Liên quan đến loạt bài của TTXVN phản ánh về việc nhà đầu tư đề xuất UBND tỉnh Phú Yên cấp chủ trương đầu tư 3 dự án thủy điện trên thượng nguồn sông Kỳ Lộ và báo cáo cơ hội đầu tư dự án thủy điện Đồng Cam ở lưu vực sông Ba, tại họp báo quý III/2024 do UBND tỉnh Phú Yên tổ chức, lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho biết các dự án này chưa đủ điều kiện để trình cấp có thẩm quyền xem xét chấp nhận đề xuất.
Hầu hết các đô thị khu vực Nam Trung bộ đều nằm ven biển, ven sông. Đó là lợi thế, có ý nghĩa đặc biệt trong giao thông, thương mại, cư trú. Tuy nhiên, đó cũng chính là thách thức đối với các đô thị ven biển khi phải thường xuyên hứng chịu thiên tai. Việc thường xuyên hứng chịu thiên tai với tần suất và mức độ phức tạp ngày càng cao trong những năm gần đây, tỉnh Phú Yên càng chú ý hơn đến vấn quy hoạch hạ tầng, kiến trúc cảnh quan đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu.
Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.
Trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú; thực hiện định hướng quy hoạch của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, huyện Phú Hòa xác định đầu tư để du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Để mục tiêu này sớm trở thành hiện thực, huyện Phú Hòa quan tâm đầu tư công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch.
Mùa mưa lũ năm 2009 đã để lại những hậu quả nặng nề cho người dân ven sông Ba, đoạn qua huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. 15 năm trôi qua, tình trạng sạt lở tại đây tiếp tục có những diễn biến phức tạp hơn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của hàng trăm hộ dân sống 2 bên bờ. Ghi nhận của phóng viên THQHVN tại huyện Krông Pa, địa phương thường xuyên xảy ra sạt lở mỗi mùa mưa lũ.
Đói khổ là vậy song những gia đình hiếu học bên dòng sông Ba ở Gia Lai luôn căn dặn các con phải cố gắng học hành bởi có cái chữ mới có được tương lai.
UBND xã Phú Cần (huyện Krông Pa, Gia Lai) cho biết, một người dân trên địa bàn đi bắt cá trên sông Ba bị đuối nước tử vong.
Trong lúc thả lưới cùng hai người khác, em T không may bị trượt chân ngã xuống khu vực nước sâu, tử vong.
Trong lúc thả lưới bắt cá với 2 anh trên sông Ba, em T. không may bị trượt chân xuống khu vực nước sâu dẫn đến đuối nước và mất tích. Lực lượng chức năng sau đó đã tìm thấy thi thể em T. trong khu vực.
Do ảnh hưởng của mưa lũ, đặc biệt là trận 'đại hồng thủy' năm 2009 đã khiến tình trạng sạt lở dọc sông Ba (đoạn qua huyện Krông Pa, Gia Lai) ngày càng nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, nhiều điểm sạt lở có nguy cơ gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của hàng trăm hộ dân và các công trình cầu.
Công ty Cổ phần Sông Ba (mã chứng khoán: SBA) vừa có báo cáo giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh quý III/2024 so với cùng kỳ năm trước khi lợi nhuận sau thuế giảm gần 33%.
Theo thông tin từ UBND xã Phú Cần (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra trường hợp 1 người dân đi bắt cá trên sông Ba bị đuối nước dẫn đến tử vong.
Nằm bên dòng sông Ba thơ mộng, xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từ lâu được coi là vùng đất giàu truyền thống hiếu học. Bà con Jrai nơi đây luôn coi trọng việc học, coi tri thức là cách duy nhất để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.
Bài thơ 'Với Krông Pa' của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.
Hội đồng OCOP huyện Sơn Hòa vừa tổ chức họp đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2024.
Từ phản ánh của bạn đọc, PV thâm nhập thực tế hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Ba (buôn Đông Thuớ, xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) và vận chuyển quá tải đưa đi tiêu thụ.
Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được để cùng ra biển lớn...
Việc xây dựng thủy điện Đồng Cam để bổ sung vào quy hoạch điện được đánh giá là mang lại lợi ích, tuy nhiên vẫn còn những lo ngại liên quan đến điều tiết nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp.
