Thói quen dinh dưỡng cho trẻ bắt đầu tập thể thao

Bên cạnh xây dựng bữa ăn hàng ngày phù hợp với sức vận động, trẻ tập thể thao cần bổ sung thêm nước cũng như sữa để đảm bảo cân bằng năng lượng.

Bé nhà tôi vốn thể chất khá yếu từ nhỏ nên khi con đi học, tôi muốn rèn thói quen chơi thể thao cho con, vừa khỏe lại vừa giúp con hòa nhập với bạn bè. Tôi cần thay đổi dinh dưỡng như thế nào để con có thể quen với việc tăng cường các hoạt động thể chất?

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM

Tập thể dục, thể thao có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Tập luyện hàng ngày giúp trẻ phát triển tốt hơn về tầm vóc, thể lực và sức đề kháng. Nếu bé đã vốn có thể chất yếu ớt, phụ huynh càng cần tập trung phối hợp giữa xây dựng chế độ dinh dưỡng nâng cao sức khỏe và tập luyện thể dục thể thao phù hợp.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy tập luyện thể dục, thể thao còn giúp nâng cao sức bền, phòng ngừa nhiều bệnh lý cả bệnh lý nhiễm trùng lẫn bệnh không lây; thể dục thể thao giúp trẻ em tăng cường tư duy, nhận thức và khả năng học tập. Bên cạnh đó, thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện tính tự giác, kỷ luật, sự bền bỉ và tinh thần đồng đội.

 Thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện tính tự giác, kỷ luật và tinh thần đồng đội. Ảnh: Thạch Thảo.

Thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện tính tự giác, kỷ luật và tinh thần đồng đội. Ảnh: Thạch Thảo.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể lực và sức đề kháng cho trẻ cần chú trọng cung cấp đủ năng lượng, chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin B1, B6, B12… và chất khoáng như sắt, calci, kẽm, magnesium, chất xơ. Bữa ăn hàng ngày cần phối hợp đủ các nhóm thực phẩm và đa dạng thực phẩm ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Trẻ nên được cho ăn đủ lượng thịt, cá, trứng… để cung cấp chất đạm và các vitamin tan trong dầu cũng như nhiều loại rau, trái cây có màu đỏ, vàng, xanh... Ngoài ra, hàng ngày, trẻ cũng cần uống sữa và sản phẩm từ sữa phù hợp với lứa tuổi. Kết hợp các điều trên, trẻ được bổ sung đầy đủ năng lượng, có thể bền bỉ hoạt động cả ngày.

Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Khi tăng cường hoạt động thể chất mà ăn thiếu chất bột đường, cơ thể dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, giảm hiệu suất tập luyện nên trẻ dễ bỏ cuộc.

Vai trò của chất đạm là giúp xây dựng mô cơ và hỗ trợ phục hồi cơ sau khi tập luyện. Nếu ăn thiếu chất đạm có nguồn gốc động vật sẽ dễ bị mệt mỏi và tăng nguy cơ chấn thương.

Vai trò của vitamin và chất khoáng là giúp hỗ trợ chuyển hóa chất khi tập luyện nhất là tập luyện tăng sức bền.

Đây là lý do cần có có các bữa ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng từ chất bột đường và chất đạm trước và sau tập luyện. Ví dụ, nhóm học sinh khi tham gia các hoạt động thể lực nâng cao sức bền, trước khi tập luyện có thể chọn loại ngũ cốc dùng kèm sữa; sản phẩm từ sữa có bổ sung yến mạch, chất xơ, vitamin, chất khoáng. Bên cạnh đó, các bé cần uống thêm nước cung cấp khi tập luyện để bù đủ nước mất qua mồ hôi và nên sử dụng nước có điện giải.

Sức bền là nhu cầu thực tiễn và cấp thiết hiện nay khi có đến 92% mẹ Việt Nam mong muốn con bền bỉ hơn để có đủ năng lượng hoàn thành tốt mọi hoạt động trong ngày (trích khảo sát của Kantar). Uống sữa lúa mạch Nestlé MILO mỗi ngày kết hợp với vận động thể chất nay đã được chứng minh khoa học bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia giúp cải thiện sức bền của trẻ.

Độc giả Phan Linh

Nguồn Znews: https://znews.vn/thoi-quen-dinh-duong-cho-tre-bat-dau-tap-the-thao-post1481154.html