Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư nhấn mạnh tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài.
Gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ những hạn chế kéo dài và gợi mở một số việc cần làm ngay của ngành giáo dục.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, vấn đề về nhân lực và đổi mới giáo dục đào tạo đòi hỏi sự chung sức đồng lòng, quyết tâm rất lớn của đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Sự độc lập, tự chủ, chủ động, sáng tạo của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh dựa trên mạch nguồn chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với khát vọng 'ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành'. Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã rút ra những lý giải sâu sắc, mới mẻ và mang tính đột phá trong cuộc hành trình tìm đường lối đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu giành độc lập và tự do cho Nhân dân ta.
Văn hóa là một yếu tố quan trọng xác định đạo đức lối sống giá trị tốt đẹp, lòng tự hào dân tộc, văn hóa lan tỏa sức mạnh sinh lực để kinh tế xã hội phát triển. Theo Thạc sĩ Trần Thị Thu Hằng, đại biểu Quốc hội tỉnh Đắc Nông, để Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa mở ra một giai đoạn mới cần có những mục tiêu cụ thể.
Hằng năm, khi tiết trời sang thu, trong lòng mỗi người dân Việt Nam lại tràn ngập cảm xúc về một quá khứ đấu tranh gian khổ, nhưng cũng đầy ắp niềm tự hào dân tộc. Khắp mọi nẻo đường quê hương và phố phường rợp ánh cờ sao vàng tung bay trong gió, làm sống dậy khí thế hào hùng của 79 năm trước.
Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá giúp mỗi người dân Việt Nam hiểu, ý thức được về giá trị của độc lập và niềm tin vào Đảng.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dẫn tới việc khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc ta và có ý nghĩa quốc tế sâu sắc. Đây là sự kiện trọng đại mở đầu cho một thời đại mới, là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn các nhà báo: Trước khi cầm bút phải tự đặt câu hỏi: 'Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?'. Có chừng đó thôi nhưng vô cùng sâu sắc, bởi đó chính là mục đích, động cơ làm báo. Trả lời thấu đáo các câu hỏi đó, bài báo sẽ có chất lượng tốt.
Cụ Nguyễn Văn Tố (1889 - 1947) người giữ trọng trách Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đầu tiên, trong giai đoạn đầu thành lập Quốc hội, đặt nền móng cho tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam sau này.
Từ trong trái tim mình, tôi vẫn muốn gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu là 'thầy Thành'. Bởi Bác vẫn luôn là một người thầy với đầy đủ ý nghĩa, nhất là khi được ôn lại, được nhắc lại những việc Người đã làm đối với sự nghiệp 'trồng người' của đất nước ta.
Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản, quan trọng của con người, được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ngày này năm xưa 24/2/2009, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 08/2010/TT-BCT, quy định về giá bán điện năm 2010 và hướng dẫn thực hiện.
Đề cương về văn hóa Việt Nam (năm 1943) là văn kiện mang tầm cương lĩnh của Đảng ta về văn hóa. Trong suốt hơn 80 năm qua, Đảng ta luôn kế thừa và phát huy nền tảng lý luận của văn bản quan trọng này trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam.
Cuối năm 2023, Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua nghị quyết công nhận Tết Nguyên Đán là ngày nghỉ lễ hằng năm của LHQ. Việc này không chỉ là tin mừng với hàng tỷ người trong văn hóa Đông Á mà còn làm vui lây hàng tỷ người các cộng đồng văn hóa khác. Tết ta sẽ trở nên nghi lễ không thể thiếu với toàn cầu, sánh vai cùng Tết Dương lịch và Giáng sinh.
Bất chấp lệnh cấm biển, 2 cha con ngư dân ở Quảng Bình vẫn ra khơi đánh bắt hải sản. Do sóng lớn, thuyền bị đánh chìm buộc 2 người phải vật lộn với sóng dữ bơi vào bờ.
