Về đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, các ý kiến vẫn còn khác nhau đối với 2 phương án trình ra Quốc hội.
Theo nghị trình, sáng 28/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Vấn đề bồi thường, bố trí tái định cư khi thu hồi đất cũng là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá nhiều mặt, chỉ trình Quốc hội thông qua khi dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đảm bảo chất lượng.
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 03/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tham gia phát biểu tại hội trường, đại biểu Lê Minh Nam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang cho biết, dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh sửa nhiều lần, kết tinh trí tuệ, sức lực của các tập thể, cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương và toàn thể nhân dân.
Sáng 3/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Hà Sỹ Đồng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đề nghị mở rộng các loại đất được làm dự án nhà ở thương mại, thay vì giới hạn chỉ mỗi đất ở như hiện nay.
Ngày mai 03/11, Quốc hội sẽ dành cả ngày thảo luận Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trước thềm phiên thảo luận, góp ý dự án Luật này, nhiều chuyên gia cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần bổ sung thêm những nội dung mới tạo điều kiện phát triển du lịch bền vững.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng TN-MT trước ngày 25/10 trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014 quy định về giá đất.
Ngày 6/9, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV.
Ông Đinh Dũng Sỹ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ đề xuất dùng ngân sách để đền bù thu hồi đất, thông qua nguồn vốn của ngân hàng thương mại và cho rằng giải pháp này sẽ khắc phục được câu chuyện chênh lệch địa tô cũng như giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các bên trong vấn đề thu hồi đất để tạo quỹ đất sạch.
Khó khăn trong việc định giá đất đang tạo ra nhiều thách thức cho ngành bất động sản. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng không nên loại bỏ phương pháp thặng dư trong việc định giá đất.
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giữ phương pháp thặng dư trong định giá đất khi hoàn thiện dự thảo luật Đất đai (sửa đổi). Việc giữ lại phương pháp thặng dư trong định giá đất được đánh giá là phù hợp, được nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia đồng tình.
Theo chuyên gia, phương pháp định giá thặng dư không nên bị loại bỏ. Ngược lại, những phương pháp được giữ lại vẫn còn nhiều hạn chế.
Nội dung về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng tại Điều 79, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu góp kiến và tranh luận trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 21/6.
Theo Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, chiều 21/6, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại Hội trường tiếp tục thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) là một trong số 10 dự án Luật được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5. Trong đó, nhiều Đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) để đảm bảo thống nhất với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).