Khích lệ tinh thần kinh doanh trong bối cảnh khó khăn

Nhiều vướng mắc của doanh nghiệp tiếp tục được phản ánh rất cụ thể tại hội nghị triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được Bộ KH-ĐT tổ chức ngày 29-2 ở Hà Nội.

Muốn xuất khẩu tốt thì phải giữ vững 'sân nhà'

Để đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5% trong năm 2024, xuất khẩu tiếp tục đóng vai trò quan trọng.

Đẩy mạnh kích cầu tạo đà tăng trưởng

Đánh giá không cao về sức mua của thị trường cuối năm, vì vậy cộng đồng doanh nghiệp tính toán đến chuyện chống 'ế' hàng hóa.

Xăng dầu liên tục tăng giá, siêu thị ở TPHCM trước sức ép của nhà cung cấp

Chi phí vận chuyển bị đẩy lên sau khi xăng dầu liên tục tăng giá, thời tiết thất thường… đã tác động trực tiếp đến giá cả nhiều hàng hóa thiết yếu, trong khi nỗ lực ổn định giá của doanh nghiệp sản xuất đã đến giới hạn.

14 hiệp hội đề nghị tính lại chi phí tái chế

Sau 3 hội thảo được tổ chức vào các ngày 23-3, 27-6 và 28-7, mới đây, 13 hiệp hội ngành hàng trong nước và Hiệp hội Thương mại Mỹ (Amcham) tiếp tục có công văn gửi 9 bộ trưởng liên quan và Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), đề nghị xem xét tháo gỡ 2 vướng mắc lớn trong dự thảo định mức chi phí tái chế (Fs) sản phẩm, bao bì thải bỏ.

Nông nghiệp thiếu hụt nhân lực chất lượng cao

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu hụt lao động tay nghề cao. Đặc biệt, lao động ở lĩnh vực nông - lâm - thủy sản.

Kích cầu tiêu dùng, vực dậy sản xuất

Hôm nay 24-5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 (về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội). Theo nhiều hiệp hội, chuyên gia, việc tiếp tục thực hiện chính sách này là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay để kích cầu tiêu dùng, vực dậy sản xuất.

Giảm lãi suất cho vay để cứu doanh nghiệp

Theo các con số thống kê đáng tin cậy, cũng như thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, các doanh nghiệp (DN) hiện đang rất khó khăn và khó khăn lớn nhất là nguồn vốn. Các DN cho rằng, lãi suất cho vay 10% như hiện nay là quá cao, DN không chịu nổi và liên tục đề xuất giảm lãi suất cho vay cũng như tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn…

Bí thư TPHCM xem mình là 'thủ môn', đội ngũ doanh nhân là hàng 'tiền đạo'

Ông Nguyễn Văn Nên ví von hội nghị gặp gỡ, lắng nghe đề xuất của các doanh nghiệp tại TPHCM tập trung nhiều thành phần nhưng đều cùng đứng trên một sân cỏ và chia ra làm 3 tuyến: Hàng tiền đạo là đội ngũ doanh nhân; hàng tiền vệ là các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền và ông xem mình là thủ môn.

Thu hồi toàn quốc lô thuốc Npluvico của Công ty CP Dược Nature Việt Nam

Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi lô thuốc Npluvico do vi phạm mức độ 2, đồng thời gửi công văn tới Sở Y tế các tỉnh, thành trên toàn quốc thông báo về việc thu hồi lô thuốc này.

'Bùng nổ' nhu cầu sầu riêng: cần tránh mất kiểm soát cung – cầu

Minh bạch vùng trồng là một trong những cơ sở để ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chinh phục thị trường. Tuy nhiên, trước bối cảnh nhiều thị trường quốc tế đang gia tăng nhập nông sản từ Việt Nam nói chung và sầu riêng nói riêng, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là kiểm soát tốt cung – cầu.

Công nhân trong thời bão giá - Bài 1: Đi chợ cũng chóng mặt

Dự báo, thời gian tới kinh tế cả nước sẽ vẫn tiếp tục chịu tác động tiêu cực từ tình hình kinh tế thế giới, giá xăng dầu tăng, chi phí nguyên liệu đầu vào gia tăng cao, trong khi xuất khẩu có dấu hiệu chững lại. Ghi nhận tại thời điểm hiện tại, người lao động đang phải đối diện với khó khăn kép. Họ vừa cố gắng chống chọi với làn sóng 'bão giá', vừa phập phồng lo lắng bị giảm giờ làm, mất việc.

Thúc đẩy phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Theo giới chuyên gia kinh tế, việc hàng hóa sản xuất tại địa phương tham gia vào hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ của TP HCM không chỉ góp phần phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố, mà còn có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất hàng hóa ở các địa phương chuyển dịch theo hướng văn minh, hiện đại.

Logistics chậm hiện đại , khó bứt phá

Dù được coi là nguồn lực chính để giúp TPHCM duy trì vai trò đầu tàu kinh tế phía Nam, thế nhưng do chậm đầu tư, hiện đại hóa, nhất là thiếu tính liên kết vùng… khiến đóng góp hàng năm của ngành này vào tổng sản phẩm (GRDP) của thành phố còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với vị thế lẫn kỳ vọng.

Hàng hóa tại TPHCM lập đỉnh giá mới

Từ ngày 1/3, nhiều hàng quán tại TPHCM niêm yết giá mới theo hướng tăng lên. Phần lớn các chủ cửa hàng lý giải giá sản phẩm, dịch vụ tăng do tác động của giá xăng dầu và gas tăng cao trong thời gian qua.

Nguồn thu từ xuất khẩu vào các thị trường lớn của TPHCM sụt giảm

Khép lại một năm bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 kéo dài, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp TPHCM trong năm 2021 giảm hơn một điểm phần trăm so với năm 2020. Hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ lực của thành phố như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU… đều sụt giảm trong năm 2021.Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước cả nước đạt 336,25 tỉ đô la, tăng 19% so với năm trước.

TPHCM: hơn 19.000 tỉ đồng dự trữ hàng hóa Tết và bình ổn thị trường

Ngành công thương TPHCM làm việc với các tỉnh, các doanh nghiệp bình ổn, doanh nghiệp chủ lực sản xuất chuẩn bị hàng Tết ở mức hơn 19.000 tỉ đồng, phục vụ dự trữ hàng. Chương trình hàng bình ổn cũng đã thu hút 80 doanh nghiệp tham gia với số tiền khoảng 7.000 tỉ đồng.

TPHCM: 80 doanh nghiệp tham gia chương trình hàng bình ổn dịp Tết

Theo Giám đốc Sở Công Thương TPHCM Bùi Tá Hoàng Vũ, hiện tại, thị trường bán lẻ tại TPHCM đã bắt đầu sôi động trở lại với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng tích cực.

Ngân hàng bơm hàng nghìn tỷ tín dụng: Tiền có vào sản xuất như kỳ vọng?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng trong quý 4/2021 với mức tăng 1-6%. Dự kiến sẽ có hàng nghìn tỷ đồng được đưa vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp có hấp thụ được lượng vốn này?

Dự báo xu hướng mua sắm Tết đến sớm hơn

Bên cạnh phương án chuẩn bị nguồn hàng hóa thiết yếu từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, bảo đảm cung ứng nhu cầu của người dân, Bộ Công Thương cũng đã có phương án phối hợp với các bộ, ngành, UBND và Sở Công Thương các địa phương để kịp thời xử lý vấn đề phát sinh trong lưu thông, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, kể cả trong trường hợp dịch bệnh lây nhiễm ở cấp độ cao.

Nhiều nơi đang ùn ứ lượng lớn rau gia vị sau vụ 'mì Hảo Hảo'

Sáng nay 11-9, tại diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản (lần 2) của Bộ NN-PTNT, TS. Trần Minh Hải thông tin, tại ĐBSCL đang tồn đọng, ùn ứ lượng lớn các loại rau gia vị kể từ khi xảy ra sự cố EU phát hiện có chất cấm 'ethylene oxide' trong 'mì Hảo Hảo' và 'miến Good' xuất khẩu vào Ireland.

TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp than khó vì giấy đi đường

Ngày 25/8, UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, một số nhóm đối tượng được ra đường sẽ phải thay mẫu giấy đi đường mới. Giấy này do Phòng PC08 hoặc công an quận, huyện, TP Thủ Đức, phường, xã, thị trấn cấp.

Bình Dương đẩy nhanh tiêm chủng, hình thành 'vùng xanh' trong sản xuất

Để giữ sản xuất, hình thành vùng xanh trong các khu công nghiệp, từ số vaccine được phân bổ, tỉnh Bình Dương thực hiện thuê y tế tư nhân tổ chức tiêm cho các doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất theo 2 phương án '3 tại chỗ' hoặc '1 cung đường, 2 điểm đến'.

Rủi ro của '3 tại chỗ' đã xuất hiện, phương án nào cho doanh nghiệp?

Những rủi ro đầu tiên của phương án sản xuất '3 tại chỗ' đã xuất hiện khi một số doanh nghiệp công bố các ca dương tính trong nhà máy. Vì vậy nhiều nghiệp muốn dừng hoạt động sản xuất để đảm bảo an toàn hoặc lên phương án diễn tập nhằm chủ động với rủi ro.

Thị trường nội địa giúp hàng Việt đứng vững trong mùa dịch

Xác định thị trường nội địa là trụ cột trong công cuộc phục hồi sản xuất, kinh doanh nên thời gian qua không ít doanh nghiệp (DN) đã có những pha 'bẻ lái' ngoạn mục để chuyển hướng kinh doanh khi việc xuất khẩu không mấy thuận lợi vì dịch bệnh.

Giá đất, mặt bằng thuê cao, doanh nghiệp 'tháo chạy' khỏi TPHCM

Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm đã chuyển dịch dần các cơ sở sản xuất ra khỏi TPHCM vì lý do giá đất đai, mặt bằng cao.

Giá đất, mặt bằng thuê cao, doanh nghiệp 'tháo chạy' khỏi TPHCM

Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm đã chuyển dịch dần các cơ sở sản xuất ra khỏi TPHCM vì lý do giá đất đai, mặt bằng cao.

Cải thiện môi trường kinh doanh: 11 Hiệp hội doanh nghiệp ký cam kết kinh doanh liêm chính

Tại Hội thảo 'Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp thông qua thúc đẩy cam kết kinh doanh liêm chính' ngày 13/11, 11 Hiệp hội Doanh nghiệp đã chính thức ký Bản cam kết kinh doanh liêm chính nhằm đề cao giá trị cốt lõi của tính chính trực, trách nhiệm và hành vi đạo đức của doanh nghiệp.

Tăng tốc 'rượt đuổi' mục tiêu xuất khẩu

Theo Bộ Công thương, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đang mất cân đối. Với những ngành hàng có thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định. Ngược lại, nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ yếu vào Trung Quốc thì giảm mạnh về số lượng hoặc giá trị.