Tục cúng ông Công ông Táo xuất hiện từ bao giờ?
Tết ông Công ông Táo với tục lệ phóng sinh cá chép là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt.
1. Tục cúng ông Công ông Táo xuất hiện từ bao giờ?
Thời kỳ Bắc thuộc
0%
Thời kỳ chế độ mẫu hệ
0%
Chính xác
Trong cuốn Bách khoa thư làng Việt cổ truyền, PGS.TS Bùi Xuân Đính cho rằng các yếu tố như Táo quân, Ngọc Hoàng gắn với Đạo giáo xuất hiện ở nước ta khá muộn. Thực chất ngày 23 tháng Chạp là ngày cúng thần bếp, liên quan đến tục thờ Mẫu từ thời kỳ chế độ mẫu hệ. Khi đó, phụ nữ có vai trò lớn trong gia đình, xã hội và cả quan hệ hôn nhân (lấy nhiều chồng, một bà hai ông).
Ông cho rằng thần bếp là vị thần cai quản các công việc bếp núc, không chỉ là cơm ăn hàng ngày mà còn giữ hòa khí, sự an toàn của ngôi nhà - liên quan đến củi lửa, đun nấu. Ngày 23 tháng Chạp cũng là ngày tôn vinh lửa và phụ nữ - những người có công tìm ra lửa và giữ lửa (phụ nữ từ xa xưa đã đảm nhận việc bếp núc, nội trợ, mang sứ mệnh "giữ lửa" cho gia đình, cả nghĩa đen lẫn bóng).
2. Vì sao cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp?
Ngày Trái đất đến gần Mặt trời nhất trong năm
0%
Vì hết chu trình một vòng quay trái đất
0%
Vì là ngày linh thiêng nhất trong năm
0%
Vì là ngày “mở cổng trời”
0%
Chính xác
Ngày 23 tháng Chạp theo cổ nhân là ngày "mở cổng trời", tức là thời điểm 3 hành tinh Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất ở trên một quỹ đạo. Nếu ông Công ông Táo lên chệch ngày thì “cổng trời” sẽ đóng, chính vì vậy sẽ không thể vào tâu với Ngọc Hoàng. Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này. Thời gian đẹp nhất diễn ra từ tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch đến trưa ngày 23.
3. Tại sao người Việt cúng cá chép vào Tết ông Công ông Táo?
Vì cá chép bơi thể hiện sự hanh thông, trôi chảy
0%
Vì cá chép tượng trưng cho sự tròn đầy
0%
Vì cá chép tượng trưng cho sự may mắn
0%
Vì quan niệm cá chép hóa rồng
0%
Chính xác
Trong âm dương, cá chép tượng trưng cho tính âm, đồng nhất với mặt trăng nên có thể bay lên được. Và chỉ cá chép mới có thể hóa rồng. Do vậy, việc thả cá chép vào ngày 23 tháng Chạp mang quan niệm tiễn ông Táo về trời, đồng thời thể hiện ước nguyện của dân gian về một năm mới khang thịnh, vạn sự tốt lành.
4. Ông Công ông Táo lên chầu trời làm gì?
Tâu việc trị an ở nhân gian
0%
Tâu việc thiện ác ở nhân gian
0%
Tâu về việc làm ăn ở nhân gian
0%
Tâu việc bếp núc, nhà cửa ở nhân gian
0%
Chính xác
Tác giả Minh Đường trong Nghi lễ dân gian - Nghi lễ cúng gia tiên ghi, trong các vị thần, Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của nhân gian với vai trò là “tay chân” của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà. Thường ngày, Táo quân ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để đến ngày trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu. Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể.
5. Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Trong bếp và bàn thờ
0%
Trong bếp
0%
Trong nhà
0%
Bàn thờ
0%
Chính xác
Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình. GS.TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Du lịch, cho hay lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng.
Ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên, ông Táo phải được cúng dưới bếp, có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.
Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/tuc-cung-ong-cong-ong-tao-xuat-hien-tu-bao-gio-2365152.html