THẢO LUẬN TỔ 13: CÂN ĐỐI NGUỒN LỰC, ĐẢM BẢO TRIỂN KHAI CÓ TRỌNG TÂM, HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

Chiều 8/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 và dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Thảo luận Tổ 13 (Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang), các vị ĐBQH tán thành sự cần thiết đầu tư Chương trình đồng thời lưu ý, cần quan tâm, cân đối nguồn lực, tránh dàn trải cũng như có cơ chế về tổ chức bộ máy, con người để đảm bảo thực hiện hiệu quả,...

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13

Phát biểu tại Phiên thảo luận Tổ 13, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tán thành với sự cần thiết đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là Chương trình hết sức quan trọng, nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đặc biệt là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 (vào tháng 12/2021). Tiếp đó, năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương đã yêu cầu nghiên cứu trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xây dựng Chương trình này.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ những nội dung cơ bản cần triển khai khi Quốc hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 . Theo đó, Chính phủ cần phải cụ thể hóa từng chương trình, từng dự án, từng đề mục để đảm bảo việc thực hiện trên thực tiễn được hiệu quả.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Cho rằng, Chương trình có đối tượng, phạm vi rộng với nhiều nội dung khó, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan trình cần nghiên cứu một số nguyên tắc để rà soát, hoàn thiện Chương trình. Cụ thể: Chương trình để thực hiện các nhiệm vụ, dự án quan trọng, cấp bách về phát triển văn hóa, không thay thế toàn bộ các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về phát triển văn bản; Phân định rõ các nội dung, nhiệm vụ của chi ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển văn hóa trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, chi thường xuyên và nội dung nhiệm vụ chi;…

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình cần phải được xây dựng có trọng tâm, trọng điểm; không dàn trải; ý tưởng nhiều nhưng cần phải cân đối với khả năng và nguồn lực. Đồng thời, cần phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan theo hướng tinh gọn và có đầu mối; tăng cường phân cấp, phân quyền, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý;…

Đại biểu Lưu Bá Mạc – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

Đại biểu Lưu Bá Mạc – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

Góp ý vào Chương trình, đại biểu Lưu Bá Mạc – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cho biết, Chương trình được xây dựng với 07 mục tiêu tổng quát; 09 mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, đến năm 2030 và đến năm 2035. Theo đó, Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết.

Cũng theo đại biểu, Báo cáo đề xuất chủ trương xây dựng Chương trình đã được xin ý kiến địa phương 02 lần, vào tháng 5 và tháng 7 năm 2023. Đồng thời, Hồ sơ về nhiệm vụ "Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia” này đã được tham vấn ý kiến tại Hội thảo Hội thảo trực tuyến do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức với các địa phương, vào tháng 7 năm 2023. “Nhìn chung đã được tiếp thu một cách tối đa các ý kiến phù hợp, đến nay cơ bản đã đảm bảo đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua”, đại biểu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, nội dung về “Xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ, chuyên gia đầu ngành, chủ lực, lực lượng người lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao.”; “Phát triển nguồn nhân lực văn hóa”, trong tổ chức thực hiện, chưa đề cập đến nội dung xây dựng cơ chế, chính sách và có giải pháp đối với đội ngũ nghệ sỹ, diễn viên đã hết tuổi nghề, nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu; cũng như chưa đề cập đến cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ đối với người làm trong lĩnh vực này. Do vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, nghiên cứu, bổ sung nội dung, nhiệm vụ về cơ quan Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến thực trạng nêu trên.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

Nhất trí với sự cần thiết của Chương trình nhằm phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam, tiếp tục củng cố những thành tựu của các Chương trình ở các giai đoạn trước và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung và tiếp tục đánh giá sâu sắc hơn về tính khả thi của Chương trình, nhất là theo từng nội dung hợp phần.

Ngoài ra, để tránh sự trùng lặp với các Chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo phối hợp với các bộ, ngành để phối hợp rà soát, phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung, hoạt động có thể trùng lặp hoặc bỏ sót giữa các chương trình để đề xuất cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực các nội dung, hoạt động, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư, phù hợp với chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị xác định rõ nguồn vốn thực hiện Chương trình trong năm 2025 được bố trí từ nguồn nào trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để có cơ sở triển khai thực hiện.

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Cũng tại phiên thảo luận Tổ, các đại biểu còn cho ý kiến vào dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Theo đó, các ý kiến đều tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn nhằm đáp ứng yêu cầu từ việc thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, nghị quyết của Đảng và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Để hoàn thiện dự thảo luật, các đại biểu cho ý kiến cụ thể vào nhiều nội dung liên quan tới: giải thích từ ngữ; quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; quyền của đoàn viên công đoàn; tài chính công đoàn;…

***Một số hình ảnh tại Phiên thảo luận Tổ 13:

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13

Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 và dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 và dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm

Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm

Các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang tham dự Phiên thảo luận

Các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang tham dự Phiên thảo luận

Đại biểu Lưu Bá Mạc - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

Đại biểu Lưu Bá Mạc - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

Các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh tham dự Phiên thảo luận

Các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh tham dự Phiên thảo luận

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang

Đại biểu Lê Minh Nam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang

Đại biểu Lê Minh Nam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 và dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) vào chiều ngày 8/6./.

Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 và dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) vào chiều ngày 8/6./.

Lê Anh - Phạm Thắng

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=87329