Bên kia đèo Cón

Từ trung tâm xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn đến khu Ngả Hải phía bên kia đèo Cón. Vực sâu hun hút, đồi núi trập trùng. Đây được coi là cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh, nối huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ với huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Chuyện những người khai hoang lập xóm

Trong những ngày đầu Xuân mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn có thêm niềm vui, phấn khởi chào đón sự kiện có ý nghĩa quan trọng của địa phương 'Kỷ niệm 60 năm nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng kinh tế mới tại xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn (1964-2024)'.

Từng bước đồng bộ Chương trình GDPT mới cấp tiểu học

Chương trình GDPT 2018 đã gần đi hết chu kỳ đầu tiên, cấp tiểu học có vai trò tiên phong đã dạy học ổn định nhưng vẫn có vướng mắc cần giải quyết.

Rừng đào nhuộm hồng Mù Cang Chải

Đến Mù Cang Chải vào những ngày gần Tết Nguyên đán, du khách sẽ thấy một huyện vùng cao được nhuộm hồng bởi hoa tớ dày (hoa đào rừng), loài hoa đặc trưng nơi đây.

Mùa đông ấm áp đến với học sinh nghèo tại Thừa Thiên Huế

Nhiều đơn vị đang tổ chức những chương trình ý nghĩa với mong muốn giúp người dân, học sinh vùng khó Thừa Thiên Huế có một mùa đông ấm áp hơn.

Tích cực phòng, chống đói rét cho cây trồng, vật nuôi

Từ ngày 20/1, thời tiết ở khu vực miền Bắc nói chung, trên địa bàn tỉnh ta nói riêng đã chuyển sang rét đậm rét hại, nhiệt độ trung bình chỉ từ 9-130C, đặc biệt là ở các huyện miền núi như Thanh Sơn, Yên Lập, Tân Sơn, nền nhiệt giảm xuống dưới 100C đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp...

Tiên phong phát triển xanh

Là người lính từng vào sinh ra tử ở chiến trường, khi trở về đời thường, ông lại tất bật với kế mưu sinh, làm giàu. Những loại cây, con ông chọn nuôi trồng đều là giống quý, đem lại giá trị kinh tế cao. Ông là cựu chiến binh Nguyễn Văn Hệ, thôn Hòa Đa, xã Phúc Thịnh (Chiêm Hóa).

Tạo vỏ bọc sang trọng để lừa 'chạy việc' chiếm đoạt hơn 1,5 tỷ đồng

Ngày 14/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Vinh (tỉnh Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phan Thái Hoan (SN 1984, trú xã Hưng Lộc, TP.Vinh) về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.

Giáo viên vùng cao khó khăn về chỗ ở

Với những giáo viên công tác xa nhà, đặc biệt là giáo viên tại các trường ở vùng sâu, vùng xa, mong muốn có nơi ăn ở là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, rất nhiều trường học ở vùng cao hiện vẫn chưa có khu tập thể hoặc khu tập thể chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của giáo viên. Để 'bám trường, bám lớp', rất nhiều thầy cô phải thuê trọ bên ngoài.

Ổn định chính sách cho giáo viên vùng cao

Nhiều giáo viên lên A Lưới đã chọn nơi đây làm quê hương thứ hai. Họ muốn là người truyền lửa cho học sinh dân tộc ít người. Hơn nữa, cuộc sống của họ đã ổn định khi được hưởng các chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên vùng khó.

Hiểu được lợi ích của BHYT, giáo viên không quá vất vả để vận động HS tham gia

Việc vận động tham gia bảo hiểm y tế học sinh sinh viên tại vùng xuôi có phần thuận lợi hơn so với trường ở vùng đặc biệt khó khăn.

Hành trình lan tỏa yêu thương của Quỹ 'Trò nghèo vùng cao'

Ghi nhận của Viện Dinh dưỡng sau tổng điều tra năm 2020 cho thấy tỉ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số thiếu cân lớn hơn gấp 2,5 lần (21% so với 8,5%) so với trẻ em người Kinh, tỉ lệ thấp còi ở trẻ em người dân tộc thiểu số (31,4%) cũng cao gấp 2 lần nhóm trẻ người Kinh.

