Bản sắc riêng trong Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

Đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn nhiều lễ hội, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời quan trọng. Trong đó, Lễ cúng cầu mưa mang nét đẹp, bản sắc riêng mà người Ê Đê còn gìn giữ đến ngày nay.

Mưa to trên diện rộng, vườn cây tốt tươi, nước mặn giảm dần ở Tiền Giang

Từ tối qua đến ngày 21/5, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có mưa to trên diện rộng. Những cơn mưa này đã chấm dứt đợt hạn mặn khốc liệt, vườn cây tốt tươi, góp phần đẩy lùi nước mặn, chính quyền và người dân bắt đầu vào vụ mùa Hè thu với niềm tin thắng lợi.

Vùng 'ngọt hóa Gò Công' nông dân trồng hoa màu mùa khô thu lãi cao

Dù là vùng đất khô hạn, nước trong kênh thủy lợi hạn chế nhưng nông dân ở vùng 'ngọt hóa Gò Công' của tỉnh Tiền Giang vẫn trồng được hàng nghìn ha hoa màu khô, cung cấp cho thị trường thu lãi cao.

Đặc sắc nghệ thuật múa chầu Then của người Tày

Múa chầu Then là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa truyền thống của người Tày. Loại hình nghệ thuật này không chỉ ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc về tín ngưỡng và tâm linh, mà còn là cách để truyền đạt và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào qua các thế hệ.

Mòn mỏi chờ mưa

Những ngày qua, nông dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) đang ngóng chờ cơn mưa ghé qua, bởi nắng nóng cháy da cháy thịt đang thiêu đốt đất trời. Với họ, đây là năm 'hạn bà chằn' hiếm thấy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, nhất là tại khu vực phụ thuộc 'nước trời'.

Dưới bóng nho xanh

Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm - câu thơ của thi sĩ Hoàng Trung Thông là sự cổ vũ tinh thần cho những con người cần cù, chăm chỉ, đang miệt mài xây dựng quê hương. Người phụ đất chứ đất chẳng bao giờ phụ người. Giờ đây, vùng quê Tân Thạnh nhiều phèn vốn chỉ thích hợp trồng lúa lại thơm ngọt sầu riêng, mít Thái. Không chỉ vậy, cây nho vùng nắng gió Nam Trung Bộ cũng được nông dân đem về đây. Dưới sự chăm bẵm của anh Huỳnh Văn Hóa, cây nho dần chịu đất và phát triển tốt tươi.

Điện Biên đón 'mưa vàng'

Sau nhiều ngày nắng nóng kéo dài, thành phố Điện Biên Phủ và một số địa phương trong tỉnh Điện Biên đã được hưởng một trận 'mưa vàng' vào đêm 5/5/2024.

Kon Tum đón 'mưa vàng' sau nhiều tháng nóng đỉnh điểm

Sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt, chiều ngày 3-4/5, Kon Tum bất ngờ đón cơn mưa trên diện rộng. Cơn mưa lúc đầu lác đác một số nơi, sau đó mưa to dần, nặng hạt kèm theo sấm chớp kéo dài hơn một tiếng đồng hồ.

Vườn cây đặc sản vẫn có trái thu hoạch, giá cao trong mùa khô hạn

Hiện nay, vào mùa khô hạn nhiều loại trái cây ở tỉnh Tiền Giang sốt giá, nhà vườn rất phấn khời.

Đất làng Duyên Thượng

Nằm bên hữu ngạn sông Mã, làng Duyên Thượng, xã Định Liên (huyện Yên Định) có lịch sử lập dựng từ khá sớm. Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, Duyên Thượng cũng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với những con người sẵn sàng 'hy sinh' đến cả ban thờ tổ tiên để làm xe tải lương... Đi qua thời gian với sự phát triển của xã hội, về Duyên Thượng, vẫn có một không gian làng quê thuần Việt với mái đình, ao làng, giếng làng và cả những nền nếp văn hóa được coi trọng, gìn giữ.

Hoa hậu Jennifer Phạm và con gái xinh đẹp trong trang phục Hanbok du lịch Hàn Quốc

Hoa hậu Jennifer Phạm và ông xã doanh nhân Đức Hải tình tứ trong chuyến du lịch cùng các con ở Hàn Quốc.

