Anh nông dân bám đất, bám ruộng, tìm hướng phát triển kinh tế mới

Từ vùng đất sâu trũng, chua phèn, anh Hoàng Minh Luyến (xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp nuôi cá, mở ra hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Phấn đấu giành thắng lợi vụ mùa

Những ngày qua, thời tiết nắng mưa đan xen là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh gây hại xuất hiện trên cây lúa, cây chè...

Xây dựng mô hình lúa - cá trên những cánh đồng chiêm trũng

Với sự chăm chỉ và sáng tạo, người dân ở nhiều địa phương đã xây dựng và nhân rộng mô hình lúa - cá, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất. Sự kết hợp này đã mang lại kết quả khả quan, cho thấy sự đúng đắn của hướng chuyển đổi.

Mù Cang Chải: Đảm bảo mục tiêu về năng suất, sản lượng mùa vụ

Để đảm bảo năng suất, sản lượng, những ngày này, huyện Mù Cang Chải chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung bón thúc, thăm đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc lúa mùa.

Để lúa mùa đạt năng suất cao

Hiện nay, đang trong khung thời vụ gieo cấy lúa mùa. Nông dân cần nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa để giúp tăng năng suất, chất lượng cũng như bảo vệ môi trường, nguồn nước và đất đai.

Nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà gặp khó vì hạn

Do nắng nóng kéo dài, các nguồn nước đầu nguồn về rất ít khiến mực nước hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái xuống thấp kỷ lục trong khoảng hơn 20 năm qua, kéo dài suốt nhiều tháng gần đây.

Bệnh ngộ độc hữu cơ trên lúa vụ hè - thu và cách phòng ngừa, khắc phục

Trước đây, rơm rạ sau thu hoạch lúa vụ xuân được xem là nguồn chất đốt và phục vụ chăn nuôi thì nay chủ yếu được để lại trên đồng ruộng, gây nguy cơ ngộ độc cho cây lúa. Đây là hiện tượng rất phổ biến trong sản xuất lúa vụ hè - thu hiện nay.

Nông dân Nghệ An đội đèn nhổ mạ, cấy lúa đêm tránh nắng

Những ngày này, bà con nông dân nhiều xã ở huyện Thanh Chương đang tích cực nhổ mạ, cấy lúa ban đêm đón nước, tránh nắng.

Người nuôi cá lồng ở Huổi Só lo lắng vì cá chết nhiều

Những ngày qua, nắng nóng kéo dài khiến mực nước lòng hồ thủy điện sông Đà trên địa bàn huyện Tủa Chùa giảm sâu, tiệm cận mực nước chết, thậm chí một số điểm cạn trơ đáy. Nước cạn cộng với thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cá nuôi trong lồng, bè của nhiều hộ dân trên địa bàn xã Huổi Só bị chết. Phần lớn số lượng cá bị chết đang trong kỳ tăng trưởng và cá thương phẩm chuẩn bị xuất bán, gây tổn thất lớn cho nhiều hộ gia đình.

Nông dân An Biên làm giàu từ nghề nuôi sò huyết

Huyện An Biên (Kiên Giang) có bờ biển dài 22km, với hơn 5.200ha đất bãi bồi ven biển phù hợp nuôi trồng thủy sản, trong đó có sò huyết. Những năm qua, nhờ bám trụ nghề nuôi sò huyết, nhiều hộ dân ven biển trở nên khá, giàu.

Thách thức về giảm phát thải trong sản xuất lúa

Trong triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa đang được các địa phương quan tâm và nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên, đây là hướng đi mới với nhiều thách thức đang đặt ra trên các khía cạnh như: đổi mới tư duy sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ và huy động vốn đầu tư…

Nét mới trên đồng ruộng Vĩnh Lâm

Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh, mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ được thực hiện xuất phát từ chính nhu cầu của người sản xuất và doanh nghiệp. Quy trình sản xuất được tuân thủ nghiêm ngặt từ giống, gieo mạ, phân bón, quản lý dịch hại, kiểm soát nước và chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc, sinh học, đảm bảo được khâu tiêu thụ với giá cả ổn định cho nông dân. Từ đó đã khuyến khích nông dân chuyển đổi tập quán canh tác sang sản xuất lúa theo hướng an toàn, bền vững hơn. Quá trình sản xuất lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm vụ đông xuân 2022-2023 ở xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh là một mô hình như vậy.

Nông dân lòng chảo Điện Biên tập trung chăm sóc lúa đông xuân

Tranh thủ thời tiết nắng sớm anh Lò Văn Ngọc, đội 17, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên khẩn trương ra thăm đồng để theo dõi, kiểm tra sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Đặc biệt là ảnh hưởng của trận mưa đá chiều ngày 19/3 vừa qua.

Lúa bị nhiễm mặn ở Tứ Kỳ đã hồi phục và phát triển tốt

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tứ Kỳ, đến ngày 25.3, toàn bộ diện tích lúa đông xuân bị chết và ảnh hưởng bởi nhiễm mặn mặt ruộng đã hồi phục và phát triển tốt.

Bắc Giang: Gieo cấy 97,9% diện tích lúa chiêm xuân

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), đến nay, các địa phương trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành gieo cấy vụ chiêm xuân, bảo đảm khung thời vụ.

Hà Nội: Chăm sóc thế nào để lúa Xuân sinh trưởng, phát triển tốt nhất?

