Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong 23 năm, điều này tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam và khu vực Đông Nam Á?
Mặc dù lãi suất của Mỹ dự kiến vẫn ở mức cao, nhưng sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã giúp các ngân hàng trung ương khu vực tự chủ hơn trong việc cắt giảm lãi suất dựa trên tình hình trong nước của họ
Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.
Infographic dưới đây thống kê những công ty có giá trị nhất tại từng quốc gia Đông Nam Á, dựa trên vốn hóa thị trường được tính đến ngày 18/4/2024…
Trong quý I/2024, Indonesia tăng trưởng 5,11%, vượt mức 5% mà các nhà kinh tế dự đoán trước đó và cao hơn mức 5,04% đạt được trong quý IV/2023.
Tỷ giá bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi mặt bằng lãi suất nhích dần lên. Mặt bằng lãi suất quá thấp thời gian qua đã tác động bất lợi tới tỷ giá, buộc nhà điều hành phải đặt hai yếu tố này lên bàn cân.
Ngày 24/4, Ngân hàng trung ương Indonesia (Bank Indonesia) đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 7 năm.
Sự mạnh lên của đồng USD là mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, gây ra hồi chuông cảnh báo không chỉ với các nền kinh tế mới nổi mà còn ở các nước công nghiệp phát triển tiên tiến.
Tiêu dùng tại các nền kinh tế Đông Nam Á được dự báo sẽ suy giảm trong năm nay do tiền lương tăng chậm và lạm phát còn cao. Tuy nhiên, đã xuất hiện những lời kêu gọi các ngân hàng trung ương ở trong khu vực cắt giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế...
Quan chức Ngân hàng Trung ương Indonesia cho biết tính đến tháng 11/2023, nợ nước ngoài của quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận mức 400,9 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022.
Indonesia tiếp tục nỗ lực nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD thông qua việc mở rộng hợp tác giao dịch thương mại song phương bằng đồng tiền mỗi nước hoặc các giao dịch bằng đồng nội tệ (LCT).
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/12.
Chính phủ Indonesia cho biết sẽ thành lập 'Quỹ du lịch Indonesia' vào năm 2024, đồng thời đưa ra 8 giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy 'ngành công nghiệp không khói' ở nước này.
Indonesia và Singapore nhất trí tích hợp hệ thống thanh toán bằng mã QR để tạo thuận lợi cho các hoạt động thanh toán xuyên biên giới cũng như thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện đang dẫn đầu về chuyển đổi kinh tế số ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những nỗ lực chuyển đổi số giúp ASEAN mở rộng thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế.
Các nhà giao dịch toàn cầu đang chuẩn bị cho một tuần biến động mạnh về giá cả khi xung đột tiếp diễn ở Trung Đông thúc đẩy nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn, khiến các nhà đầu tư xem xét lại quan điểm của họ về lãi suất của các nền kinh tế.
Các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đang sử dụng những công cụ khác ngoài việc tăng lãi suất để bảo vệ đồng tiền của họ trước sự tăng giá của đồng USD.
Sự tăng vọt của đồng đô la Mỹ và việc Trung Quốc bảo vệ đồng nhân dân tệ đang buộc các ngân hàng trung ương châu Á tăng cường can thiệp vào đồng nội tệ đang suy yếu.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, trong nỗ lực tăng cường hợp tác tài chính khu vực, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhóm họp tại thủ đô Jakarta.
Việt Nam sẽ cùng Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Singapore nỗ lực kết nối hệ thống thanh toán xuyên biên giới, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống mã QR cho các giao dịch bán lẻ.
AFMGM lần thứ hai năm 2023 nhằm mục đích theo dõi và cập nhật tiến độ đạt được trong việc thực hiện các nội dung kinh tế ưu tiên (PED) và thảo luận các vấn đề được các nước thành viên ASEAN quan tâm.
Theo số liệu chính thức của cơ quan thống kê Indonesia ngày 7/8, nền kinh tế nước này tăng trưởng 5,17% trong quý 2/2023 so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn ngưỡng 5,04% đã điều chỉnh trong quý đầu năm.