Hành trình lan tỏa yêu thương của Quỹ 'Trò nghèo vùng cao'

Quỹ 'Trò nghèo vùng cao' được Bộ Nội vụ cấp phép ngày 25-2-2014. Quỹ hoạt động với mục đích cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần để học sinh vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đi học thường xuyên, kết quả học tập tốt hơn đồng thời Quỹ giúp kết nối cộng đồng trong hoạt động thiện nguyện.

Phụ nữ vùng cao khó chủ động khi kiếm việc làm ở vùng xuôi

Nhiều phụ nữ ở các tỉnh vùng cao xuống các tỉnh vùng đồng bằng kiếm việc làm, họ thường không chủ động, dẫn đến ít cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp, bởi nhiều yếu tố hạn chế. Đây là tình trạng mà khá nhiều chị em người dân tộc thiểu số thường gặp.

Phụ nữ xã Làng Mô khóc ròng vì cây 'thoát nghèo' bán không ai mua

Xã Làng Mô, huyện Sìn Hồ, Lai Châu, vốn nổi tiếng với nghề trồng cây sơn tra, nhưng vài năm trở lại đây, sản phẩm này xuống giá thê thảm, thậm chí là thu hoạch ra không bán được, gây khó khăn cho đời sống của chị em.

Săn sản vật mùa 'lũ chậm'

Sau nhiều ngày chờ đợi, những ngày đầu tháng 10, người dân ở vùng Đồng Tháp Mười (trên địa bàn tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp) đã thấy lũ tràn đồng. Mặc dù lũ về muộn so với các năm trước, song mùa lũ năm nay cũng mang tới nhiều sản vật có giá trị kinh tế cao.

Đầu tư nguồn lực, nâng chất lượng dạy và học ở vùng khó khăn

Đầu tư nguồn lực cho giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn là nhiệm vụ được tỉnh thường xuyên quan tâm nhằm thu hẹp khoảng cách với vùng xuôi, đóng góp tích cực vào thành tích giáo dục và phát triển KT-XH của tỉnh.

Đưa nghệ nếp của người Dao đến người tiêu dùng nội địa và quốc tế

Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Thành (Bắc Kạn) Nguyễn Thị Hồng Minh kỳ vọng, sản phẩm nghệ nếp của người Dao sẽ phát triển rộng hơn, không chỉ đến tay người tiêu dùng nội địa mà còn tiến ra thị trường quốc tế.

Chin-su chung tay mang 'một triệu bữa cơm có thịt' đến trẻ vùng cao

Chương trình 'Một triệu bữa cơm có thịt' vừa được khởi động tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Măng Cành thuộc thôn Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

CHIN-SU tài trợ 'Một triệu bữa cơm có thịt' cho trẻ vùng cao

Chương trình 'Một triệu bữa cơm có thịt' chính thức khởi động tại trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Măng Cành thuộc thôn Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đúng ngày khai giảng năm học mới.

CHIN-SU tài trợ 'Một triệu bữa cơm có thịt' cho trẻ vùng cao

Ngày 5-9, chương trình 'Một triệu bữa cơm có thịt' được chính thức khởi động tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Măng Cành thuộc thôn Kon Chênh, xã Măng Cành, Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

CHIN-SU trao 'Một triệu bữa cơm có thịt' tiếp sức giấc mơ con chữ cho học trò vùng cao

Vào ngày 5/9/2023, chương trình 'Một triệu bữa cơm có thịt' được chính thức khởi động tại trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Măng Cành thuộc thôn Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, Kon Tum.

