Ảnh hưởng bão số 6, trong ngày 27/10, thủy triều dâng cao chưa từng có đã đánh vỡ đê hàng chục hồ nuôi ốc hương, tôm, ghẹ của người dân thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Việc nâng mức vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giúp các gia đình ở Hà Tĩnh xây dựng hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7 (1947 – 2024), Công an Quảng Trị đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn', 'Đền ơn đáp nghĩa'. Qua đó, nhằm giáo dục truyền thống, nêu cao tinh thần cách mạng, niềm tự hào dân tộc để mỗi CBCS Công an tỉnh ra sức thi đua, rèn luyện, hoàn thành xuất sắc nhiệm.
Chỉ với những chiếc lồng bẫy làm bằng tre, ngư dân sáng sớm dong thuyền vài hải lý ra biển thả lồng bẫy mực lá, cuối ngày thu hoạch. Cách thức đánh bắt đơn giản này đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều ngư dân vùng biển bãi ngang.
Với người dân 2 xã biển bãi ngang Hải An, Hải Khê, huyện Hải Lăng, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hải An, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị luôn là những người gắn bó mật thiết, đồng cam cộng khổ với đời sống của bà con. Bởi vậy, người dân nơi đây luôn xem những người lính mang quân hàm xanh là điểm tựa vững chắc.
Đóng quân ở địa bàn vùng biển bãi ngang với điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, thời gian qua, Đồn Biên phòng Hải An thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã đổi mới, đa dạng nội dung và hình thức để triển khai hiệu quả các phong trào thi đua quyết thắng. Xem đây là nhiệm vụ hàng đầu, động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh khu vực biên giới biển.
Ra đời từ hàng trăm năm qua và ngày càng phát triển, nghề sản xuất nước mắm truyền thống đã nuôi sống biết bao thế hệ người dân thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng. Năm 2012, tỉnh Quảng Trị đã công nhận làng nghề truyền thống nước mắm Mỹ Thủy, qua đó tạo động lực để làng nghề vươn xa. Bên cạnh việc duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, người dân Mỹ Thủy còn luôn chú trọng việc sản xuất sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) để giữ vững thương hiệu nước mắm quê nhà.
Trải qua hơn 20 năm lăn lộn ở miền Nam với nhiều nghề để mưu sinh, anh Phan Thanh Bình (40 tuổi), quyết định trở về quê nhà ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng lập nghiệp với mô hình sản xuất chai nhựa pet. Nhờ cần cù, chịu khó lại nhạy bén với thị trường, nắm bắt tốt nhu cầu của khách hàng mà đến nay, anh đã xây dựng được mô hình sản xuất mang lại thu nhập khá cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Những ngày này, ngư dân tại thôn Mỹ Thủy (xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) đang khai thác được nhiều ốc gạo (còn được gọi là ốc ruốc, ốc chép). Với giá từ 1 - 1,5 triệu đồng/1 tạ, có khi ngư dân thu về cả triệu đồng sau mỗi chuyến cào bắt ốc.
Mỗi ngày, một ghe có thể cào hơn 5 tạ ốc chép (còn gọi là ốc ruốc), ngư dân bỏ túi đến vài triệu đồng
Những ngày cuối tháng 3, vùng biển bãi ngang xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tấp nập thuyền làm nghề cào ốc ruốc (còn gọi là ốc gạo, ốc chép) của ngư dân địa phương.
Những ngày cuối tháng 3, vùng biển bãi ngang xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tấp nập thuyền làm nghề cào ốc ruốc (còn gọi là ốc gạo, ốc chép) của ngư dân địa phương.
Khu bến cảng Mỹ Thủy có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100 nghìn tấn...
Sau hơn 4 năm khởi công rồi bất động, dự án Khu bến cảng hơn 14 nghìn tỷ đồng ở tỉnh Quảng Trị sẽ chính thức triển khai thi công từ ngày 25/3.
Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy được phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 1/2019; thực hiện trên diện tích 685ha tại xã Hải An (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị).
Trăn trở với đặc sản của vùng biển Mỹ Thủy, sau nhiều năm ấp ủ, anh Trần Văn Nọ, sinh năm 1970, ở Khóm 8, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, đã nghiên cứu và sản xuất thành công nước mắm biển Mỹ An với chất lượng đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh 4 sao. Sản phẩm được Công ty Cổ phần Sản xuất thương mại tổng hợp Mỹ An phân phối rộng rãi ra các thị trường trong và ngoài tỉnh. Anh Nọ công tác trong ngành xây dựng, kỹ thuật khai thác mỏ nhưng rất tâm huyết và có kiến thức về quy trình sản xuất các sản phẩm truyền thống của quê hương.
