Nhiều ngôi làng ở Hải Dương nằm biệt lập trên bãi sông ngoài đê sông Thái Bình, sông Luộc đã vượt lên khó khăn, khoác lên mình sức sống mới.
Tháng 7 - tháng của mùa mưa vào bước đậm đà ở phương Nam, của bước chính thu ở phía Bắc, nhiều mưa gió cùng những đợt gió heo may rải đồng đầu tiên đã tràn về (ngày xưa các cụ nông dân gọi là gió treo cày (treo cày cuốc, dụng cụ lao động), se lạnh, mang tới cảm giác vừa sảng khoái, mát mẻ, vừa buồn buồn vô cớ. Tháng 7 như độ dừng, quãng nghỉ của một năm, đã đi qua những háo hức sinh sôi, bắt đầu chuyển sang vòng quay phía tích tụ, thu hoạch. Sự chuyển vần của thiên nhiên, thời tiết không ở ngoài những cảm xúc, tâm trạng con người. Ở đất nước hình chữ S nằm bên bờ Biển Đông từ khi hình thành mấy ngàn năm liên tục chịu đựng chiến tranh, bão gió này, không biết tự bao giờ, các bậc tiền nhân đã chọn tháng 7 là tháng để nhớ ghi, tri ân thành kính những đóng góp cao cả, mất mát, hy sinh. Sau này Ngày Thương binh - liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn đặt cũng vào tháng 7 (27-7-1947).
Ở quê tôi phụ nữ lớn tuổi đa phần đều nghèo và hình như bà cụ Phong cũng không ngoại lệ. Ở tuổi ngoại thất tuần, nguồn thu nhập chính của bà chỉ là con gà, mớ rau trong vườn.
36 năm ròng rã, Y tá Nguyễn Thị Xuân vẫn hết lòng với những bệnh nhân tại Trại phong Quả Cảm, người đời gọi bà bằng cái tên cay đắng: Mẹ của đàn con mắc bệnh 'hủi'.
Kỷ niệm 78 năm ngày Tết Độc lập 2/9, đồng bào các dân tộc Điện Biên càng thêm vui mừng phấn khởi, khi từ vùng thấp đến vùng cao biên giới đều dấy lên, hưởng ứng nhiệt tình, cao độ các phong trào thi đua yêu nước. Cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn của mình đăng ký, hưởng ứng 'làm hết việc chứ không phải hết giờ'. Nông dân từ vùng thấp lên vùng cao, khai thác tiềm năng lợi thế, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, mang lại giá trị kinh tế, cải thiện cuộc sống. Sức mạnh niền tin trong mỗi người dân được khơi dậy, tạo xung lực mới, đưa vị thế tỉnh nhà lên tầm cao mới, lan tỏa xa hơn.
'Mẹ của tôi không biết chữ, chưa bao giờ được cắp sách đến trường. Nhưng không hiểu sao bà thuộc toàn bộ Truyện Kiều. Sau này, khi có trong tay cuốn sách in Truyện Kiều, bà lần theo từng câu thơ đã thuộc mà nhận ra mặt chữ', nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết tại Tọa đàm 'Hình tượng người mẹ trong thi ca Việt'.
33 năm đi bộ đến điểm trường để 'gieo chữ', cô giáo 54 tuổi vẫn luyến tiếc khi tuổi xuân đi quá nhanh, mong thời gian trở lại, muốn cống hiến nhiều hơn.
'Vẫn những dãy nhà làm nên thị trấn/ Nam Sách trong tôi ngơ ngác một thời'. Nhà thơ Nguyễn Đình Xuân, quê ở huyện Nam Sách đã từng 'ngơ ngác' khi chứng kiến những đổi thay ở thị trấn, nơi phố huyện cổ sầm uất một thời.
Nghe tin ông tỷ phú Mơ sắp đi Mỹ, tôi vội phóng xe về Đông La. Thôn Đồng Nhân xã Đông La thuộc vùng đất bẩy làng La ven sông Đáy, sông Nhuệ xưa, giờ đã lên thị thành, ô tô theo đường nhựa vào từng nhà. Vào thời gian trước năm 2000, khi ông Nguyễn Văn Đường gây dựng cơ sở sản xuất mơ muối, mơ nướng xuất khẩu sang Nhật, khách buôn Trung Quốc, khách Nhật muốn về Đồng Nhân phải đi vòng vo thăm hỏi đến nửa ngày.
Tết Quý Sửu (1973) với những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong tâm trí người Hà Nội sau 12 ngày đêm kiên cường chiến đấu với những 'pháo đài bay', 'thần sấm', 'con ma' hiện đại nhất của không lực Hoa Kỳ.
Ba anh con trai học trên chúng tôi 2 lớp vào năm cuối cấp học lớp 7 đó là năm 1967-1968 (anh Minh, anh Lân, anh Luật ) học ngay trong xóm nhà gianh vách đất mà bà con trong HTX dựng cho học tạm chỗ nhà em Toán Nhuần ở bây giờ. Ba đứa con gái chúng tôi (Liên, Hòa, Yên) mới đang học lớp 5 sơ tán xuống tận Chùa Gò đi học.
