Vị tướng 'không quân hàm' Nguyễn Chánh

'Cuộc đời một con người mới 43 tuổi đã để lại sự nghiệp như vậy, có thể nói là một cuộc đời thật đẹp: Cuộc đời của một người cộng sản kiên cường, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc, một vị tướng có đức, có tài, một con người mẫu mực', Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết như vậy về vị tướng 'không quân hàm' Nguyễn Chánh.

Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế phối hợp với chiến trường Điện Biên (1953 - 1954)

Giữa năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có nhiều thay đổi quan trọng theo hướng thuận lợi cho ta hơn. Quân ta liên tiếp giành chiến thắng ở Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào… dồn địch vào thế bị động. Phong trào chiến tranh nhân dân phát triển mạnh ở khắp các vùng miền, vùng giải phóng được mở rộng thêm.

Quân dân Phú Yên kìm chân, chặn bước tiến quân viễn chinh Pháp

Hơn 70 năm trôi qua, những người tham gia đánh bại chiến dịch Át-lăng của thực dân Pháp năm nào, nhiều người đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến hoặc đã về với ông bà, tổ tiên; một vài người còn sống đều đã bước qua tuổi 90, như Anh hùng LLVT nhân dân Hồ Đắc Thạnh, đại tá Phan Đắc Tổng, nguyên Giám đốc Công an tỉnh…

Liên khu 5 'chia lửa' với Điện Biên Phủ

Góp phần vào thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ có công rất lớn của các lực lượng vũ trang Liên khu 5, đứng đầu là tướng Nguyễn Chánh - Bí thư Liên khu ủy, Chính ủy kiêm Tư lệnh Liên khu 5. Chưa có chiến dịch nào mà có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý đến như thế.

Nghệ thuật sử dụng lực lượng linh hoạt trong Chiến dịch tiến công ở Bắc Tây Nguyên

Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực, phá tan âm mưu lấn chiếm vùng tự do của quân Pháp, mở rộng vùng giải phóng về phía Tây, nối Liên khu 5 với Hạ Lào; cùng các chiến trường Trung Lào, Hạ Lào phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, Liên khu ủy và Đảng ủy, Bộ tư lệnh Liên khu 5 quyết định mở Chiến dịch tiến công ở Bắc Tây Nguyên (gồm hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai). Chiến dịch diễn ra rất khẩn trương, quyết liệt với nét đặc sắc về nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng tác chiến linh hoạt.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và những kỷ niệm còn mãi

Thời kỳ hoạt động sôi nổi ở Thừa Thiên Huế những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí Hoàng Anh (1912-2016) - nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ có nhiều kỷ niệm sâu sắc với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Sinh thời, ông từng nhiều lần kể lại với niềm xúc động và sự cảm phục vẹn nguyên.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, tấm gương người cộng sản kiên trung

Trong hơn 30 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn có mặt ở những nơi gian khổ, ác liệt nhất, không ngừng cống hiến, hy sinh trọn đời cho lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Ðảng và dân tộc.

Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ huy xuất sắc của Quân đội

Với tư duy nhạy bén, sáng tạo, sự nhạy cảm, tinh thông về chính trị và phương pháp, tác phong dân chủ, sâu sát, tỉ mỉ, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm... Đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao phó trọng trách ở những giai đoạn, thời điểm có tính bước ngoặt đến quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội đã nói lên phẩm chất, năng lực của nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ huy xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1-1-1914 / 1-1-2024): Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - tấm gương người cộng sản kiên trung

Trong hơn 30 năm hoạt động cách mạng, được Đảng, Quân đội giao nhiều nhiệm vụ quan trọng trên nhiều cương vị trọng yếu, đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn có mặt ở những nơi gian khổ, ác liệt nhất, không ngừng cống hiến, hy sinh trọn đời cho lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng. Cuộc đời hoạt động cách mạng hết mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã để lại cho các thế hệ sau một tấm gương người chiến sĩ cộng sản kiên trung mẫu mực.

Gặp mặt kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình

Chiều 27/3, Đảng ủy Khối các cơ quan (KCCQ) tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng bộ KCCQ tỉnh Hòa Bình (27/3/1958 - 27/3/2023) và sơ kết 2 năm việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tới dự và chúc mừng có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Phát huy truyền thống 65 năm, Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Bùi Đức Hinh Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (HBĐT) - Do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, ngày 27/3/1958, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành Quyết nghị số 26-QN/TU thành lập Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Dân, Chính, Đảng căn cứ tỉnh Hòa Bình, thay cho Ban Chấp hành Liên chi A, B, C (Đảng bộ Đảng đoàn Mặt trận - Thanh - Nông - Phụ, gọi tắt là Liên chi A; Đảng bộ Đảng đoàn Chính quyền, gọi tắt là Liên chi B và Đảng bộ Đảng đoàn các Ban chuyên môn của Tỉnh ủy, gọi tắt là Liên chi C).

Xứng đáng với truyền thống vẻ vang 'Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, trung thực, liêm khiết, kỷ cương và tận tụy'

Ngày 16.10.1948, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, quy mô và tổ chức hoạt động của Đảng, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ban hành Quyết nghị số 29-QN/TW thành lập Ban Kiểm tra Trung ương Đảng do đồng chí Trường Chinh- Tổng Bí thư của Đảng ký. Sau đó, các Ban Kiểm tra của khu ủy, liên khu ủy lần lượt được thành lập và một số tỉnh ủy thành lập Ban Kiểm tra ở cấp mình. Qua 74 năm hoạt động và trưởng thành, ngành Kiểm tra Đảng đã khẳng định được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng và xứng đáng với truyền thống vẻ vang 'Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, trung thực, liêm khiết, kỷ cương và tận tụy' do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tặng ngành Kiểm tra Đảng.