Trải nghiệm đẹp - vì thế hệ tương lai

Tùng cắc – tùng cắc – cắc tùng... Tiếng trống khai giảng năm học mới 2023 – 2024 sắp rền vang trên các sân trường, khi mùa thu Cách mạng Tháng Tám cũng ùa về mọi miền trên Tổ quốc Việt anh hùng, kiên trung, đổi mới và rất đỗi tự hào, trong đó có quê hương Bình Thuận, vùng đất vùng biển đẹp cực Nam Trung bộ.

Vòng xoáy của... điện thoại thông minh

Trong 'Báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu năm 2023' vừa được công bố cuối tháng 7-2023, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) khẳng định có bằng chứng cho thấy việc sử dụng điện thoại di động (điện thoại thông minh) quá mức làm giảm hiệu suất học tập và tác động tiêu cực đến sự ổn định cảm xúc của trẻ em. Từ đó, UNESCO đề xuất nên cấm điện thoại thông minh tại các trường học trên toàn thế giới.

Giáo dục vùng cao A Lưới chuyển mình mạnh mẽ

A Lưới là huyện miền núi phía Tây của Thừa Thiên - Huế, có biên giới giáp nước bạn Lào, đang từng ngày 'thay da đổi thịt'...

5 điểm check in Hà Giang không thể bỏ lỡ

Hà Giang - nơi xa xôi địa đầu của Tổ quốc - một địa chỉ du lịch quen thuộc mà bất kể dân phượt nào cũng khao khát được một lần được chinh phục.

Giải bài toán nhân lực GD vùng cao (3): Lãnh đạo mong chính sách đặc thù cho GV

Nhà giáo vùng cao khó trăm bề, nhiệt huyết, yêu nghề dù có lớn đến đâu nhưng rồi sẽ khó thể vượt qua khi 'không có thực thì khó vực được đạo'.

Hiệu trưởng trường vùng cao Yên Bái lo lắng vì không tuyển được giáo viên

Những năm học gần đây, trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở Tà Xi Láng không tuyển được giáo viên và nhân viên.

Ngày hè của trẻ em vùng cao Trạm Tấu

Với trẻ em ở vùng xuôi, nơi thành thị, ngày hè là dịp các em được nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm học, các em được tham gia nhiều loại hình vui chơi, giải trí theo sở thích, sở trường từ âm nhạc, văn nghệ, thể thao đến đi du lịch.Nhưng với trẻ em ở huyện vùng cao Trạm Tấu thì hoàn toàn khác...

Độc, lạ chợ vải vùng hồ Cấm Sơn

Khác với những chợ vải vùng xuôi thường thu hái, bán sản phẩm vào đêm và sáng sớm, người dân các xã vùng lòng hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) lại thu hoạch và bán vải vào chiều muộn. Đặc biệt, bà con nơi đây sử dụng thuyền vận chuyển vải đi tiêu thụ.

Ngày mới dưới núi Ngũ Chỉ Sơn

Khu vực Tả Giàng Phình, xã Ngũ Chỉ Sơn (thị xã Sa Pa) trước đây còn được gọi là 'thung lũng hoang vắng', ít người biết tới. Chỉ hơn 3 năm gần đây, những bản người Mông dưới chân núi Ngũ Chỉ Sơn đã 'thay da, đổi thịt' với nhiều mô hình kinh tế mới, nổi bật là những vườn rau, hoa cúc, hoa ly...

Bánh áp chao Cao Bằng dân dã mà độ ngon thì dư sức níu chân du khách

Đến với Cao Bằng, có một món quà vặt mà người dân nơi đây luôn rất tự hào và luôn muốn giới thiệu đến khách du lịch từ phương xa: món bánh áp chao.

Vì sao các vùng đồng ở Thanh Chương có chênh lệch giá gặt máy?

Hiện nay, nhiều vùng đồng ở Thanh Chương lúa chín muộn, có những nơi mới chỉ gặt được 20-30% diện tích. Theo phản ánh của người dân, năm nay, nhu cầu gặt máy cao nhưng máy gặt về đồng không nhiều nên khan hiếm cục bộ, giá gặt máy cao hơn các nơi khác từ 50-70.000 đồng/sào.

