Từ năm 2020, lễ hội đình Khói, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) được khôi phục lại. Đây là lễ hội lớn của cả vùng, đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân.

Độc đáo Tết cơm đe

Với đồng bào dân tộc Mường ở vùng Mường Rậm, Mường Trác, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy), có 3 dịp trọng đại nhất của một năm, đó là Tết Độc lập, Tết Nguyên đán và Tết cơm đe. Đã thành thông lệ, vào ngày 26/10 âm lịch, Tết cơm đe lại diễn ra. Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, ngày lễ trọng mang nét văn hóa độc đáo này vẫn được bà con lưu giữ.

Tổ chức xã hội cổ truyền ở Hòa Bình

Ở khu vực người Mường, nhà nóc (gia đình), họ tộc là hạt nhân cơ bản và nền tảng trong xã hội cổ truyền của người Mường ở Hòa Bình. Mỗi nhà nóc gồm cha mẹ và các con trai, gái, dâu, rể cùng sống chung dưới một mái nhà, có chung một nền kinh tế. Các nhà nóc có chung một dòng máu về phía bố, tập hợp nhau thành họ tộc, chung sức khai phá đất đai và họ tộc ấy có thể là chủ nhân duy nhất của một điểm dân cư hoặc phân tán, xen kẽ với nhiều dòng họ khác trong một động lớn mà sau này gọi là Mường, có khi tới hàng trăm làng xóm lớn nhỏ.

Con cháu nhà lang một lòng theo cách mạng

Nếu đã từng tìm hiểu về tình cảm của Bác Hồ với Nhân dân các dân tộc Hòa Bình, hẳn ai cũng biết câu chuyện Người viết thư và gửi tặng quan Phó Lang Đinh Công Phủ tấm áo trấn thủ, được bà con vùng Quảng Oai, Sơn Tây may bằng lá cờ thờ thần. Đồng chí Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Bức thư và tấm áo hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hai hiện vật quý giá này không chỉ cho thấy cái tình của Bác dành cho đồng bào, mà còn là minh chứng cho tài thu phục lòng người, dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tang ma – một nét văn hóa độc đáo của người Mường

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Vương Anh trong bộ mo sử thi đồ sộ 'đẻ đất, đẻ nước' đã từng nói: 'Đám hiếu ở Mường Vang - điểm hội tụ của văn hóa dân gian mang tính nhân văn sâu sắc'.