Về Hưng Yên vãn cảnh chùa Chuông đầu năm mới
Chùa Chuông, hay còn gọi là Kim Chung tự, tọa lạc tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Ngôi chùa mang những giá trị văn hóa, tinh thần của một đô thị cổ sầm uất, nổi tiếng với câu 'Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến'.
![Những ngày đầu năm Ất Tỵ 2025, sân chùa đón đông đảo người dân địa phương và du khách đến dâng hương, cầu an. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_07_465_51417202/5d71706b4825a17bf834.jpg)
Những ngày đầu năm Ất Tỵ 2025, sân chùa đón đông đảo người dân địa phương và du khách đến dâng hương, cầu an. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
![Dòng người viếng chùa Chuông dịp Xuân mới. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_07_465_51417202/1e2f3035087be125b86a.jpg)
Dòng người viếng chùa Chuông dịp Xuân mới. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
![Chùa Chuông được khởi dựng từ thời Lê (thế kỷ 15) và trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ 17). Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_07_465_51417202/8e52a148990670582917.jpg)
Chùa Chuông được khởi dựng từ thời Lê (thế kỷ 15) và trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ 17). Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
![Theo Ban Quản lý di tích tỉnh Hưng Yên, tên gọi Chùa Chuông gắn liền với một truyền thuyết về quả chuông vàng trôi dạt trên sông trong trận đại hồng thủy. Dù nhiều nơi cố gắng vớt nhưng không thành, chuông chỉ dừng lại ở làng Nhân Dục. Dân làng tin rằng đây là báu vật trời ban nên rước chuông về chùa. Khi thỉnh lên, tiếng chuông vang xa vạn dặm. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_07_465_51417202/6e864e9c76d29f8cc6c3.jpg)
Theo Ban Quản lý di tích tỉnh Hưng Yên, tên gọi Chùa Chuông gắn liền với một truyền thuyết về quả chuông vàng trôi dạt trên sông trong trận đại hồng thủy. Dù nhiều nơi cố gắng vớt nhưng không thành, chuông chỉ dừng lại ở làng Nhân Dục. Dân làng tin rằng đây là báu vật trời ban nên rước chuông về chùa. Khi thỉnh lên, tiếng chuông vang xa vạn dặm. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
![Lo sợ kẻ xấu trộm chuông, các tăng ni đã kịp giấu đi. Sau này, không ai tìm thấy chuông nữa. Có người cho rằng chuông vàng đã về với đất mẹ. Để tưởng nhớ, các tăng ni cùng người dân đổi tên chùa thành Kim Chung Tự - chùa Chuông Vàng. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_07_465_51417202/08092913115df803a14c.jpg)
Lo sợ kẻ xấu trộm chuông, các tăng ni đã kịp giấu đi. Sau này, không ai tìm thấy chuông nữa. Có người cho rằng chuông vàng đã về với đất mẹ. Để tưởng nhớ, các tăng ni cùng người dân đổi tên chùa thành Kim Chung Tự - chùa Chuông Vàng. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
![Khuôn viên chùa gồm các hạng mục như tam quan, tiền đường, thượng điện, nhà thờ đức vua Thần Nông, nhà Tổ, nhà Mẫu... Các công trình được bố trí đăng đối, cân xứng hài hòa, tạo nên nét kiến trúc đặc sắc. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_07_465_51417202/f1f5d3efeba102ff5bb0.jpg)
Khuôn viên chùa gồm các hạng mục như tam quan, tiền đường, thượng điện, nhà thờ đức vua Thần Nông, nhà Tổ, nhà Mẫu... Các công trình được bố trí đăng đối, cân xứng hài hòa, tạo nên nét kiến trúc đặc sắc. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
![Không chỉ có kiến trúc đẹp, chùa Chuông còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị về mặt mỹ thuật, lịch sử - văn hóa như hoành phi, câu đối, chuông đồng, khánh đá… Tiêu biểu là cây cầu đá xanh và cây hương đá được dựng năm 1702. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_07_465_51417202/1f4c3c560418ed46b409.jpg)
Không chỉ có kiến trúc đẹp, chùa Chuông còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị về mặt mỹ thuật, lịch sử - văn hóa như hoành phi, câu đối, chuông đồng, khánh đá… Tiêu biểu là cây cầu đá xanh và cây hương đá được dựng năm 1702. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
![Nét đặc sắc của chùa còn thể hiện qua hệ thống tượng Phật độc đáo, phong phú. Nổi bật là Bát bộ Kim Cương, Thập bát La Hán, bốn bức tượng Bồ Tát… đặt dọc theo hai dãy hành lang. Các pho tượng được chế tác công phu, mỗi pho có tư thế, dáng vẻ và biểu cảm riêng. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_07_465_51417202/f82bdc31e47f0d21546e.jpg)
Nét đặc sắc của chùa còn thể hiện qua hệ thống tượng Phật độc đáo, phong phú. Nổi bật là Bát bộ Kim Cương, Thập bát La Hán, bốn bức tượng Bồ Tát… đặt dọc theo hai dãy hành lang. Các pho tượng được chế tác công phu, mỗi pho có tư thế, dáng vẻ và biểu cảm riêng. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
![Dù Phố Hiến không còn là thương cảng sầm uất như xưa, chùa Chuông vẫn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của vùng đất này. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_07_465_51417202/912db4378c7965273c68.jpg)
Dù Phố Hiến không còn là thương cảng sầm uất như xưa, chùa Chuông vẫn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của vùng đất này. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
![Hàng năm, vào các ngày 15-1, 8-4, 15-4, 15-7 Âm lịch, lễ hội chùa Chuông được tổ chức, thu hút du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_07_465_51417202/da39fc23c46d2d33747c.jpg)
Hàng năm, vào các ngày 15-1, 8-4, 15-4, 15-7 Âm lịch, lễ hội chùa Chuông được tổ chức, thu hút du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
![Chùa Chuông được công nhận là di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1992 và là một di tích tiêu biểu trong Khu di tích Phố Hiến - được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt năm 2014. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_07_465_51417202/f8c0dfdae7940eca5785.jpg)
Chùa Chuông được công nhận là di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1992 và là một di tích tiêu biểu trong Khu di tích Phố Hiến - được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt năm 2014. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/ve-hung-yen-van-canh-chua-chuong-dau-nam-moi/