Đồng Nai đang triển khai lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch đến năm 2045. Mục tiêu để đáp ứng với tình hình phát triển mới và khắc phục những hạn chế, bất cập trong đồ án quy hoạch hiện tại.
Sau 7 năm kể từ khi được Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung, đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai mới phê duyệt 2/12 phân khu thành phần thuộc đô thị mới Nhơn Trạch (huyện Nhơn Trạch).
Chiều 31/3, Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai do đồng chí Thái Bảo, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm Trưởng đoàn đã thực hiện giám sát kết quả triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch, đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.
Đồng Nai phát triển TP Biên Hòa trở thành một trong các cực tăng trưởng trọng điểm của vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam...
Tỉnh Đồng Nai đề nghị thống nhất giữ nguyên vị trí xây cầu thay phà Cát Lái theo hướng tuyến đã được Chính phủ phê duyệt.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa phản hồi thống nhất với đề nghị của Tp.HCM về việc xây thêm 3 cây cầu để tạo thuận lợi cho việc di chuyển giữa hai tỉnh thành và khu vực Đông Nam Bộ.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa đồng ý với UBND TPHCM về việc xây dựng ba cây cầu vượt sông, kết nối 2 địa phương. Đó là, cầu nối thành phố Thủ Đức với xã Tam An, huyện Long Thành; cầu nối khu vực phía Nam TPHCM với huyện Nhơn Trạch và cầu thay phà Cát Lái.Đồng Nai là cửa ngõ phía Đông của TPHCM, hai địa phương bị chia cắt bởi các sông Đồng Nai, Lòng Tàu, Đồng Tranh và Thị Vải. Tuy nhiên, nhiều năm qua, giữa Đồng Nai và TPHCM chỉ có 2 cầu được xây dựng, đưa vào sử dụng gồm cầu Đồng Nai trên tuyến quốc lộ 1A và cầu Long Thành trên đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây.
Đồng Nai thống nhất xây dựng thêm 3 cầu để kết nối với TP.HCM nhằm giảm tải giao thông kết nối giữa 2 địa phương.
Ba cầu vượt sông kết nối TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai gồm cầu kết nối thành phố Thủ Đức với xã Tam An, huyện Long Thành; cầu kết nối khu vực phía Nam TP.HCM với huyện Nhơn Trạch và cầu thay phà Cát Lái.
Ngày 8/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết đã có văn bản gửi UBND Tp. Hồ Chí Minh góp ý phương án xây thêm cầu mới kết nối hai địa phương.
Tỉnh Đồng Nai có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc góp ý phương án xây dựng thêm 3 cầu để kết nối giao thông giữa hai địa phương.
Liên quan đến việc Báo Nhân Dân phản ánh tình trạng xây dựng trái phép, phân sào bán phức tạp có nguy cơ phá vỡ quy hoạch đô thị mới Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai thông qua tại Nghị quyết số 09 ngày 9/1/2023 về phát triển đô thị Nhơn Trạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, đồng chí Lê Thành Mỹ, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch đã có cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân.
Từ nay đến năm 2030, diện tích tự nhiên của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai sẽ được điều chỉnh tăng thêm gần 100%, từ 2.048 ha lên 4.095 ha. Tỉnh Đồng Nai cũng phấn đấu đến năm 2030 sẽ thành lập thành phố Nhơn Trạch.
Thời gian qua, ở huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), tình trạng phân lô bán nền, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp diễn ra phức tạp, có nguy cơ phá vỡ quy hoạch của đô thị nằm ở trung tâm khu tam giác kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh-Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2076/QĐ-TTg ngày 22-12-2017 đã xác định đô thị Nhơn Trạch là đô thị loại II. Và Nhơn Trạch sẽ trở thành trung tâm công nghiệp sạch, công nghiệp đa ngành tại khu vực phía đông; là trung tâm logistics của vùng, đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; trung tâm giải trí và du lịch cảnh quan sinh thái của vùng.
Trong giai đoạn tới, với hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng đã và đang được triển khai thực hiện, Nhơn Trạch có rất nhiều thời cơ để bứt tốc phát triển.
Với vị trí 'vàng' 3 mặt giáp sông và nằm giữa trung tâm khu tam giác kinh tế TP.HCM - Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, H.Nhơn Trạch được định hướng xây dựng trở thành một đô thị công nghiệp - thành phố cảng.
Sở GT-VT cho biết, đơn vị đã đề nghị Sở Xây dựng tổng hợp các nội dung liên quan trình UBND tỉnh để chuẩn bị báo cáo Chính phủ cho phép điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị Nhơn Trạch thực hiện dự án Cầu Phước An.
Một dự án khu dân cư có quy mô hơn 500 ha nằm ngay vị trí cửa ngõ ra vào đô thị Nhơn Trạch nhưng đã bị 'đóng băng' nhiều năm, hiện đang bị Công an tỉnh Đồng Nai tiến hành định giá để điều tra.
Trên cơ sở đề xuất của các địa phương, UBND huyện Nhơn Trạch kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi và xử lý đối với 14 dự án đầu tư xây dựng các khu dân cư, thương mại dịch vụ chậm triển khai.
Ngày 24-9, tại huyện Nhơn Trạch, Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai, TPHCM tổ chức khởi công dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 -TPHCM.
Dự án thành phần 1A gồm có cầu Nhơn Trạch và phần đường dài hơn 8 km kết nối giữa TP.HCM và tỉnh Đồng Nai.
Theo UBND tỉnh, đối với đô thị Nhơn Trạch đến nay đã có 2 đồ án quy hoạch phân khu của các phân khu: 3.2 và 3.3 đã được phê duyệt.
Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch hơn 68 ngàn ha đất để phát triển các vùng đô thị lớn trên địa bàn tỉnh gồm: TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh, H.Nhơn Trạch và H.Trảng Bom. Dự tính các vùng đô thị trên sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Đồng Nai.
Đồng Nai là địa phương có nền công nghiệp phát triển, kéo theo đó, tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra nhanh. Do đó, việc quy hoạch, phát triển mạng lưới đô thị hiện đại, bền vững là hướng đi được Đồng Nai tập trung để nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Tuyến đường liên cảng từ Khu công nghiệp (KCN) Ông Kèo đến cảng Việt Thuận Thành, H.Nhơn Trạch khi được đầu tư xây dựng không chỉ đóng vai trò kết nối hệ thống cảng biển trên địa bàn H.Nhơn Trạch mà còn mở ra cơ hội để phát triển một đô thị cảng ven sông.
Bất động sản được nhiều nhà đầu tư lựa chọn làm kênh trú ẩn, đặc biệt là loại hình đất nền ở các địa phương giáp thành phố lớn...
Sau gần 7 năm thực hiện chương trình phát triển đô thị, Đồng Nai đã hoàn thành mục tiêu về phát triển số lượng đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, chất lượng đô thị, nhất là hệ thống hạ tầng và một số tiêu chí xếp loại đô thị vẫn còn những hạn chế.