Xu hướng khu vực hóa chuỗi cung ứng đã diễn ra trong những năm gần đây và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sang các nền kinh tế ASEAN đang tăng tốc.
Khoảng 71 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) ở Đông Nam Á, trong đó có 62 triệu doanh nghiệp ở Indonesia, đang chật vật đối phó với lãi suất cao, khiến lợi nhuận suy giảm. Theo tính toán của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), khi lãi suất chuẩn tăng 1% thì lợi nhuận của các doanh nghiệp này giảm 0,5%, nhưng tỷ lệ phá sản tăng đến 10%.
Khi đối đầu địa chính trị Mỹ – Trung ngày một gia tăng, Mỹ và đồng minh phương Tây đã thực hiện chiến thuật 'tách rời' nhằm tránh phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Trên thực tế, một phiên bản 'tách rời' đã diễn ra trong thế giới của các ngân hàng trung ương.
3 thách thức kinh tế chính đối với Chính phủ Indonesia đã được nhấn mạnh trong cuộc khảo sát gần đây của Viện nghiên cứu Yosof Ishak - ISEAS (Singapore), cụ thể là kiểm soát lạm phát, tạo cơ hội việc làm thông qua đầu tư và duy trì tăng trưởng.
Thanh toán đa phương bằng ASEAN QR Code được cho là một bước quan trọng trong việc tạo ra một thị trường chung thật sự cho khối ASEAN .
Những người đầu cơ giá lên ở thị trường mới nổi vẫn lạc quan về thị trường chứng khoán khu vực này ngay cả sau khi đợt phục hồi mở cửa trở lại được kỳ vọng mạnh mẽ của Trung Quốc đã thất bại.
Chính quyền Bali đưa ra các quy định dành cho du khách nước ngoài trong bối cảnh những hành vi phá hoại ngày càng gia tăng.
Các quốc gia thành viên ASEAN đang thúc đẩy kết nối thanh toán trong khu vực bằng cách tận dụng các cơ hội mới do đổi mới sáng tạo mang lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán xuyên biên giới liền mạch và an toàn, khuyến khích sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch trong khu vực.
Chính quyền tỉnh Bali (Indonesia) tuyên bố sẽ có biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm vào khách du lịch nước ngoài sử dụng tiền điện tử làm phương tiện thanh toán tại các khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, trung tâm mua sắm và những nơi khác.
Các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí thành lập một Nhóm công tác chịu trách nhiệm nghiên cứu tính khả thi, lợi ích, thách thức và phương thức thực hiện Khung giao dịch tiền tệ địa phương ASEAN.
Với tăng trưởng GDP ở mức 3,32%, kinh tế Việt Nam đứng thứ tư trong khối các nước ASEAN-6 về kết quả tăng trưởng kinh tế trong quý 1/2023.
Hầu hết các quốc gia chưa công nhận tiền điện tử là một phương thức thanh toán, và đang có nhiều chính sách khác nhau với loại tiền này ...
Một khảo sát gần đây tại Indonesia cho thấy hầu hết người dân sẵn sàng ra đường mà không cầm theo đồng tiền mặt nào. Đơn giản vì tất cả đã có các phương tiện thanh toán số hóa, thậm chí cả người hát rong ven đường cũng sử dụng hệ thống thanh toán mã QR để người đi đường có thể quét tiền 'tip'.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia - nước giữ vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2023, cho biết tổ chức này sẽ thúc đẩy lộ trình mở rộng kết nối thanh toán khu vực tới tất cả các nước thành viên.
Các ngân hàng trung ương của Hàn Quốc và Indonesia đã ký một biên bản ghi nhớ để thúc đẩy thương mại song phương bằng tiền tệ quốc gia, loại bỏ đồng USD.
Ngân hàng Trung ương hai nước Thái Lan và Trung Quốc đang tiến hành thảo luận về việc đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng các đồng bạt và nhân dân tệ trong thanh toán thương mại để giảm thiểu nguy cơ về tỷ giá hối đoái trong bối cảnh đồng USD đang tiếp tục biến động.