Tín ngưỡng thần lúa của người Tây Nguyên

Trong hệ thống thần linh của người Tây Nguyên xưa, thần lúa (Yang H'ri, Yang Xri hay H'rai) là vị thần phổ biến và được coi trọng nhất.

Độc đáo nhạc cụ truyền thống của người Xơ Đăng

Dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Kon Tum gồm 5 nhóm tộc người là Xơ Teng, Ka Dong, Hà Lăng, Mơ Nâm, Tơ Đrá, thường phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Rẫy, Kon Plông và một số ở huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, Đăk Glei. Xơ Đăng là một dân tộc có nền âm nhạc dân gian phong phú, các nhạc cụ chủ yếu tự chế tác từ các loại nguyên liệu có sẵn trong rừng như tre, nứa, gỗ, dây rừng, thậm chí nhờ cả vào nước và gió.

Hùng vĩ thác Ông Bà

Sáng sớm nhìn từ xa, đèo Đại Ninh như mơ màng trong mây gió mưa bay. Theo con đường quanh co bên triền núi gần khu vực hồ chứa nước thủy điện Bắc Bình, chúng tôi hành trình đến thưởng ngoạn thác Ông Bà.

Lễ cầu mưa của người Ê Đê

Người Ê Đê ở Tây Nguyên có nhiều lễ hội quan trọng, thể hiện bản sắc văn hóa riêng. Một trong những lễ hội đặc sắc đó là Lễ cầu mưa. Cứ vào tháng 4 hằng năm, thời kỳ cao điểm mùa khô ở Tây Nguyên thì người Ê Đê lại náo nức tổ chức Lễ cầu mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn, mang lại cơm no, áo ấm cho bà con buôn làng. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Ê Đê được gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay.

Bánh tét đỗ cua

Năm nào cũng vậy, cỡ chừng này người quê tôi thường đem nông sản của nhà ra chợ. Có một thứ mà không bao giờ thiếu, đó là đỗ cua. Cái thời hàng hóa tự cung tự cấp. Nhà nào cũng trồng trỉa thu hoạch, rồi đem ra chợ bán. Có khi chỉ vừa đủ gói ghém cho buổi chợ hôm ấy tròm trèm.

Ông Krung Dăm Veo: 'Người dân còn khó khăn thì đảng viên sao có thể nghỉ ngơi'

Ông Krung Dăm Veo (Y Veo, trú tại làng Piơm, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) là cán bộ hưu trí với hơn 60 năm tuổi Đảng. Ông luôn sống gần gũi, tận tụy với bà con nên được mọi người quý mến.

Bản làng người Mày vùng biên giới Việt – Lào 'thay da đổi thịt'

Từ xưa đến nay, người Mày (thuộc nhóm dân tộc Chứt) ở bản Dộ - Tà Vờng Trong Hóa (Minh Hóa – Quảng Bình) với cuộc sống cực kỳ khó khăn chỉ dựa rừng và trồng trỉa lúa ngô ở những hóc đá chênh vênh nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng với sự nỗ lực của người dân nên cuộc sống đã dần thay đổi, bản mới đã khởi sắc giữa đại ngàn hùng vĩ sát biên giới Việt – Lào.

Đặc sắc Lễ hội Pôồn Pôông của đồng bào dân tộc Mường

Vật trung tâm trong lễ hội là cây Bông. Cây Bông là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người, dựng cây Bông đồng nghĩa với việc trả ơn cho thần linh và mời thần linh về chung vui cùng người trần gian

Gió đưa bụi chuối sau nhà…

Thói quen trồng trỉa từ thời ông bà, nên ba má tôi cũng quen chân quen tay. Có miếng đất nhỏ sau nhà mà ông bà trồng đủ thứ rau cải. Má tôi còn trồng thêm bụi chuối hột và mấy cây chuối sứ, chuối simon.

Một nhân viên bảo vệ rừng ở Đắk Lắk bị hành hung phải nhập viện

Một nhóm đối tượng lấn chiếm rừng ở buôn H'Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk đã kéo đến đập phá Trạm quản lý, bảo vệ rừng và hành hung anh Trần Hồng Minh, nhân viên của Lâm trường Buôn Ja Wầm phải nhập viện cấp cứu.

Đắk Lắk: Nhân viên bảo vệ rừng bị hành hung phải nhập viện

Ngày 5/6, thông tin từ Lâm trường Buôn Ja Wầm (thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm), xã Ea Kiết, huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, một nhân viên bảo vệ rừng của đơn vị vừa bị hành hung phải nhập viện.

Người lính Công an lưu giữ hồn xưa Tây Nguyên

Câu chuyện bắt đầu từ hơn 40 năm trước, khi ông Đặng Minh Tâm - một sĩ quan của Bộ Công an được điều động biệt phái lên Tây Nguyên tham gia bảo vệ an ninh buôn làng, 'ba cùng' với đồng bào.