Tái hiện Lễ cầu mưa của dân tộc Lô Lô

Lễ hội cầu mưa là một trong những nghi lễ quan trọng, linh thiêng của đồng bào dân tộc Lô Lô (tỉnh Cao Bằng). Lễ hội gắn với phong tục tập quán, lao động sản xuất được người dân lưu truyền từ đời này tới đời khác.

Nét đẹp trong nghi lễ truyền thống ở vùng cao

Đối với người dân tộc thiểu số, các nghi lễ tâm linh đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua đó, người dân không chỉ mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn mà còn để truyền dạy, nhắc nhở thế hệ sau đoàn kết, vượt khó và hướng tới Chân – Thiện – Mỹ.

Chờ ngày nấm mọc

Căn phòng tôi ở giữa phố có một góc ban công nhỏ. Bên cạnh việc mở cửa đón gió, tôi đã lấp đầy ban công bằng những chậu nhựa, chậu xốp trồng đầy cây xanh. Bạn bè tôi thích ngắm hoa lá, nên thường chọn các loại cây cảnh. Tôi thì chỉ mê nào là rau lủi, rau sâm, mồng tơi, càng cua, cà chua, hành lá… Chỉ cần chăm tưới nước, nắng lên lá tốt tươi là tôi sẽ có rổ rau xanh vừa ngon lại sạch.

Người Ba Na ở Gia Lai tổ chức Lễ cầu mưa

Cầu mưa là nghi lễ đặc trưng nhất của cư dân làm nông nghiệp, thường được người Ba Na tổ chức vào trung tuần tháng 4 đến hết tháng 4 hàng năm.

Hơn 4.000 người tham dự Lễ hội Tràng An - 'Về miền di sản Tràng An 2024'

Sáng 26-4 (18-3 âm lịch), tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình), khoảng 4.000 đại biểu, du khách, nghệ nhân, diễn viên và người dân đã tham dự Lễ hội Tràng An với chủ đề 'Về miền di sản Tràng An 2024'.

Về miền di sản Tràng An

Với chủ đề 'Về miền di sản Tràng An', Lễ hội Tràng An năm 2024 đã được tổ chức tại Khu du lịch sinh thái Tràng An vào hôm nay (26/4).

Độc đáo hội thả diều nghìn năm tuổi làng Bá Dương Nội

Chiều ngày 23/4 (15/3 Âm lịch), hơn 60 chiếc diều hội tụ tại sân miếu Châu Trần để dự hội thi thả diều làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Không chỉ thu hút người dân quanh vùng, không ít người chơi diều từ các địa phương khác và khách du lịch nước ngoài cùng tới chiêm ngưỡng.

Lễ hội Cầu mưa dân tộc Thái bản Liếng, xã Noong Luống

Sáng nay (24/4), tại bản Liếng, xã Noong Luống, UBND huyện Điện Biên tổ chức Lễ hội Cầu mưa dân tộc Thái (ngành Thái đen).

Ngọt thơm xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là một trong những món ăn truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, như: Thái, Tày, Nùng, Mường… Trong quá trình định canh, định cư trên địa bàn huyện Đồng Phú, món ăn này được đồng bào các dân tộc mang theo, góp phần làm phong phú thêm ẩm thực đặc sắc nơi đây.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại biên giới Đắk Lắk

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, từ ngày 19 đến ngày 21/4, các Đồn Biên phòng và Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khu vực biên giới tham gia.

Người công nhân thủy nông 26 năm tận tâm cho đồng xanh lúa tốt

'Yêu nghề, yêu đồng ruộng, quý nước như máu' là phương châm làm việc của ông Nguyễn Viết Đại - công nhân Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh trong suốt 26 năm cống hiến.

Nỗ lực ngăn mặn ở hạ lưu sông Trà Bồng

Hạ lưu sông Trà Bồng là một trong bốn khu vực nhiễm mặn, gây ảnh hưởng lớn cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện nhà nước đã đầu tư xây dựng 3 công trình đập ngăn mặn để bảo vệ hàng nghìn ha lúa, hoa màu ở khu vực này.

Thành kính Lễ tế Đức Thủy Tổ và các Vua Hùng ở Hà Tĩnh

Trong không khí trang nghiêm, cán bộ và Nhân dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã bày tỏ lòng thành kính, tri ân sâu sắc trước công lao khai thiên, lập quốc của Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.

