Ngày 6/1, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức cấp phép lưu hành vắcxin ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Moderna Inc của Mỹ bào chế và phát triển.
15.000 người Philippines tham gia chương trình này là những người đến từ khu vực đô thị Manila, tâm dịch COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ngày 5/1 cho biết Liên minh châu Âu (EU) có thể sớm cấp phép cho loại vắcxin ngừa COVID-19 thứ hai và thông báo một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến.
Theo WB, sau khi suy giảm 4,3% trong năm 2020, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2021, thấp hơn 2/10 so với mức dự báo trước đó.
Do các nhân viên y tế không đến quầy thuốc để tiêm như lịch hẹn và vắcxin Moderna sẽ nhanh bị hỏng nếu không sử dụng khi bỏ ra tủ trữ, vì vậy MacMillan và bạn đã được mời tiêm hoàn toàn ngẫu nhiên.
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha ngày 4/1 cho biết Chính phủ Thái Lan đang tìm cách mua thêm 35 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, nâng tổng số đơn đặt hàng lên 63 triệu liều.
Đại sứ Iran tại Nga Kazem Jalali cho biết Tehran và Moskva đang chuẩn bị tổ chức hội nghị trực tiếp để bàn về vấn đề hợp tác sản xuất vắcxin ngừa COVID-19.
Dự kiến, Ấn Độ và Anh sẽ thực hiện 30 chuyến bay mỗi tuần, trong đó mỗi bên có 15 chuyến và tần suất các chuyến bay có thể tăng lên tùy vào tình hình diễn biến dịch bệnh.
Từ The Times ngày 1/1 đưa tin công ty dược AstraZeneca đang lên kế hoạch cung cấp khoảng hai triệu liều vắcxin ngừa COVID-19 mỗi tuần cho Vương quốc Anh, bắt đầu từ giữa tháng 1/2021.
Hàng loạt quốc gia trên thế giới tiếp tục tiếp nhận các loại vắcxin ngừa COVID-19 do các tập đoàn lớn trên thế giới bào chế, chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc.
Theo Tiến sỹ Rakesh Mishra, biến thể mới của SARS-CoV-2 không phải là trở ngại cho việc phát triển vắcxin và quy trình thử nghiệm vẫn được giữ nguyên.
Hàng loạt quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đồng loạt triển khai chiến dịch tiêm chủng vắcxin ngừa COVID-19 trên toàn quốc, trong bối cảnh dịch bệnh đang tiếp tục 'tàn phá' châu lục này.
Nỗi lo về biến thể mới thứ nhất chưa nguôi thì Anh tuyên bố nước này lại phát hiện một biến thể mới thứ hai của virus SARS-CoV-2 ở hai bệnh nhân có tiếp xúc với những người đã từng tới Nam Phi.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết, Trường đại học Oxford của Anh và công ty dược phẩm AstraZeneca đã trình hồ sơ lên cơ quan quản lý y tế của Anh xin phê duyệt vắcxin ngừa COVID-19.
Pfizer và đối tác Đức BioNTech SE sẽ cung cấp ít nhất thêm 70 triệu liều trước ngày 30/6/2021 và tổng 100 triệu liều sẽ được giao trước ngày 31/7/2021.
Ngày 21/12, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết nước này sẽ bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên tại các viện dưỡng lão từ ngày 27/12.
Hãng Pfizer cho biết họ tự tin vào khả năng cung cấp lên tới 50 triệu liều vắcxin ngừa COVID-19 trên toàn cầu trong năm nay và 1,3 tỷ liều vào năm tới.
Anh và Ấn Độ mong muốn đảm bảo rằng những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới sẽ được phân phối và tiếp cận công bằng với vắcxin ngừa COVID-19.
Ngân hàng trung ương Bồ Đào Nha dự báo nền kinh tế nước này sẽ giảm 8,1% trong năm 2020, do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và các biện pháp kiểm soát.
Trong suốt chiến dịch tiêm chủng vắcxin ngừa COVID-19 tại Italy, 1.500 khẩu hiệu cùng biểu tượng hoa anh thảo sẽ được đặt trên khắp các quảng trường, các bệnh viện tại Italy.