Sông Ba khi chảy về hạ lưu để đổ ra biển còn gọi là sông Đà Rằng và trở thành dòng sông biểu tượng của tỉnh Phú Yên. Hiện nay, trên lưu vực sông Ba đang khai thác 12 nhà máy thủy điện.
Sau khi TTXVN có loạt bài viết về việc nhà đầu tư đề xuất xây dựng 3 dự án thủy điện trên sông Kỳ Lộ (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên), độc giả tiếp tục phản ánh thông tin về dự án thủy điện Đồng Cam.
Sau trận lụt khủng khiếp năm 2009, bờ sông Ba đoạn qua huyện Krông Pa ngày một ăn sâu vào hướng QL25 và uy hiếp hàng ngàn người dân sinh sống nơi đây.
Liên quan đến 'số phận' hàng chục ngàn khối cát bị tạm giữ hơn 4 năm qua tại xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa (Phú Yên), Sở TN&MT tỉnh Phú Yên vừa có văn bản trả lời câu hỏi của PV Báo CAND trước cuộc họp báo định kỳ quý 3/2024, dự kiến sẽ được UBND tỉnh Phú Yên tổ chức sáng 18/10 tới.
Từ phán ánh của Báo CAND điện tử, ông Trần Minh Trí, Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa (Phú Yên) đã chỉ đạo tổ kiểm tra khoáng sản liên ngành của huyện tiến hành xác minh và đã phát hiện hơn 500m3 cát vô chủ.
Nhiều điểm nguy cơ sạt lở nhưng chưa có giải pháp khắc phục ở Gia Lai khiến người dân luôn sống trong lo âu.
Từ nguồn tin của bạn đọc, sáng nay 9/10, PV Báo CAND đã tìm đến xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa (Phú Yên) để tìm hiểu thực tế về tình trạng khai thác cát lậu khu vực Soi Bầu và dấu hiệu bất thường tại một bãi tập kết, dữ trữ hàng trăm khối cát không rõ nguồn gốc ở khu vực Núi Đất.
Ví dòng sông như một thiếu nữ là cách mà tác giả dành để kết bài viết này. Nếu như Ayun Pa nơi thượng nguồn vận chiếc váy thổ cẩm, lung linh múc nước sông, thì sông Ba nơi hạ nguồn lại khoác chiếc áo dài tha thướt, ngắm dòng sông...
Tình trạng sạt lở dọc bờ sông Ba-đoạn qua địa bàn huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng và tài sản của hàng trăm hộ dân. Trước tình hình đó, các cấp, ngành cần sớm có giải pháp cấp bách giúp người dân nơi đây ổn định cuộc sống.
Chiều 7/10, Sở KH&CN tổ chức chuyển giao kết quả các đề tài KH&CN cấp tỉnh đã nghiệm thu năm 2023 cho các đơn vị để triển khai ứng dụng vào thực tiễn.
Loại cá này là đặc sản được ưa chuộng vì hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Để đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi trong mùa mưa lũ, các địa phương, đơn vị tại Gia Lai đã chú trọng điều tiết nguồn nước, sửa chữa những hạng mục xung yếu và kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn công trình để có giải pháp ứng phó kịp thời nếu có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Vùng hạ lưu sông Ba qua địa phận tỉnh Phú Yên (ở 3 huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa) hiện có 5 nhà máy thủy điện, gồm Nhà máy Sông Ba Hạ (công suất 220 MW), Krông Hnăng (64 MW), Sông Hinh (70 MW), Sơn Giang (10 MW), Đá Đen (9MW). Ngoài ra, Phú Yên còn có Nhà máy thủy điện La Hiêng 2 (18MW) ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân. Và mới đây, tỉnh dự kiến triển khai thêm 3 công trình thủy điện ở xã Phú Mỡ.
Sự hiện hữu của những cây cầu, cống thuộc Dự án LRAMP đã giúp các địa phương trong tỉnh giải quyết một phần 'bài toán' về giao thông. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn còn nhiều điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất cần được tiếp sức từ những 'nhịp cầu lòng dân'.
