Hôm nay 29/12/2020, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hồ Xuân Hiếu cho biết, hội phối hợp với Hội LHTN tỉnh vừa tổ chức khánh thành và bàn giao 3 công trình 'Nhà nhân ái' cho 3 hộ gia đình tại huyện Đakrông và Hướng Hóa có nhà bị trôi trong đợt lũ lụt tháng 10 vừa qua.
Đến các bản làng ở tỉnh Quảng Trị hôm nay, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Không còn lầm lũi trong đói nghèo, lạc hậu, người Vân Kiều, Pa Kô đã tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản, giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Tỉnh Quảng Trị vẫn còn hàng chục nghìn hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt, do các công trình cấp nước bị hư hỏng bởi các trận lũ lụt vừa qua, chưa thể khắc phục.
Sáng 27-11, tại thành phố Đông Hà, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị thúc đẩy phục hồi sản xuất nông nghiệp khu vực miền trung sau thiên tai. Đây là hội nghị rất quan trọng, có đầy đủ các thứ trưởng của bộ và lãnh đạo sáu tỉnh bị thiệt hại nặng tham dự.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, vào rạng sáng 15-11 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 13, đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11. Vùng ven biển có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Thành phố Đông Hà gió giật cấp 7.
Trước khi bão số 13 đổ bộ vào đất liền, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị tiếp tục sơ tán người dân ở các vùng nguy hiểm đến các địa điểm an toàn, nếu cần thiết phải tiến hành cưỡng chế để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản nhân dân.
Tại Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế đã xuất hiện mưa lớn, lực lượng chức năng và người dân vẫn đang khẩn trương phòng chống bão.
Ngày 14/11, chính quyền các địa phương trong tỉnh Quảng Trị cùng người dân đang khẩn trương thực hiện công tác ứng phó với bão số 13.
Lực lượng chức năng cùng người dân tỉnh Quảng Trị đang khẩn trương chằng chống nhà cửa, sơ tán dân đến nơi an toàn trước khi bão số 13 đổ bộ.
Ngày 13/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã ký ban hành Công điện khẩn về ứng phó với bão số 13 và mưa lũ.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 13 có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, ngày 13-11, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng đã ban hành công điện về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão.
Trong những ngày mưa lũ hoành hành, các em không thể về nhà, bếp lửa đã không tắt trong trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông.
Nhiều trường lớp tại Quảng Trị còn ngổn ngang, bề bộn do hậu quả của các đợt bão, lũ khi các công trình của trường bị sập, tốc mái, hư hỏng nặng, chìm sâu trong nước, lũ bùn.
Cuối năm 2016 hai thôn Trỉa và Cát thuộc xã Hướng Sơn (Hướng Hóa) có điện. Đây là hai thôn cuối cùng ở địa bàn miền núi xa xôi, hiểm trở nhất của tỉnh Quảng Trị được hòa lưới điện quốc gia. Bao nhiêu năm chỉ có ánh đèn dầu, từ đây cuộc sống của người dân bắt đầu có sự đổi thay.
Lũ chồng lũ, bão chồng bão, sạt lở đất và lũ quét xảy ra liên tiếp ở Quảng Trị đã khiến hệ thống đường giao thông, nhất là những tuyến đường huyết mạch độc đạo, cùng với công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, đê kè bị phá hủy nghiêm trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông, cứu trợ, cứu hộ cứu nạn và khôi phục sản xuất.
Với tinh thần 'Vì Nhân dân phục vụ', lực lượng Công an trong toàn tỉnh đã nỗ lực giúp đỡ Nhân dân phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Những việc làm thiết thực, kịp thời và hiệu quả của lực lượng Công an ghi đậm dấu ấn trong lòng người dân, trong đó phải kể đến vai trò của lực lượng Công an xã chính quy.
Sau mưa lũ, lực lượng xử lý bom mìn đã di chuyển được 5 quả bom MK 82 cùng 9 quả đạn pháo đến nơi an toàn để hủy nổ, 2 quả bom còn lại đang được tiếp cận, xử lý.
Chiều 26/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã ký ban hành Công điện khẩn triển khai ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 9.
Trận lũ lớn trên diện rộng những ngày qua đã khiến trên 40.000 hộ dân bị ảnh hưởng, nhiều vùng dân cư bị ngập sâu trong nước. Lũ lớn đổ về đã cuốn theo nhiều thứ rác thải kết hợp với rác thải trong khu dân cư đã khiến môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt, sức khỏe người dân bị ảnh hưởng. Ngay sau khi nước lũ rút dần, các đơn vị, sở, ngành, địa phương cùng lực lượng chức năng và người dân trên địa bàn toàn tỉnh đã khẩn trương tiến hành vệ sinh môi trường, tăng cường kiểm soát dịch bệnh nhằm ổn định đời sống cho Nhân dân...