Chính phủ Mexico đã ký thỏa thuận với hãng dược phẩm CanSino Biologics của Trung Quốc, mua 35 triệu liều vắcxin ngừa COVID-19.
Giám đốc điều hành tập đoàn dược phẩm Pfizer của Mỹ, Ông Albert Bourla khẳng định hãng không cắt bỏ một quy trình nào trong tiến trình thử nghiệm vắcxin ngừa COVID-19.
Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã đăng tải một clip ngắn cho thấy các thùng chứa vắcxin ngừa COVID-19, được bảo quản trong một tủ lạnh đặc biệt, đang được chuyển đến Bệnh viện Đại học Croydon.
Pháp sẽ triển khai chương trình tiêm chủng vắcxin ngừa COVID-19 'trong vài tuần tới,' trong khi Bồ Đào Nha bắt đầu chương trình tiêm chủng vắcxin ngừa COVID-19 vào tháng 1/2021.
Thủ tướng Nga ghi nhận nhiều khu vực đã sẵn sàng khởi động chương trình tiêm chủng đại trà vắcxin ngừa COVID-19 và chỉ đạo người đứng đầu các chủ thể liên bang chịu trách nhiệm về hoạt động tiêm chủng
Đội ngũ nhân viên thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế và xã hội của thành phố sẽ là những người đầu tiên thuộc nhóm 'rủi ro' được tiêm chủng vắcxin ngừa COVID-19.
Theo Luật tiêm chủng dự phòng sửa đổi, chính phủ Nhật sẽ chi trả toàn bộ kinh phí điều trị cho bệnh nhân xuất hiện biến chứng, bồi thường tổn thất cho các công ty dược phẩm nếu bệnh nhân bồi thường.
Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ nêu rõ khoản quỹ này sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển khoảng từ 5-6 loại vắcxin tiềm năng và thúc đẩy việc xem xét cấp phép đưa các vắcxin này vào sử dụng.
Tiến sỹ Fauci khẳng định việc phát triển vắcxin ngừa COVID-19 được thực hiện dưới sự giám sát của các nhà khoa học, do đó tính an toàn và tính khoa học của tiến trình này là 'không cần bàn cãi.'
Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm vắcxin EpiVacCorona lâm sàng trên thanh niên từ 14-17 tuổi vào tháng 12 bởi độ tuổi này nhạy cảm với virus SARS-CoV-2.
CHP đã ghi nhận thêm 92 trường hợp vào thứ Sáu, nâng tổng số ca mắc tại Đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) lên thành 6.039 ca trong đó có 89 ca lây nhiễm trong cộng đồng, 17 ca không rõ nguồn lây nhiễm.
Tổng thống Trump thông báo vắcxin ngừa COVID-19 trước tiên sẽ được chuyển đến những nhân viên tuyến đầu, các nhân viên y tế và người cao tuổi.
Ngoại trưởng Retno Marsudi cho biết các tin tức mới nhất về tiến độ phát triển vắcxin ngừa COVID-19 là đáng khích lệ và Indonesia đã góp phần thúc đẩy 'chủ nghĩa đa phương về vắcxin.'
ECB cho biết việc chấm dứt 'đột ngột' các biện pháp cứu trợ có thể dẫn đến sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng hơn so với cuộc suy thoái trong đợt đầu tiên của đại dịch.
Thống kê của trang Worldometers.info, tính đến 8 giờ ngày 24/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận gần 60 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó có gần 1,5 triệu ca tử vong. Đáng quan ngại nhất là sự bùng phát Covid-19 tại châu Âu, khi mà tổng số ca lây nhiễm ở khu vực này (27 nước trong Liên minh châu Âu- EU) đã vượt quá số ca lây nhiễm ở Mỹ.
Các nhà lãnh đạo G20 - nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới - cam kết sẽ dốc sức để bảo đảm quá trình tiếp cận vắcxin ngừa COVID-19 công bằng và hợp lý cho tất cả mọi người.
Lãnh đạo G20 - nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới - ngày 22/11 cam kết sẽ 'dốc mọi tâm sức' để bảo đảm quá trình phân phối công bằng các loại vắcxin ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, cũng như hỗ trợ nền kinh tế của các nước nghèo bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch toàn cầu này.