Trung Quốc thống trị ngành sản xuất toàn cầu

Đồ thị thông tin sau đây thể hiện và dự báo sự thay đổi về giá trị gia tăng ngành sản xuất (MVA) của các cường quốc sản xuất trên thế giới từ năm 2000 đến năm 2030, dựa trên dữ liệu từ Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (UN) tính tới tháng 11/2024...

Vào năm 2000, Trung Quốc chỉ chiếm 6% MVA toàn cầu, kém xa các nước sản xuất khổng lồ là Mỹ, Nhật Bản và Đức cũng như một loạt quốc gia thu nhập cao khác.

Mọi thứ thay đổi khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) vào năm 2001. Địa vị thành viên WTO giúp Trung Quốc giao thương mạnh mẽ hơn với các nước thành viên khác trong tổ chức. Cùng với đó, chính phủ nước này cũng đẩy mạnh mở cửa nền kinh tế, cho phép đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực quan trọng. Tất cả các yếu tố này mở ra kỷ nguyên tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Trong những thập kỷ sau đó, thông qua cải cách kinh tế, Trung Quốc vươn mình trở thành nước sản xuất số một trên thế giới. Lực lượng lao động khổng lồ với tay nghề cao và giá rẻ hơn nhiều so với tại các nước thu nhập cao là một nhân tố quang trọng mẽ giúp Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc. Vào giữa những năm thập niên 2000, xuất khẩu chiếm hơn 30% GDP của nước này. Các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc vô cùng đa dạng, từ đồ điện tử, máy móc, hàng tiêu dùng, dệt may cho tới tàu biển.

Liên hiệp quốc dự báo Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 45% MVA toàn cầu vào năm 2030, tỷ trọng lớn nhất thế giới. Theo sau là Mỹ với tỷ trọng dự báo thấp hơn nhiều, chỉ đạt 11%.

Đức Anh

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/trung-quoc-thong-tri-nganh-san-xuat-toan-cau.htm