Sau khi cơ bản hoàn thành việc gieo cấy, các địa phương trên địa bàn Hà Nội đang tiếp tục vận động, hướng dẫn bà con tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp chăm sóc cho lúa Xuân, đặc biệt là trước diễn biến thời tiết và sâu bệnh hại phức tạp.

Sớm hồi sinh gần 10 ha đất trồng lúa bị sình lầy, bỏ hoang ở Nghi Xuân

Gần 10 ha đất sản xuất nông nghiệp của nhiều hộ dân ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) bị sình lầy, bỏ hoang hơn 7 năm qua. 'Thủ phạm' chính lại đến từ một hồ chứa nước trên địa bàn.

Đẩy mạnh chăm sóc cây trồng vụ Xuân

Đến nay, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa vụ Chiêm Xuân. Đối với trà Xuân sớm, lúa đã bước vào giai đoạn chuẩn bị đẻ nhánh, trà Xuân muộn lúa đã hồi xanh và sinh trưởng mạnh. Hiện nay, nông dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc lúa và cây trồng vụ Chiêm Xuân để đạt hiệu quả cao.

Nông dân Nghệ An khẩn trương khép kín diện tích lúa Xuân

Đến nay, Nghệ An đã gieo cấy trên 85.000 ha lúa Xuân. Thời tiết ấm lên, nông dân đang tập trung ra đồng khép kín diện tích, đồng thời chăm sóc lúa. Theo khung thời vụ của tỉnh, đến ngày 10/2 sẽ kết thúc cấy lúa.

Nông dân Cà Mau tất bật thu hoạch tôm càng xanh ngày mùng 1 Tết

Ngày 22/1 (tức mùng 1 Tết), về huyện Thới Bình, nhiều người sẽ dễ dàng nhận thấy trên nhiều vuông tôm không khí nhộn nhịp, đông vui của người dân đang tất bật thu hoạch tôm càng xanh.

Xuân về ở biên giới Tây Nam

Những ngày cuối năm, cánh đồng dọc tuyến biên giới Tây Nam xanh mướt như một tấm thảm nhung. Lúa đông xuân bắt đầu mơn mởn trải dài bất tận của vùng châu thổ ngàn héc-ta. Nhìn cảnh này, đâu ai biết rằng trước đó không lâu là cả một vùng mênh mông biển nước. Trong câu chuyện 'ăn Tết', người dân vùng biên luôn miệng nhắc đến nỗ lực của những người lính quân hàm xanh.

Tập trung sản xuất trồng trọt trước, trong và sau Tết Quý Mão

Ngày 16/1, Sở NN&PTNT có văn bản số 117/SNN-TT&BVTV gửi UBND các huyện, thành phố về tập trung chỉ đạo sản xuất trồng trọt trước, trong và sau Tết Quý Mão 2023.

Hình ảnh thú vị của Hà Nội trong mắt một người mẹ nhà quê

Đó là những hình ảnh rất vui và tinh tế trong bài thơ sau đây của nhà thơ Lê Đình Cánh:MẸ RA HÀ NÔỊMẹ ra Hà Nội thăm conVừa trên tàu xuống chân còn run runÁo nâu còn đẫm mưa phùn

Khá từ mô hình cá - lúa

Từng là nông dân nghèo với đôi bàn tay trắng, nhưng giờ đây anh Hán Văn Khởi (trong ảnh), thôn Mãn Sơn, xã Vân Sơn (Sơn Dương) có cuộc sống khá giả nhờ biết vận dụng kiến thức, phá thế độc canh cây lúa từ mô hình 1 vụ lúa, 1 vụ nuôi cá.

Nông dân Sông Mã chủ động chăm bón lúa mùa

Hiện nay, trên khắp các cánh đồng lúa mùa ở huyện Sông Mã đang trong giai đoạn đẻ nhánh, để có vụ mùa bội thu, nông dân các địa phương trong huyện tích cực chăm sóc lúa, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại, đảm bảo cây lúa sinh trưởng và đạt năng suất, chất lượng cao.

Chăm sóc lúa sau khi bị úng ngập

Đợt mưa lớn kéo dài vừa qua gây ngập úng cục bộ nhiều diện tích lúa và rau màu trong tỉnh. Để chủ động và tác động kỹ thuật tốt đến các trà lúa mùa xin đưa ra cách khắc phục như sau.

Chợ Mới tích cực chăm sóc lúa mùa

được 1.612ha lúa, vượt so với kế hoạch. Hiện cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt,

Hứa hẹn vụ mùa bội thu

Thời điểm này, về huyện Phù Yên, ngay từ sáng sớm, ánh bình minh đã trải vàng trên những thửa ruộng, bà con hối hả ra đồng chăm bón lúa đợt 1. Sự cần mẫn, những giọt mồ hôi của những người nông dân vùng đất Phù Hoa như hòa vào đất, làm cho hạt lúa thêm ngon, thêm mẩy, hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

Toàn tỉnh cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo cấy vụ Mùa

Tính đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được trên 23.700/24.600ha kế hoạch sản xuất vụ Mùa (đạt khoảng 97%), trong đó diện tích lúa lai đạt trên 7.717ha, lúa chất lượng cao đạt trên 11.902ha, còn lại là các giống lúa khác. Hiện tại đã có 6 huyện hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ Mùa bao gồm các huyện: Đoan Hùng, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tân Sơn.