Thả cá chép, tiễn ông Công, ông Táo

Theo truyền thống, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, mỗi gia đình Việt đều soạn mâm cơm cúng, tiễn ông Công, ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo tình hình năm qua và xin may mắn, sức khỏe, tài lộc cho gia đình ở năm mới. Trong đó, một nghi thức không thể thiếu là phong tục thả cá chép ra sông, hồ, bởi theo quan niệm dân gian, cá chép sẽ hóa rồng, đưa các vị Táo quân lên Trời.

Trẻ nhỏ theo bố đi thả cá chép tại hồ Văn (Đống Đa, Hà Nội).

Trẻ nhỏ theo bố đi thả cá chép tại hồ Văn (Đống Đa, Hà Nội).

Việc thả cá chép là phong tục truyền thống của người Việt Nam vào dịp Tết ông Công, ông Táo.

Việc thả cá chép là phong tục truyền thống của người Việt Nam vào dịp Tết ông Công, ông Táo.

Người dân thả cá chép tại hồ Văn (Đống Đa, Hà Nội) ngày 23 tháng Chạp.

Người dân thả cá chép tại hồ Văn (Đống Đa, Hà Nội) ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá chép là tập tục truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết ông Công, ông Táo.

Thả cá chép là tập tục truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết ông Công, ông Táo.

Nhiều người dân đi thả cá chép đã chuẩn bị thau, chậu đựng, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường.

Nhiều người dân đi thả cá chép đã chuẩn bị thau, chậu đựng, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường.

Thả cá chép sau lễ cúng ông Công, ông Táo là tập tục lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt Nam.

Thả cá chép sau lễ cúng ông Công, ông Táo là tập tục lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt Nam.

Hoàng Hiếu (TTXVN)

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/tha-ca-chep-tien-ong-cong-ong-tao-20250122112247596.htm