Để ứng phó hiệu quả với mưa, lũ năm 2024, Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đảm bảo vận hành thông suốt các hệ thống thiết bị công trình Nhà máy đồng thời tập huấn nâng cao kỹ năng ứng phó, tăng cường tính chủ động trong xử lý tình huống cho cán bộ, nhân viên.
Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Để chủ động ứng phó mưa lũ năm 2024, Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo vận hành thông suốt các hệ thống thiết bị và công trình của Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ; đồng thời tập huấn nâng cao kỹ năng ứng phó, tăng cường tính chủ động trong xử lý tình huống cho cán bộ, nhân viên đơn vị.
Dòng sông Ba lớn nhất miền Trung phát nguyên từ núi Ngọc Rô ở độ cao 1.549m, chảy qua ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên với chiều dài 388km. Trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Đà Diễn (Phú Yên), con sông này có tên Đà Rằng, đã cung cấp nguồn nước cho hơn 20.000ha lúa. Thế nhưng, vùng hạ lưu sông Ba cùng là nơi tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt, nhất là khi những ngày qua, mưa lớn trên diện rộng kéo dài nhiều ngày ở thượng nguồn, mực nước đổ xuống các dòng sông với lưu lượng lớn…
Có ai đó đã từng nói, muốn tìm hiểu về một vùng đất, hãy đến phiên chợ của nơi ấy. Và chợ chiều thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là nơi như thế khi hội tụ những nét đặc sắc rất riêng của miền quê vùng chảo lửa mà hiếm nơi nào có được.
Song song với việc đảm bảo tiến độ, chủ đầu tư cùng các đơn vị thi công cũng đề ra các phương án phòng chống thiên tai để bảo vệ an toàn cho người và công trình đang triển khai.
Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt trên sông Ba nên các cấp chính quyền và người dân thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) luôn chủ động triển khai kế hoạch ứng phó thiên tai theo phương châm '4 tại chỗ', '3 sẵn sàng'.
Đăm Noi là một trong những hơamon (trường ca) của người Bahnar ở vùng Đông Nam Gia Lai được sưu tầm và xuất bản năm 1982, tái bản năm 1985.
Tuy là đô thị biển nhưng TP Tuy Hòa, TX Sông Cầu, TX Đông Hòa và huyện Tuy An đều mang trong mình ít nhất một dòng sông. Đó là những dòng sông lớn của tỉnh như sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Ngân Sơn, sông Tam Giang… Chính nét độc đáo riêng biệt này đang tạo lợi thế kép từ khu vực biển và khu vực sông cho các đô thị.
Trên địa bàn xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) vừa xảy ra trường hợp một người say rượu đi tắm sông bị tử vong do đuối nước. Nạn nhân được xác định là ông là Ksor Wi (SN 1989, trú tại Plơi Apa Ơi H'Briu, xã Chư Mố).
Sống tốt là lựa chọn đầu tiên của người dân trong việc định cư và lập nghiệp. Xây dựng Tuy Hòa sống tốt dựa trên nhiều tiêu chí về điều kiện tự nhiên mang lại và môi trường xã hội do con người tạo nên, trong đó bao hàm cả kinh tế, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa và bản sắc đô thị.
Tỉnh Gia Lai đang triển khai Dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Ba, với chiều dài hơn 3km tại huyện Ia Pa, tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương.
Cùng với yếu tố môi trường, đề án xây dựng đập dâng trên sông Ba là yếu tố 'cộng hưởng' để thị xã An Khê có thêm điều kiện phát triển, sớm trở thành đô thị loại III và định hướng phát triển thành thành phố thuộc tỉnh Gia Lai sau năm 2035.
Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ vừa tổ chức diễn tập PCTT&TKCN năm 2024, kết hợp tuyên truyền phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ. Hơn 30 cán bộ, công nhân viên công ty đã tham gia diễn tập 2 tình huống giả định mất tín hiệu liên lạc tại đập tràn và không thao tác mở được cửa van số 6 trong lúc cần điều tiết tăng lưu lượng xả qua tràn khi thời tiết mưa to, gió lớn, diễn biến ngày càng phức tạp.
Ngày trước, sông Ba đã nuôi sống bao thế hệ cư dân ở khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai. Minh chứng là một nền văn minh đã được khai quật qua những di chỉ khảo cổ và một xóm chài được hình thành bên sông.