Chủ tịch nước dự Hội thảo khoa học 70 năm Chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan

Ngày 23-9, tại TP Đà Nẵng, Thành ủy Đà Nẵng phối hợp với Viện Lịch sử Quân sự và Bộ tư lệnh Quân khu 5 tổ chức Hội thảo khoa học '70 năm Chiến thắng Đồn Nhất-Hải Vân Quan (25-9-1952 / 25-9-2022)-Dấu ấn lịch sử, kinh nghiệm về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân'.

Quảng Nam: Cây cổ thụ, cây gỗ quý ken đặc trong 'rừng bác Năm Công'

Khu rừng già nguyên sinh hàng trăm năm tuổi tại căn cứ Liên khu ủy và Ban Quân sự khu V đang được người dân và ngành chức năng bảo vệ nghiêm ngặt. Khu rừng này gắn liền hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công.

Chính trị - Xã hội Theo dòng thời sự Chiếc áo bông Bác tặng

TTH - Tháng 5 về, nhìn chiếc áo bông Bác Hồ được lưu giữ tại Phòng truyền thống Công an tỉnh, bao ký ức lại ùa về trong mỗi cán bộ, chiến sĩ nơi đây.

Trên quê hương Căn cứ Nước Là: Bỏ 'phát đốt chọc tỉa' sang 'trồng cây xây nhà'

Căn cứ Liên Khu ủy và Ban Quân sự Khu V tại thôn 2, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam hay còn gọi Căn cứ Nước Là có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ.

Những đóng góp quan trọng của đồng chí Lê Thanh Nghị trên cương vị Chính ủy Liên khu 3

Những cống hiến của đồng chí Lê Thanh Nghị đã góp phần làm cho những trang sử vẻ vang của Quân khu 3 thêm rạng rỡ.

Tư lệnh Nguyễn Chánh và Anh hùng Núp qua lời kể của Trung tướng Nguyễn Đường

Được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1955, Đinh Núp (1914-1999) là hình ảnh đại diện của những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên đứng lên chống Pháp. Tên tuổi của ông càng được nhiều người biết đến hơn thông qua tiểu thuyết 'Đất nước đứng lên' của nhà văn Nguyên Ngọc hay ca khúc 'Hát mừng Anh hùng Núp' của nhạc sĩ Trần Quý. Nhưng chuyện Đinh Núp được ông Nguyễn Chánh (1914-1957), Bí thư Liên khu ủy, Chính ủy kiêm Tư lệnh Liên khu 5 kiên quyết bảo vệ trong Đại hội chiến sĩ thi đua Liên khu 5 năm 1952 thì hẳn chưa nhiều người biết.

Nhớ về người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Anh Lê Thanh Nghị ra đi đã hơn 30 năm nhưng hình ảnh người lãnh đạo tiền bối, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống mãi trong lòng tôi.

Đồng chí Lê Thanh Nghị - Một cuộc đời cách mạng bản lĩnh và kiên trung

Suốt cuộc đời mình, không chỉ trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; hiên ngang, anh dũng trước kẻ thù, đồng chí Lê Thanh Nghị còn là tấm gương tiêu biểu của người cộng sản luôn thực hành cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị, yêu thương bạn bè, bao dung, độ lượng với anh em, cán bộ cấp dưới và gần gũi đồng bào, đồng chí.

Ðảng bộ huyện Tuần Giáo 70 năm xây dựng và trưởng thành

ĐBP - Tuần Giáo là địa bàn chiến lược quan trọng và là huyện 'cửa ngõ' phía Nam của tỉnh. Bao đời nay, đồng bào các dân tộc trong huyện luôn có tinh thần yêu nước sâu sắc; đoàn kết đồng lòng chống kẻ thù xâm lược qua các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ rồi mang tinh thần 'Ðiện Biên Phủ' vào thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng xây dựng và phát triển quê hương. Nhiều địa danh của Tuần Giáo ghi dấu ấn góp phần vào trang sử hào hùng của dân tộc. Xã Pú Nhung là căn cứ chống thực dân Pháp gắn với tên tuổi của Anh hùng lực lượng vũ trang Vừ A Dính; Anh hùng quân đội Sùng Phái Sinh; hang Thẩm Púa (xã Chiềng Sinh) là đại bản doanh của Bộ Chỉ huy chiến dịch Ðiện Biên Phủ trước khi chuyển về Mường Phăng.

Bài 2: Không có gì lớn hơn Nhân dân

Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn chính bởi sự kết hợp hài hòa giữa dân tộc với quốc tế, giữa giai cấp với nhân loại, giữa truyền thống với hiện đại trên cơ sở chủ nghĩa nhân văn vì hạnh phúc và sự hoàn thiện của con người. Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2020), Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu tới bạn đọc loạt ghi chép Văn hóa Hồ Chí Minh sáng mãi với đời thường.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chánh

Sáng 1.8, tại Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chánh ở xã Tịnh Hà, Huyện ủy Sơn Tịnh đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chánh- Nguyên UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Chủ nhiệm Tổng Cục cán bộ, Bộ Quốc phòng (1.8.1914-1.8.2014).