Ngày 30/10, đồng chí Trương Vũ Phương - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng dẫn đoàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình hay và cách làm hiệu quả trên địa bàn huyện Kế Sách để tuyên truyền và phổ biến, nhân rộng trong cán bộ, hội viên. Cùng đi còn có đại diện hội nông các huyện, thị xã và thành phố.
Tại Sóc Trăng, sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022 - 2025 bước đầu đã đạt được hiệu quả.
Mới đây, video câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu của Thái Thuyên chia sẻ trên MXH đã thu hút hàng triệu lượt xem cùng hàng nghìn lượt bình luận từ netizen.
Mới có 2 năm chính thức làm dâu nhưng Thái Thuyên đã có 10 năm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của bà Chúc.
Giữa tháng 10/2024, Tỉnh đoàn Cà Mau phát động Tháng cao điểm của thanh niên thực hiện các công trình, phần việc nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc. Sự kiện lớn sắp diễn ra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về nhiều mặt đối với vùng đất và con người ở quê biển Cà Mau.
Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Ngôi nhà với độ cao gần 10 mét trên ngọn cây của họa sĩ Đào Anh Khánh khiến người xem ngỡ ngàng bởi nét thiết kế như trong truyện cổ tích.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 37% sản lượng nông sản đã được sản xuất và tiêu thụ theo các hình thức liên kết chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ.
Cả nước cũng có 2.510 chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, đảm bảo nguồn cung và chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản đến người tiêu dùng trên toàn quốc.
Để người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế, từng bước vươn lên trong cuộc sống, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Yên tích cực triển khai mô hình tặng cây giống, nhân rộng những vườn, đồi xanh.
Xác định hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) có ý nghĩa và tầm vóc hết sức to lớn, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thới Bình phấn khởi, vinh dự và tự hào là 1 trong 2 điểm diễn ra sự kiện này của tỉnh Cà Mau. Với quyết tâm chính trị cao, lãnh đạo huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể cấp huyện, các xã, thị trấn chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các hoạt động theo kế hoạch của sự kiện.
Sáng nay (15/10), tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau long trọng tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm của thanh niên Cà Mau thực hiện các công trình, phần việc nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 và chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029.
Do hiệu quả kinh tế cao, nên diện tích cây ăn trái tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang tăng đáng kể, thu hẹp dần diện tích lúa.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định số 1962/QÐ-UBND, ngày 8/10/2024, xếp hạng Di tích Lịch sử cấp tỉnh đối với 'Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam'. Di tích tọa lạc tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Tại nơi đây, trong những ngày tập kết năm 1954, đã diễn ra sự kiện lịch sử xúc động, thể hiện tấm lòng của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ.
Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa tổ chức họp đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 2 năm 2024.
Ngày 9-10, hơn 80 sản phẩm OCOP là nhóm mặt hàng tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh Sóc Trăng đã được UBND tỉnh Sóc Trăng giới thiệu với người tiêu dùng TPHCM.
Sự kiện nhằm giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản, đặc sản của tỉnh Sóc Trăng đến người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh.
Như một xu hướng tất yếu, sản xuất nông nghiệp hữu cơ như đốm lửa được phả những làn gió từ xu hướng tiêu dùng, âm thầm lan rộng trên những cánh đồng miền Tây Nam bộ. Sóc Trăng là tỉnh đầu tiên ở vùng đất 'chín rồng' ban hành Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Sẽ cần thời gian để khẳng định được đề án thành công hay không, nhưng nếu không có khởi đầu thì chắc chắn sẽ không thể về đích.
Chủ tịch UBND vừa ký Quyết định số 1962/QĐ-UBND (ngày 8/10/2024) xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình là Di tích lịch sử cấp tỉnh.
Ngày 8-10, thông tin từ Sở VH-TT-DL tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam (tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) là Di tích lịch sử cấp tỉnh.
Sáng ngày 8/10, tại Trung tâm Hội nghị Toàn Thịnh (thành phố Sóc Trăng), Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao năm 2024. Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội Nông dân tỉnh, Viện nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long, các sở, ban ngành tỉnh, hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh dự hội nghị.
Nếu không biết cách chọn vú sữa ngon, nguy cơ bạn mua phải những quả xanh, nhạt, đắng... rất lớn; một số dấu hiệu có thể 'mách' cho bạn đâu là quả vú sữa ngon.
Nhiều loại nông sản và thực phẩm Việt Nam, từ hạt tiêu, hạt điều, trái vải, trái nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa đến hạt gạo, cà phê… đang từng bước khẳng định vị trí trên thị trường thế giới.
Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là 'Phủ thờ Bác xã Trí Lực'), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.
Ngày 25/9, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng diễn ra Hội nghị sơ kết Dự án Phát triển sản xuất lúa đặc sản tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2022 - 2025 và Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2023 - 2025. Đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng kiêm Giám đốc Ban Quản lý Dự án Phát triển lúa đặc sản và Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng chủ trì hội nghị.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ, với diện tích trên 25.000 ha, sản lượng trái cây của thành phố hàng năm duy trì trên 200.000 tấn. Trong đó nhiều loại trái cây chủ lực như xoài, sầu riêng, nhãn, vú sữa đã xuất khẩu đều đặn đi các thị trường quốc tế. Trái cây của Cần Thơ vào được các thị trường khó tính nhờ áp dụng quy trình canh tác bền vững.
Thời gian gần đây, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Tiền Giang luôn đạt thứ hạng cao ở vùng ĐBSCL. Trong 8 tháng của năm nay, tỉnh Tiền Giang đứng hàng thứ 2 trên lĩnh vực này (sau tỉnh Long An).
Theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN - PTNT) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Sóc Trăng đặt trọng tâm từng bước chuyển từ tư duy 'phát triển sản xuất nông nghiệp' sang 'phát triển kinh tế nông nghiệp' với nhiều chương trình, dự án được triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bước chuyển đó hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững với các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Từ năm 2016, nhận thấy nhu cầu lớn về giống cây ăn quả, hoa, cây cảnh trên thị trường, anh Nguyễn Quang Thanh ở thôn Bãi Sậy 1, xã Tân Dân (Khoái Châu) đã mạnh dạn đầu tư ươm trồng hơn 2 mẫu các loại cây giống như: Cam đường canh, chanh đào, vú sữa hoàng kim, hồng xiêm, cây mộc hương, hoa nhài... Với giá bán từ 8 đến 80 nghìn đồng/cây, sau khi trừ mọi chi phí, mỗi năm vườn cây mang lại cho anh thu lãi trên 250 triệu đồng.
Trồng loại cây đột biến cho ra trái quanh năm, ông Trần Anh Nhân ngụ ở ấp Mỹ Thuận, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, có doanh thu tiền tỷ, trở thành Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.
Diện tích cây ăn trái của Cần Thơ đang được mở rộng và từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia và EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều thị trường khác.
Mỹ và Việt Nam hướng tới việc mở cửa thị trường hơn nữa cho sản phẩm trái cây, tạo điều kiện cho đầu tư chế biến phụ phẩm nông nghiệp.