Thực phẩm nên ăn và tránh khi điều trị bệnh sốt rét

Chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt với nhiều chất lỏng, protein, calo, có thể giúp bệnh nhân bị sốt rét bớt mệt mỏi và hồi phục nhanh hơn.

 Người bệnh sốt rét thường bị mệt mỏi, mất nước nên rất cần chế độ ăn uống hợp lý. Ảnh: Theeconomictimes.

Người bệnh sốt rét thường bị mệt mỏi, mất nước nên rất cần chế độ ăn uống hợp lý. Ảnh: Theeconomictimes.

Sốt rét, bệnh phổ biến do muỗi truyền, thường gia tăng vào mùa hè. Người bệnh sốt rét phải đối phó với những cơn ớn lạnh, sốt và mệt mỏi kéo dài. Tuy nhiên, chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn.

Sốt rét là bệnh đơn bào, có liên quan đến sốt cao và thường lây truyền qua vết đốt của muỗi cái Anopheline. Muỗi vận chuyển ký sinh trùng từ người bị nhiễm bệnh này sang người khác. Những ký sinh trùng này sau đó xâm nhập vào dòng máu và lây nhiễm các tế bào hồng cầu.

Các triệu chứng chính của bệnh sốt rét là sốt, ớn lạnh, nhức đầu, buồn nôn và nôn... Không có chế độ ăn cụ thể cho bệnh sốt rét nhưng dinh dưỡng đầy đủ là chìa khóa để cải thiện tình trạng này.

Chế độ dinh dưỡng tốt cần tập trung vào việc tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh mà không ảnh hưởng đến gan, thận và hệ tiêu hóa. Bệnh nhân cần được khuyến khích ăn thường xuyên với số lượng ít để giúp dung nạp thức ăn.

Những thực phẩm nên ăn

Theo India Times, những điểm sau đây cần được xem xét trong kế hoạch dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt rét:

- Sốt là khía cạnh thiết yếu: Sốt làm tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể (BMR), do đó nhu cầu calo tăng lên. Nhu cầu calo phụ thuộc vào mức độ tăng của nhiệt độ. Khi bị sốt, cảm giác thèm ăn cũng như khả năng chịu đựng của bệnh nhân giảm đi, do đó lượng calo hấp thụ là thách thức lớn.

Điều quan trọng là tiêu thụ các loại thực phẩm cung cấp năng lượng ngay lập tức như nước đường, nước mía, nước trái cây, nước dừa, nước bầu, sorbet (đường, muối và chanh với nước).

- Luôn kiểm tra lượng protein nạp vào: Yêu cầu về protein tăng lên khi có sự mất mát mô lớn. Chế độ ăn giàu protein với nhiều carbohydrate rất hữu ích trong việc sử dụng protein cho mục đích xây dựng mô và đồng hóa. Lượng protein có giá trị sinh học cao như sữa, sữa đông, lassi, buttermilk, cá (món hầm), thịt gà (súp/hầm), trứng,... rất hữu ích để đáp ứng yêu cầu.

- Kiểm soát lượng chất béo của bạn: Lượng chất béo nên ở mức độ vừa phải. Việc sử dụng chất béo từ sữa như bơ, kem, chất béo trong các sản phẩm sữa... rất hữu ích cho quá trình tiêu hóa vì chúng có chứa chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT).

Việc sử dụng quá nhiều dầu mỡ trong nấu nướng hoặc ăn đồ chiên rán sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn, rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

- Tăng cường vitamin: Mất nước và chất điện giải là tình trạng rất phổ biến ở bệnh nhân sốt rét. Chế biến thức ăn dưới dạng nước ép, hầm, canh, nước vo gạo, nước dừa, nước bầu… đều có lợi cho việc duy trì lượng nước cần thiết.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu vitamin A và vitamin C như cà rốt, củ dền, đu đủ, trái cây họ cam quýt, táo, nho, quả mọng, với lượng vitamin B phức hợp rất hữu ích để tăng cường khả năng miễn dịch.

- Nạp nhiều chất lỏng: Bệnh nhân sốt rét thường bị mất nước. Vì vậy, việc bù đắp lượng chất lỏng bị mất khỏi cơ thể này rất cần thiết. Bạn nên uống 3-3,5 lít chất lỏng hàng ngày.

Thực phẩm bệnh nhân sốt rét nên tránh

Theo Healthshots, những thực phẩm bệnh nhân sốt rét cần tránh bao gồm:

Thực phẩm chiên, thực phẩm chế biến, đồ ăn vặt, thực phẩm nhiều dầu và cay, dưa chua. Việc sử dụng quá nhiều dầu mỡ trong các món ăn nấu nướng hay chiên xào sẽ khiến hệ tiêu hóa kém, dễ dẫn đến tiêu chảy.
Uống quá nhiều trà, cà phê, ca cao và các loại đồ uống chứa caffeine khác.

Phương Mai

Nguồn Znews: https://lifestyle.zingnews.vn/thuc-pham-nen-an-va-tranh-khi-dieu-tri-benh-sot-ret-post1444301.html