Từ tối qua đến sáng nay (16/10), tại tỉnh Quảng Trị có mưa lớn trên diện rộng gây ngập lụt trở lại ở nhiều địa phương.
Ngày 14-10, miền Trung ngớt mưa, nước lũ cũng bắt đầu rút dần. Thời điểm này, khi mà người dân vơi đi nỗi lo mất mạng dưới dòng nước xiết thì cũng là lúc họ đối diện với hiện thực trắng tay bởi bão lũ đi qua, những gì để lại chỉ là đống hoang tàn, đổ nát...
Ngày 13/10, các địa phương miền Trung tiếp tục nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, đặc biệt là vụ sạt lở tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên - Huế) khiến 30 người mất tích.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, sáng 13/10, lũ trên các sông, nhất là sông Thạch Hãn và Ô Lâu đang xuống chậm sau khi đạt đỉnh trên báo động 3.
Tối 11/10, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị, tỉnh đã có 6 người chết do mưa lũ, tăng 3 người so với ngày 10/10.
Trong các ngày từ ngày 6 đến 10/10, lượng mưa đo được trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phổ biến từ 700-900mm, một số nơi đã vượt 1.000mm, có 6 người đã thiệt mạng vì mưa lũ.
Những con số thiệt hại, thương vong do mưa lũ tại miền Trung ngày càng tăng. Lực lượng công an và chính quyền, các cơ quan chức năng đang ngày đêm căng mình giúp dân nhằm hạn chế thiệt hại, mất mát.
Tham gia cuộc thi 'Dự án tình nguyện' năm 2020 do Trung ương Đoàn tổ chức, dự án 'Vòng tròn kết nối' đã được rất nhiều người quan tâm, chú ý. Phóng viên Báo Quảng Trị vừa có cuộc trò chuyện với NGUYỄN ĐỨC THÙY ANH, một bạn trẻ Quảng Trị, là người sáng lập dự án ý nghĩa này.
Theo người dân Quảng Trị, đợt mưa lũ này có thể là lớn nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây, nước lũ nhấn chìm hầu khắp các khu dân cư thuộc huyện Triệu Phong như Triệu Long, Triệu Giang, Triệu Thuận.
Những ngày này, người dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam… đang phải oằn mình chống chọi với lũ dữ.
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến sáng 8/10, mưa lũ đã làm 5 người bị chết, trong đó tại tỉnh Quảng Trị 1 người chết; tại tỉnh Gia Lai 2 người chết, tại tỉnh Lào Cai 2 người chết.
Mưa lớn kéo dài trong hai ngày 6 và 7/10 đã khiến nhiều địa phương ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam ngập trong nước lũ.
Mưa lớn kéo dài trên diện rộng khiến nhiều khu vực ở huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa (Quảng Trị) bị ngập, giao thông chia cắt.
Từ tối 6/10 đến chiều 7/10, do ảnh hưởng của vùng thấp, địa bàn tỉnh Quảng Trị có mưa to đến rất to, nhất là ở hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa.
Trưa 18/9, bão số 5 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tại Quảng Trị, cơn bão này đã gây ra một số thiệt hại ban đầu.
Chiều 18/9, ông Hồ Văn Nhiếp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tà Rụt, huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, chính quyền địa phương đã huy động tối đa lực lượng để tìm kiếm một người bị nước lũ cuốn mất tích.
Ảnh hưởng của bão số 5 khiến nhiều khu vực ở huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa (Quảng Trị) bị ngập cục bộ, giao thông chia cắt.
Tỉnh Quảng Trị yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục chỉ đạo, cắt cử lực lượng túc trực 24/24h, triển khai các phương án phòng chống bão số 5.
Bão số 5 gây mưa với lượng mưa phổ biến từ 50-150mm trên địa bàn Quảng Trị, trong khi đó, từ tối 17/9 đến sáng 18/9, một số địa phương trong tỉnh Nghệ An đã có mưa, có nơi mưa to.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị, trong sáng 18/9, bão số 5 đã gây gió mạnh tại các khu vực ven biển của tỉnh. Cụ thể, tại huyện đảo Cồn Cỏ, gió cấp 8, giật cấp 9, vùng ven biển gió cấp 9, giật cấp 11.
Ngày 29/8, ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2019-2020 và triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021.
Bén duyên với công tác Mặt trận ngay từ khi tỉnh Quảng Trị mới được lập lại, sau hơn 30 năm công tác, dấu chân ông đã in đậm trên mọi nẻo đường của những bản làng xa xôi ở huyện miền núi Đakrông. Đó là ông Hồ Văn Bền, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Một số vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Trị đang 'trống' nhiều tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới như tiêu chí giao thông, hộ nghèo...
Năm 2020 ghi dấu mốc 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (12/7/1995-12/7/2020) và cũng là 25 năm Tổ chức Peace Trees VietNam - Cây Hòa Bình Việt Nam (PTVN) được thành lập.