Ngôi nhà là nơi ở của một gia đình, một tế bào nhỏ của xã hội. Miền núi có nhà sàn, miền xuôi có nhà đất. Ngôi nhà tranh mái rạ đó một thời thường gọi là 'nhà gianh vách đất'.
Vừa qua tháng bảy, tháng có nhiều hoạt động tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của các Anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng. Tháng Tám về, người dân cả nước lại cùng hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2022).
'Khói lam chiều' là gì nhỉ? Đó cũng chỉ một loại khói thôi mà! Nhưng với bất cứ ai đã từng sinh sống ở miền quê thì đây là một hình ảnh không thể nào quên được.
Tự hào có Khu lưu niệm Cát Tường – nơi ghi dấu Bác Hồ về thăm Hà Nam, động viên nhân dân đắp đập chống hạn cứu lúa năm 1958 nằm trên địa bàn, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương, thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những năm qua, cán bộ, đảng viên và nhân dân thôn Cao Cát, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, chung sức, đồng lòng xây dựng và đổi mới quê hương.
Vào 17 giờ ngày 14/4, sẽ diễn ra buổi khai mạc triển lãm tranh của họa sĩ Phan Cẩm Thượng, tại The Muse Artspace 47 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, kéo dài đến 9/5. Triển lãm trưng bày khoảng 20 bức tranh của ông, đa phần là khổ giấy dó 60x120 cm, lấy cảm hứng từ nhân vật thế kỷ 17. Họa sĩ trò chuyện với Thời Nay về con đường hội họa của mình.
Cùng với sự phát triển về văn minh vật chất của xã hội loài người, chợ là hình thái tất yếu phải xuất hiện, nhằm thỏa mãn những nhu cầu trao đổi sản phẩm, nhu cầu mua bán, nhằm phục vụ cho cuộc sống con người trở nên đầy đủ hơn, thoải mái hơn. Chợ gắn với sự phát triển của kinh tế, thương mại, tiền tệ, mang trong nó hình ảnh văn hóa và lịch sử của cả cộng đồng. Nhân dịp năm mới, xin được hầu chuyện độc giả về chợ trong đời sống ngôn ngữ và văn chương của người Việt.
Thầy Đông dạy môn Toán cấp II (bậc Trung học sơ sở). Thầy là người làng Mũ, xã Phượng Kỳ. Nhà thầy cách trường hai cánh đồng, hai ngôi làng và một con đò ngang ì oạp sóng vỗ mạn thuyền. Thầy ở nhà gianh vách đất đơn sơ như bao nhà khác ở nông thôn lúc bấy giờ. Tôi biết rõ điều đó vì năm 1984, tôi đã từng đến thăm thầy vào dịp lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam (ngày nay người ta gọi là Ngày Nhà giáo Việt Nam).
Mặc dù biết thời gian gần đây sức khỏe của Trung tướng Phạm Hồng Cư không được tốt, nhưng tin anh mất vẫn khiến tôi không khỏi ngậm ngùi, tiếc nhớ. Vậy là người thủ trưởng, người anh đáng kính từng có thời gian dài gắn bó với tôi khi công tác ở Quân khu 2, rồi sau này là Tổng cục Chính trị (TCCT) đã mãi mãi đi xa. Giờ đây, hồi tưởng những kỷ niệm trong những lần được trò chuyện, làm việc với anh, ngỡ như mới hôm qua vậy.
ĐBP - Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tháng cao điểm 'Vì người nghèo', 'Ngày vì người nghèo', các hoạt động hưởng ứng, ủng hộ, giúp đỡ người nghèo lại được cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp trên địa bàn toàn tỉnh đẩy mạnh với những hoạt động, việc làm thiết thực thu hút sự tham gia đông đảo của các tổ chức, cá nhân. Sự ủng hộ, giúp đỡ thiết thực bằng tinh thần tự nguyện, 'tương thân tương ái' - truyền thống bao đời của người Việt đã góp phần chung tay cùng cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội chăm lo để người nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn.
ĐBP - Bằng sự đóng góp, ủng hộ của đông đảo cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài tỉnh, thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã triển khai hỗ trợ xây dựng được hàng trăm ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo. Từ đó, đã kịp thời chia sẻ khó khăn, giúp hộ nghèo được sống trong những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình, tạo thêm động lực để họ từng bước vươn lên thoát nghèo.
Nữ vận động viên điền kinh Alica Schmidt được bình chọn là người phụ nữ quyến rũ, gợi tình nhất trong làn thể thao thế giới.
Những ngày cận tết, xuôi vào dòng người tấp nập mua sắm, bắt gặp hộp mứt sặc sỡ sắc màu trong những cửa tiệm sáng chưng lòng tôi lại nao nao nhớ đĩa mứt dừa của mẹ. Ấy là vị của tết tuổi thơ, vị của tết nhà nghèo.