Bếp ấm nhà Y Khác

Bản Tuộc của người Ma Coong với những ngôi nhà sàn bé nhỏ ở cuối đường 20 Quyết Thắng. Bản chỉ cách biên giới Việt - Lào chừng dăm kilomet, vắng lặng và bình yên. Nhà Y Khác ở đây. Sau rằm tháng 10, Y Khác đã tuốt xong lúa rẫy. Em vui vì năm nay dân bản được mùa.

Chốn yêu thương

Bước ra khỏi căn bếp vài bước là tới cái ao nhỏ, má trồng mấy hàng rau nhút, nuôi mấy con vịt cho chạy quanh vườn nhà. Còn được khoảnh đất nhỏ, ba trồng vài gốc táo để tới dịp hè hay đám giỗ, con cháu về hái trái.

Trên bến sông xưa

Nghệ nhân Ưu tú Rơ Ô Bhung (buôn Gum Gốp, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) kể rằng: Xưa kia, cư dân Jrai vùng hạ lưu sông Ba thường mời các Vua Lửa (Pơtao Apui) ở thung lũng Ayun Hạ đến làm lễ cầu mưa. Hình ảnh các Vua Lửa cùng không khí hội hè trong nghi lễ nông nghiệp quan trọng bậc nhất của người Jrai vẫn còn in đậm trong trí nhớ của vị già làng đã đi qua 85 mùa rẫy này.

Từ làng đến... đô thị loại I

Trải qua gần 1 thế kỷ, từ chỗ chỉ có những ngôi làng Jrai, Pleiku đã trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầy năng động và phát triển bậc nhất khu vực Bắc Tây Nguyên.

Vùng đất giàu trầm tích văn hóa

Huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) nằm giữa thung lũng bát ngát tươi xanh như một đồng bằng trên Tây Nguyên. Gắn liền với nền văn minh lúa nước, vùng đất này mang trong mình những trầm tích văn hóa vô cùng đặc sắc và trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương.

Út của tôi

Ấn tượng đầu tiên của tôi về Út là khuôn mặt thanh thoát, dễ thương cùng với dáng người nhỏ nhắn, đầu đội cái lúp với chiếc khăn voan mỏng, trắng tinh trong ngày lễ tân hôn. Đó là ngày Út về với Út trai.

Xây dựng làng nông thôn mới: Ngọn gió lành cao nguyên

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, những buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã từng bước 'thay da đổi thịt'. Cuộc sống no ấm đang dần hiện hữu trong những nếp nhà sàn vững chãi.

Huyền bí ngọn thác báo tin ở Đắk Lắk

Vùng đất anh hùng mang trong mình nét đẹp văn hóa đa dân tộc đặc sắc. Những truyền thuyết hấp dẫn xung quanh cảnh quan thiên nhiên còn giữ vẻ đẹp nguyên sơ. Nơi đây đang từng ngày viết lên câu chuyện đẹp về nghĩa tình của đồng bào. Giữa thời hiện đại, họ cùng nhau giữ gìn, phát huy truyền thống tạo nên một điểm du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái hấp dẫn.

Một thời 'bán trú dân nuôi'

Ngày nay, mô hình trường học 'Bán trú dân nuôi' không còn quá xa lạ với mọi người. Thế nhưng, ít ai biết rằng, hơn 20 năm trước, mô hình này đã được hình thành tại xã nghèo Kon Chiêng (huyện Mang Yang) và trở thành 'hiện tượng' trong ngành Giáo dục lúc bấy giờ bởi hiệu quả mang lại.

Lễ hội cầu mưa của người Jrai

Lễ cầu mưa là nghi lễ quan trọng nhất trong năm của người Jrai (Gia Lai), trở thành nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn bên cạnh những lễ hội truyền thống khác.

Chiếm đất rừng ở Khánh Thượng

Từ đầu năm đến nay, nhiều diện tích rừng trồng của Công ty TNHH một thành viên Lâm sản Khánh Hòa (Công ty Lâm sản Khánh Hòa), nhất là ở địa bàn xã Khánh Thượng (huyện Khánh Vĩnh) liên tục bị người dân phát chiếm để lấy đất sản xuất.

Đi tìm đàn nước Tơ Tung

Giữa những ngày đầu năm hanh hao, chúng tôi tìm về xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), nơi có dàn đàn nước độc đáo gắn với nền văn minh lúa rẫy của đồng bào Bahnar. Cùng cả nhóm tham gia chuyến trekking ngắn xuyên rừng, anh Đinh Mỡi-quản lý Nhà lưu niệm Anh hùng Núp-vui vẻ tiết lộ, chúng tôi là những 'du khách' đầu tiên được chiêm ngưỡng công trình này.