Phục dựng lễ cầu mưa của người Bahnar ở Đak Đoa

Sáng 10-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã K'Dang tổ chức phục dựng lễ cầu mưa của người Bahnar tại khu vực giọt nước của làng Hnap.

Những quản trang thầm lặng nơi mảnh đất hoa lửa Điện Biên Phủ

Chiến tranh qua đi, nhiều người con ưu tú đã vĩnh viễn nằm lại nơi đất mẹ Điện Biên. Và hôm nay, tại các nghĩa trang liệt sĩ nơi đây vẫn có những người luôn lặng thầm hàng ngày chăm chút cho từng phần mộ, để các anh hùng liệt sỹ luôn được ấm lòng và thân nhân của họ khi dến thăm cũng vơi nhẹ nỗi đau mất mát.

Quảng Trị: Cần sớm triển khai thực hiện kế hoạch đấu giá quyền khai thác mỏ cát, sỏi cồn Nổi

Sau 6 tháng kế hoạch đấu giá quyền khai thác mỏ cát, sỏi cồn Nổi (Đông Hà, Quảng Trị) được phê duyệt, các cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái thực hiện. Trong khi đó, 'cát tặc' ngang nhiên lộng hành khiến người dân bất bình.

Nơi gắn kết cộng đồng

Chú trọng thực hiện Dự án 6 về 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch', thời gian qua đã có hàng chục lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được khôi phục, phục dựng, trong đó có lễ hội Tâm N'Găp Bon (Lễ hội Sum họp cộng đồng) của dân tộc M'nông.

Rộn ràng không khí đón Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer

Tết năm mới Chôl Chnăm Thmây (Tết chịu tuổi) là lễ hội lớn nhất và mang tính tổng hợp nhất của đồng bào Khmer ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm nay sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/4. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, đây là thời kỳ tiếp giáp giữa hai mùa mưa nắng với cây cỏ tốt tươi, nên được đồng bào coi như sự khởi đầu của một năm thuận lợi. Thời điểm này, còn hơn nửa tháng nữa mới chính thức diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây, nhưng tại các phum, sóc vùng đồng bào Khmer ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, không khí Tết cổ truyền đã hiện diện trên từng nếp nhà, sóc ấp.

Vui hội Lễ hội Bun Vốc Nặm của dân tộc Lào

Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của dân tộc Lào được tổ chức vào ngày 14 và 15 âm lịch tại bản Nà Vàn (xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, Lai Châu) thu hút đông đảo nhân dân và du khách. Từ đời xa xưa, người Lào rất coi trọng nước, nước là nhu cầu sống thiết yếu của con người và vạn vật. Từ ý nguyện ấy, dân tộc Lào đã nương tựa vào 'phà', 'đin' (nghĩa là trời - đất) để cầu cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà hạnh phúc, vạn vật tốt tươi. Đây là nguồn gốc hình thành, lưu truyền tục cầu mưa của dân tộc Lào và được gọi là Lễ hội Bun Vốc Nặm hay Lễ hội té nước.

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án 'Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok'.

Bun Vốc Nặm-Lễ hội té nước của người Lào ở Lai Châu

Bun Vốc Nặm-Lễ hội té nước của dân tộc Lào ở Lai Châu diễn ra với mong muốn mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình khỏe mạnh.

Về Lai Châu cùng người Lào vui hội Bun Vốc Nặm

Bun Vốc Nặm là nghi lễ văn hóa tâm linh của người Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu nhằm cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, vạn vật tốt tươi, nhà nhà hạnh phúc, bình an . Nhiều năm nay lễ hội đã trở thành điểm nhấn thu hút đông đảo du khách thập phương.

Người Thái Nghệ An vui hội mừng tiếng sấm đầu tiên của năm

Sau tiếng sấm đầu tiên của năm, các thầy mo người Thái ở Nghệ An mổ lợn, mở rượu cần đón khách vui hội.

Về Lai Châu cùng dân tộc Lào vui Lễ hội Bun Vốc Nặm

Ngày 23/3, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) lần thứ 5 năm 2024 của dân tộc Lào được tổ chức tại bản Nà Vàn (xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, Lai Châu) thu hút đông đảo nhân dân và du khách.