Muốn luân chuyển, GV 'tự bơi' 5 lần 7 lượt đơn từ nhưng cũng chưa chắc đã được

Muốn được luân chuyển, giáo viên phải tự tìm nơi tiếp nhận, thế nhưng, thiếu nhiều vùng thiếu giáo viên, cô giáo có muốn về cũng khó.

Các cháu không muốn học với 'cô bà', GV mầm non mừng vì Bộ đề xuất giảm tuổi hưu

Quy định độ tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non thấp hơn tối đa 5 năm so với quy định là rất phù hợp và nhận được sự đồng tình cao trong đội ngũ nhà giáo

Chợ Bắc Hà – Hương sắc vùng cao nguyên trắng

Bắc Hà không chỉ được biết đến với danh xưng 'cao nguyên trắng' mà còn là nơi chợ phiên lớn và đặc biệt của khu vực miền núi phía Bắc. Chợ phiên Bắc Hà đã từng được giới truyền thông quốc tế bình chọn là chợ phiên hấp dẫn nhất Đông Nam Á.

Điện Biên: Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo học sinh dân tộc thiểu số và miền núi

Thu hoạch lúa, trồng ngô, địu con lên rẫy, tảo hôn, mù chữ... những vấn đề gắn liền với hình ảnh người phụ nữ dân tộc Mông khiến ta liên tưởng đến một cuộc sống quẩn quanh, khèo khổ, bế tắc.

Mang trường học hạnh phúc đến với học sinh dân tộc thiểu số

Ngày 30/3, Phòng GD&ĐT huyện Văn Quan tổ chức giao lưu, học tập về xây dựng 'Trường học hạnh phúc' và thực hiện chủ đề năm học 2022-2023'

Chuyện bây giờ mới kể

Nhiều năm sau, tôi vẫn không thể nào giải thích nổi vì sao lần ấy mình lại liều lĩnh, coi thường mạng sống đến vậy. Vì một cái mật gấu thứ thiệt phòng thân hay muốn làm một cuộc trải nghiệm mạo hiểm để có thực tế viết một thiên truyện ngắn gây ấn tượng? Tất cả đều không phải. Tôi đâu cần đến cả cái mật một con gấu ngựa. Còn cảm giác mạnh để tạo hứng khởi cho ngòi bút thì đấy, gần ba mươi năm đã trôi qua kể từ ngày được tận mắt chứng kiến cuộc huyết chiến đẫm máu trên đỉnh núi cao ngót một ngàn tám trăm mét so với mực nước biển ấy tôi đã viết nổi dòng nào đâu. Ngược lại những hình ảnh rùng rợn diễn ra hôm ấy vẫn luôn ám ảnh tôi, dẫn đến những cơn ác mộng thật là kinh khủng.

Chuyện tình người vùng cao

Tôi ghi lại câu chuyện này, là hoàn toàn có thật, nó là tập tục của người dân tộc vùng cao Hà Giang. Qua đây để chúng ta hiểu thêm về tình yêu, tình người của người dân trên vùng núi cao với bao tập tục, văn hóa lâu đời.

Vinh danh những người thầy thuốc

Cách đây 68 năm, ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho đội ngũ cán bộ ngành y. Trong thư, Bác căn dặn: 'Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu...'.

Chăm lo cho giáo viên an cư dạy học ở vùng khó

Công đoàn ngành Giáo dục Thái Nguyên đã tích cực vận động chăm lo cho đoàn viên, giáo viên 'an cư, dạy học' ở vùng khó.

Mang mùa Xuân no ấm về với bản làng

Tháng 2 đến là lúc những cành hoa Piar Tang Arát (người vùng xuôi tỉnh Quảng Trị gọi là hoa lang rừng) khoe sắc vàng trên khắp đỉnh non cao - nơi người Vân Kiều sinh sống. Những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào Vân Kiều đã dần đủ đầy và ấm áp, đời sống kinh tế tiếp tục có bước phát triển bởi bản làng luôn nhận được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, nhất là sự chung tay, đồng hành của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị.