Thực tế công tác ứng phó, bảo vệ an toàn đê trong trận lũ lịch sử đầu tháng 9 vừa qua giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như cái nhìn toàn diện về công tác quản lý, bảo vệ đê điều. Về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Công Tuyên, Trưởng phòng Quản lý đê điều, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên đã đầu tư phát triển, hiện đại hóa trang-thiết bị để nâng cao chất lượng quan trắc, dự báo và cảnh báo thời tiết, giúp giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngày 25-9, UBND tỉnh Tiền Giang có Công văn số 6058 về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, đề phòng lũ kết hợp triều cường ảnh hưởng đến an toàn các công trình thủy lợi và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Do mưa lớn kéo dài, mực nước tại hồ chứa Dầu Tiếng đang ở mức cao, vì vậy để đảm bảo an toàn công trình và khu vực hạ lưu, các đơn vị quản lý đã quyết định xả nước qua tràn hồ Dầu Tiếng.
Từ 24/9 đến 1/10, hồ Dầu Tiếng sẽ xả nước qua tràn với lưu lượng 100m3/giây, một số vùng ở hạ du sông Sài Gòn có thể bị ngập úng.
Từ ngày 19/9 đến sáng 20/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 4, nhiều khu vực tại tỉnh Hà Tĩnh đã hứng chịu mưa lớn kéo dài, gây ra ngập lụt tại nhiều địa phương và làm sạt lở một số tuyến giao thông trọng yếu.
Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng cho biết, sáng 20/9, mực nước đo được tại các trạm trên sông Hậu ở mức cao hơn báo động 1.
Tính đến trưa ngày 19/9, tỉnh Quảng Bình đã sơ tán 238 hộ dân đến nơi an toàn. Chính quyền yêu cầu không để người dân thuộc diện di dời thiếu thốn, đặc biệt là người già, trẻ em.
Thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, tối 17/9, lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh đã bắn pháo hiệu thông báo cho các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
Sáng 16/9, bão Bebinca đã đổ bộ vào thành phố Thượng Hải, miền Đông Trung Quốc. Đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào siêu đô thị 25 triệu dân này trong vòng hơn 7 thập kỷ qua kể từ năm 1949.
Trong khi đó, tại nhiều nước Trung Âu và Đông Âu, Bão Boris đổ bộ gây mưa lớn kỷ lục. Ít nhất 5 người đã thiệt mạng, hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại và hàng trăm người phải sơ tán sau trận mưa lớn lịch sử này.
Trong mùa bão mũ, những bữa ăn của cán bộ, chiến sĩ Công an Hải Dương đôi khi chỉ là cái bánh mì, mẩu lương khô, bánh ngọt, bánh quy hay bát mì tôm nấu vội, nhưng giữa lúc người dân trên địa bàn khó khăn, gian nan, hiểm nguy nhất mùa mưa bão, thì màu áo của lực lượng Công an đã trở thành điểm tựa vững vàng cho người dân tin tưởng trong cuộc chiến với thiên tai vừa qua.
Theo thống kê, Hải Dương đã xử lý, khắc phục hơn 110 sự cố về đê điều, 220 sự cố về thủy lợi, sơ tán trên 21.100 nhân khẩu ở bãi sông, khu vực trũng ngập, nguy hiểm, phòng chống bão lũ, ngập lụt.
Lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương đã huy động tổng lực xử lý, khắc phục 114 sự cố về đê điều, 226 sự cố về thủy lợi, sơ tán 8.174 hộ với hơn 21.100 nhân khẩu ở bãi sông, khu vực trũng ngập, nguy hiểm, phòng chống bão lũ, ngập lụt.
Cấp báo động lũ được chia thành 3 cấp với các tín hiệu báo lũ tương ứng, giúp người dân nắm bắt thông tin, có sự chuẩn bị kịp thời trước những diễn biến phức tạp của lũ lụt.
Mực nước sông Công dâng cao vào chiều 10-9 khiến một số xã, phường của TP. Phổ Yên xảy ra ngập úng, như: Vạn Phái, Minh Đức, Trung Thành, Nam Tiến, Thuận Thành... Đến nay, xã Vạn Phái có gần 380 hộ ở 8 xóm bị cô lập, phải di dời; phường Thuận Thành di dời 12 hộ; phường Trung Thành có hơn 60 hộ ở 2 tổ dân phố là Cầu Sơn và Thu Lỗ bị cô lập…
Vào 0h ngày 11/9/2024, lũ sông Hồng tại Hà Nội chạm mức 10,54m, vượt báo động 2 khoảng 0,04m, đe dọa đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân ở nhiều khu vực Thủ đô.
Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ vừa phát đi thông tin lũ khẩn cấp trên sông Lục Nam, sông Cầu, sông Phó Đáy và cảnh báo lũ trên hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt được quy định ở điều 45 của Quyết định 18/2021/QĐ-TTg:
Căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế - xã hội trên khu vực, báo động lũ sẽ được chia thành các cấp khác nhau. Lúc này, người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn?
Việc phân chia cấp báo động lũ và tín hiệu báo lũ có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai. Bài viết này sẽ giải đáp cụ thể về các cấp báo động lũ và tín hiệu cảnh báo lũ, nhằm giúp người dân có thể chuẩn bị và ứng phó tốt hơn trước những nguy cơ lũ lụt.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ngày 10/9 dự báo trong 12- 24 giờ tới, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh, đạt mức báo động 2.
Các hoạt động khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai đang sử dụng mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Nguyên, lũ trên sông Cầu đạt mức 2864 cm đo tại trạm thủy văn Gia Bẩy vào lúc 07h ngày 10/9/2024 (đã giảm 17 cm so với đỉnh lũ), ở mức cao hơn 56 cm so với trận lũ lịch sử xảy ra vào ngày 05/7/2001 và cao hơn 164 cm so với Báo động cấp 3.
Chiều 9/9, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên cho biết trên sông Cầu, lũ đang lên nhanh và diễn biến rất phức tạp do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ. Các trạm thủy văn Gia Bẩy và trạm thủy văn Chã tiếp tục có xu thế tăng…
Chiều 9/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng Đoàn công tác của Chính phủ đã đến kiểm tra tình hình mưa, lũ, ngập lụt tại Lào Cai.
Lũ ở các tỉnh phía Bắc rất căng sau bão số 3, nhiều nơi vượt mức báo động 3 (tức lũ rất nguy hiểm). Các địa phương thực hiện kịch bản ứng phó với từng cấp lũ. Vậy, cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt được xác định như thế nào?
Do ảnh hưởng của bão số 3, thượng nguồn và trên địa bàn Hải Dương những ngày qua có mưa to, trên diện rộng nên lũ trên hệ thống sông Thái Bình đang lên nhanh.
Do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi gây mưa lớn ở nhiều nơi, nước từ thượng nguồn đổ dồn về các sông suối gây ngập úng nhiều khu vực ở Thái Nguyên.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nên cả ngày 8/9 địa bàn tỉnh Lào Cai mưa rất to, do đó xuất hiện lũ lớn trên sông Hồng và các con suối ở vùng cao Sa Pa, Văn Bàn.
Tính đến 7 giờ ngày 7.9, trên địa bàn TP.Hà Nội có 1 người bị chết và 6 người bị thương do cây đổ, 402 cây xanh bị đổ, gãy cành.
Chiều 26/8, tại Đà Nẵng, Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (26/8/1994-26/8/2024) với sự đón nhận cờ thi đua của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng bằng khen của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho các thành tích đã đạt được.
Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự (PTDS), phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng vừa có những cập nhật về diễn biến thiên tai tại địa bàn.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã hứng chịu nhiều đợt mưa lớn kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Đáng lo ngại là hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là các trạm khí tượng thủy văn (KTTV) của địa phương còn thiếu, chưa đáp ứng cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.
Sáng 8/8, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra tại Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất - Hà Nội cho biết, mực nước trên các sông tiếp tục giảm. Sông Bùi, sông Đáy xuống dưới báo động I, sông Tích dưới mức báo động II.
Những ngày qua, mưa lớn đã hoành hành ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, trong đó lượng mưa tại một thành phố phá kỷ lục lên tới 600 mm, một thành phố khác đã xảy ra lở đất khiến 15 người thiệt mạng, trong khi hàng nghìn người đã phải di dời khẩn cấp do ít nhất 3 vụ vỡ đê.
Theo Tân Hoa xã, Bắc Kinh đã tạm thời đóng cửa nhiều tuyến đường sắt ở các vùng ngoại ô vào hôm nay 16-7 sau khi ban hành cảnh báo sớm và chuẩn bị ứng phó với giông bão, lũ quét.
Mưa xối xả vẫn đang tấn công hàng loạt tỉnh, thành phía Nam Trung Quốc, khiến gần 100 sông hồ tại đây có mực nước vượt mức cảnh báo, nhiều con sông xảy ra lũ lớn.
Theo thông báo của Bộ Thủy lợi Trung Quốc, do bị ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, nhiều sông nhánh kết nối với Hồ Bà Dương và Hồ Động Đình, 2 hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, đã chứng kiến lũ lớn.