Bến nước trong đời sống tâm linh của người Jrai

Từ xưa, bến nước giữ vai trò quan trọng trong sản xuất, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Jrai. Vì vậy, hàng năm, dân làng đều tổ chức lễ cúng bến nước để cầu mong dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Mạch nguồn văn hóa: Từ chiều sâu quá khứ đến tương lai

Văn hóa xứ Thanh, dù được đo ở chiều kích nào - chiều dài thời gian hay chiều sâu lịch sử; được 'định vị' ở hình thức hay giá trị nào - văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể... thì cũng đều có những cái tên sáng giá hay những đại diện tiêu biểu nhất của văn hóa dân tộc.

Vợ nghèo chăm chồng nằm liệt giường

Anh Đinh Lên (SN 1989, làng Keo, xã Ayun, huyện Chư Sê) vốn chăm chỉ, chịu khó làm ăn. Vậy mà bất ngờ cuối tháng 12-2019, khi đang bốc giàn cốt pha lên xe tải thì chẳng may anh bị rơi trúng người dẫn đến gãy đốt sống cổ phải nằm liệt giường. Từ đó, cuộc sống của gia đình anh rơi vào khánh kiệt.

Ổn định cuộc sống nhờ canh tác rau màu

Đang mùa nắng hạn nhưng nhiều ruộng rau trên các cánh đồng như Ia Lâm, Ia Chơl (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai), Ia Kut (thị trấn Đak Đoa), Ia Kil (xã A Dơk, huyện Đak Đoa) vẫn xanh mướt.

Lò rèn làng Glung

Năm 1978, sau khi ra trường, tôi được cử đến khảo sát công trình thủy lợi của xã Yang Nam, huyện Kông Chro. Anh Đinh Chiêm hồi ấy là cán bộ xã phụ trách mảng nông nghiệp đi cùng tôi.

Tục xếp củi của người Jrai: Nét đẹp lưu truyền

Cùng với nấu cơm, dệt vải thì xếp củi là một trong những tiêu chí để đánh giá sự khéo léo, ngăn nắp của người phụ nữ Jrai. Gầm ngôi nhà sàn nào càng có nhiều củi xếp gọn gàng thì chứng tỏ những người phụ nữ trong ngôi nhà ấy càng đảm đang.

Lên rừng hái mây

Rừng Tây Nguyên có hệ động thực vật rất đa dạng, phong phú. Từ nhiều đời nay, đồng bào dân tộc thiểu số bản địa đã sống dựa vào rừng với rất nhiều lâm-thổ sản tự nhiên, trong đó không thể không kể đến loại cây vừa cho dây buộc làm nhà, đan lát, vừa cho đọt, quả để ăn. Đó là cây mây.

Xốn xang chợ tết

Chợ tết xưa ví như 'khúc dân ca bình dị' của làng quê. Những phiên chợ đã bị thời gian nhuộm một lớp màu bàng bạc và xưa cũ lên miền ký ức. Nhưng nếu bất chợt ta gặp lại bóng dáng của nó, qua những phiên chợ tết thời bây giờ, có lẽ, vẫn đủ để gợi nhắc dậy cái khung cảnh hân hoan, dào dạt sự sống và đậm sắc màu dân gian...

Rẫy, Giáng sinh và em

Chẳng có biến cố nào đã đến với tôi trong quãng đời ấy.

Du lịch làng nghề: Vẫn còn ở dạng tiềm năng

Các sản phẩm làng nghề truyền thống luôn chứa đựng trong nó nhiều giá trị tinh tế của một nền văn hóa. Và do đó, việc phát triển các nghề và làng nghề truyền thống gắn với phát triển, vừa góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc, vừa mang đến cho khách du lịch thêm những trải nghiệm thú vị.

Kho lúa của đồng bào Tây Nguyên: Ẩn sâu ý nghĩa nhân văn

Mùa này, du khách đến vùng Tây Nguyên, ngang qua những vùng sâu, vùng xa thỉnh thoảng sẽ bắt gặp những ngôi nhà sàn nho nhỏ xinh xinh nằm lẻ loi cách biệt rải rác đó đây. Có người ngạc nhiên bảo: 'Ơ, sao nhà cửa gì mà nhỏ bé thế! Sao mà ở cách xa, heo hút thế!'.

Nghĩa tình làng Châu

Người Bahnar thể hiện tính cộng đồng, sự đoàn kết ngay trong những việc nhỏ nhất và đó trở thành một đặc tính dân tộc. Đặc tính ấy đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của người bản địa ở Đông Trường Sơn. Mới đây, trong chuyến công tác đến làng Châu (xã Chư Krey, huyện Kông Chro), chúng tôi đã có cơ hội chứng thực điều này.Một ngày giữa mùa khô, khi cả gia đình anh Đinh Klich (làng Châu) đang đi làm rẫy thì 'bà hỏa' ghé thăm và thiêu rụi căn nhà sàn. Được người làng chạy lên rẫy báo tin dữ, anh Klich rụng rời tay chân, vội chạy về nhà, đau lòng nhìn cảnh tượng trước mắt chỉ còn là đống tro tàn. Không còn gì sót lại sau trận hỏa hoạn.