Sau những ngày nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn, đến thời điểm hiện tại, ngư dân trên địa bàn tỉnh đang rộn ràng 'mở biển' với mong ước một năm sóng yên biển lặng, tôm cá đầy khoang.
Nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các đề án về công tác đào tạo nghề, tạo việc làm mới cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hải Lăng, thời gian qua, Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện luôn chú trọng đổi mới công tác đào tạo nghề. Nhiều lao động nông thôn ở Hải Lăng nhờ được đào tạo nghề đã có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương.
Dù thời tiết đã tạnh mưa, nhưng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn hàng trăm hộ dân bị ngập trong nước lũ.
Đại tướng Đoàn Khuê, người con ưu tú của quê hương Quảng Trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, một chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà chính trị, quân sự xuất sắc, rất mực trung thành với sự nghiệp cách mạng. Đối với gia đình, trong ký ức của ông Đoàn Xuân Thắng, người con thứ hai của Đại tướng Đoàn Khuê, cha ông là một người con hiếu thuận, một người chồng mẫu mực. Cả cuộc đời Đại tướng Đoàn Khuê đã dành trọn sự kính trọng, yêu thương cho hai người phụ nữ, đó là mẹ của ông - bà Nguyễn Thị Dương, và người vợ của ông - bà Trương Thị Sương.
Trong những năm qua, bằng những mô hình hay, cách làm sáng tạo, linh hoạt trong tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực liên quan đến quản lý đất đai, huyện Hải Lăng đã cơ bản giải quyết dứt điểm tranh chấp địa giới hành chính (ĐGHC) kéo dài nhiều năm và tháo gỡ được 'điểm nghẽn' trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư triển khai thực hiện các công trình, dự án động lực, trọng điểm đảm bảo đúng tiến độ.
Là một địa phương anh hùng, quật khởi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và từng là xã biển bãi ngang một thời gian khó, nhưng vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay xã Hải An, huyện Hải Lăng đã có bước phát triển tích cực trong nhiều lĩnh vực. Bộ mặt vùng quê biển Hải An giờ đây đã trở nên khởi sắc, tươi sáng và đời sống của Nhân dân ngày càng sung túc, ấm no.
Còn nhớ lần tôi tìm mộ người thân của bạn là kiến trúc sư Cao Việt Dũng ở Hà Nội. Anh có chú ruột là liệt sĩ Cao Mười hy sinh tại Quảng Trị khi tuổi mới đôi mươi vừa rời ghế nhà trường. Chúng tôi vào Hải Lăng cải táng giữa bời bời cát trắng. Khi đưa hài cốt lên tàu hỏa, tôi cầm theo mấy chai rượu Kim Long đưa cho bạn và dặn Cao Việt Dũng: 'Ra tới nơi khi mai táng nhớ rót rượu quê Quảng Trị cho chú nhé!'. Mấy đứa tôi lên tàu, dùng dằng chia tay, tàu Thống Nhất chỉ dừng lại ga Đông Hà vài phút rồi tiếp tục hành trình. Vậy là tiễn chú Cao Mười ra tận ga Đồng Hới mới quay về. Nhớ lại vẫn rưng rưng!
Hải Lăng là huyện thuần nông có nhiều tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp. Địa hình của huyện chia làm hai khu vực chính: khu vực đồng bằng, ven biển phía Đông và khu vực gò đồi phân bố chủ yếu ở phía Tây Quốc lộ 1. Với lợi thế trên, huyện có tiềm năng để phát triển nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi.
Trước kia, mỗi khi gặp rùa biển, một bộ phận ngư dân thường bắt rồi giữ lại hoặc mang đi bán. Nhờ sự góp sức của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có nỗ lực thầm lặng của đội ngũ tình nguyện viên bảo tồn rùa biển, thực tế ấy đã thay đổi.
Nhiều năm nay, người dân xã Hải Quế, huyện Hải Lăng đã khai thác tốt lợi thế thổ nhưỡng của vùng cát ở địa phương để trồng các loại cây hoa màu, trong đó chú trọng đến cây dưa hấu, dưa quả các loại. Cùng với tập trung sản xuất lúa, hiệu quả của việc chuyên canh cây hoa màu đã mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp người dân địa phương cải thiện và nâng cao đời sống.