Thấm nhuần quan điểm của dân tộc 'Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh', Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm khoa học, toàn diện, xuyên suốt về trí thức và đã sớm khẳng định vai trò quan trọng của trí thức trong sự nghiệp cách mạng: 'Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc, ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế'.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam vốn đã đầy ắp những sự kiện, nhưng nó càng trở nên phong phú, sinh động hơn bởi trong đó chứa đựng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đã 78 năm trôi qua, nhưng tầm vóc, ý nghĩa và những kinh nghiệm được đúc kết từ sự kiện lịch sử này vẫn vẹn nguyên giá trị.
Những suy diễn, nhận định không khách quan, không đúng bản chất vấn đề về Tây Nguyên và người Thượng của các thế lực thù địch là nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và chống phá Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đợt nghỉ lễ kéo dài 5 ngày vừa qua giúp mọi người nạp năng lượng tích cực để tiếp tục công việc và đạt hiệu quả cao hơn. Thế nhưng, mỗi dịp đất nước kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4) thì các tổ chức phản động, phần tử cực đoan chính trị lại rêu rao những luận điệu chống phá cũ mèm một cách dai dẳng.
Giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam vừa có ý nghĩa lịch sử mang tính bước ngoặt của giai đoạn 1943-1945 đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, vừa có tầm nhìn như là sự khai phá mở đường, đặt nền móng vững chắc...
Ngoài là một nhà giáo, nhà thơ danh tiếng, Đông Hồ còn làm báo, khảo cứu, viết văn, ký, văn học sử, văn hóa… Đông Hồ còn là chuyên gia nghiên cứu tiếng Việt, là 'sư tổ' của bộ môn Việt thư (thư pháp chữ Việt).
Khi đạo đức xã hội xuống cấp, việc bồi đắp tâm hồn, tình cảm, lối sống đẹp đẽ cho con người không thể nào tách rời việc bồi đắp và phát triển văn hóa.
Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện Đảng quan trọng đối với sự phát triển văn hóa của đất nước. Theo Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga, với những ý nghĩa to lớn và sâu sắc, Đề cương văn hóa Việt Nam cần được tuyên truyền sâu rộng, góp phần tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển của văn hóa – nguồn lực nội sinh để phát triển bền vững đất nước.
Đề cương về văn hóa Việt Nam về xây dựng một nền văn hóa mới và khát vọng chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam đã tỏa sáng những giá trị cốt lõi của một văn kiện mang tầm Cương lĩnh.
Sau 8 thập kỷ, có những nội dung và khái niệm đã thay đổi nhưng giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn vẹn nguyên ý nghĩa.
Hội thảo quốc gia 80 năm Đề cương về văn hóa (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển diễn ra sáng nay 27-2 tại Hà Nội
Ngày 27/2, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề '80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) – Khởi nguồn và động lực phát triển'.
Bộ phim nhìn lại chặng đường dài kể từ khi Bản Đề cương văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư tháng 2/1943 đến nay.
Đúng 80 năm về trước, tháng 2/1943, Đề cương Văn hóa Việt Nam - văn kiện chính thức đầu tiên về công tác văn hóa, văn nghệ do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Cho đến nay, giá trị và tính hiện thực của bản Đề cương này vẫn còn nguyên giá trị.
Chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc những tác phẩm tập thể hay vô danh (không xác định được tác giả) của nền văn học Pháp thời Trung cổ nổi tiếng.
Cách đây đúng 77 năm, vào trưa 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong thư gửi 'Quân nhân học báo', Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: 'Quân nhân phải biết võ, phải biết văn, võ là như tay phải, văn là như tay trái của quân nhân. Biết võ, biết văn, mới là quân nhân hoàn toàn. Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm'.
Từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên trì mục tiêu, lý tưởng hướng tới những giá trị văn hóa. Những mục tiêu, lý tưởng mang đậm tính văn hóa mà Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh để đạt tới làm nên những nét văn hóa của Đảng.