Đồn Biên phòng Hải An, BĐBP Quảng Trị vừa cho biết đơn vị đã huy động cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng cơ động đến hiện trường phối hợp với lực lượng Công an, Quân sự, chính quyền và nhân dân thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tham gia chữa cháy rừng.
Ngày 10/5/2023, VKSND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) phối hợp với TAND cùng cấp tổ chức phiên tòa sở thẩm rút kinh nghiệm trong cụm thi đua đối với vụ án Trần Ngọc Cát cùng đồng phạm, về tội 'Trộm cắp tài sản' theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự.
Tại niệm Phật đường Ba Du (xã Hải Ba, H.Hải Lăng), sáng 14-4 diễn ra lễ nhập tự Đại đức Thích Tuệ Cang về trú xứ sinh hoạt Phật sự.
Nam thanh niên ở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị khi đi tắm biển không may bị đuối nước, hiện đang được theo dõi tại Trung tâm Y tế huyện Hải Lăng.
Ngư dân tại tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện, ứng cứu kịp thời một người bị đuối nước trong lúc tắm biển.
Chiều 17/3, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị phối hợp với chính quyền thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị và Báo Thanh Niên, Ngân hàng Bản Việt, Quỹ Phượng Hoàng thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khánh thành Nhà Bia tưởng niệm liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng khu vực Mỹ Thủy.
Trưa 30/12, Đồn Biên phòng Hải An (BĐBP Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận, phối hợp kiểm tra xử lý một chiếc thuyền gỗ trôi dạt vào bờ biển thuộc địa bàn quản lý.
Đồn Biên phòng Hải An, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đang phối hợp với chính quyền địa phương tạm giữ một chiếc tàu vỏ gỗ không có người, không rõ quốc tịch trôi dạt vào bờ biển xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Chỉ trong tháng 12-2022, người dân đã phát hiện 2 chiếc tàu ma dạt vào bờ biển tỉnh Quảng Trị
Ngày 30/12, Đồn Biên phòng Hải An (Biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa tiếp cận một thuyền gỗ không người trôi dạt vào bờ biển; phối hợp với chính quyền địa phương xã Hải An và các lực lượng chức năng có liên quan lập biên bản vụ việc, biên bản kiểm tra phương tiện, neo buộc phương tiện vào bờ an toàn.
Thiếu tá Nguyễn Xuân Vũ, quyền Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hải An, tỉnh Quảng Trị cho biết chiếc thuyền gỗ có chiều dài 18,5m, rộng 3m, cao 2,6m; mái trái thuyền có in chữ nước ngoài màu trắng.
2 người dân ở thôn Mỹ Thủy (xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) đang nuôi trồng thủy sản thì phát hiện 1 thuyền gỗ không có người, trôi dạt vào bờ biển.
Người dân tại tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện 1 tàu gỗ trôi dạt vào vùng biển địa phương. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản, kiểm tra phương tiện và neo buộc vào bờ.
2 người dân ở Quảng Trị khi đang nuôi trồng thủy sản thì phát hiện 1 chiếc thuyền không người trôi dạt vào bờ.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh (CDC Hà Tĩnh), từ ngày 1/10 đến 5/10 trên địa bàn thôn Mỹ Thủy, xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc xuất hiện 5 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH).
Hôm nay 13/6, UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm và cấp giấy chứng nhận cho 5 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 2 năm 2021 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Quảng Trị yêu cầu MTIP thực hiện góp đủ vốn chủ sở hữu theo đúng cam kết, cụ thể hóa tiến độ chi tiết của dự án trên 14 nghìn tỷ để triển khai.
Hàng loạt dự án trọng điểm được khởi công xây dựng trong vùng quy hoạch Khu kinh tế (KKT) Đông Nam tỉnh Quảng Trị, nhưng sau khởi công thì nhiều năm vẫn nằm bất động khiến người dân trên địa bàn lâm vào cảnh quy hoạch… treo, đi không được, ở không xong.
Chiếc tàu vỏ sắt, không người lái được người dân tỉnh Quảng Trị phát hiện cách bờ khoảng 3 hải lý, trên tàu có một số bao bì thức ăn cho cá ghi chữ nước ngoài.