'Vua sám hối' là biệt danh gắn với vị vua nào trong sử Việt?

Lên ngôi khi đất nước tạm yên, dù không nắm thực quyền trong tay, vị vua này vẫn giữ vững vai trò biểu tượng của vương triều Lê, tiếp nối đạo trị quốc của tổ tiên và chăm lo đời sống dân sinh.

1. “Vua sám hối” là biệt danh gắn với vị vua nào trong lịch sử Việt Nam?

Lê Thánh Tông

0%

Lê Hy Tông

0%

Lý Thái Tổ

0%

Trần Nhân Tông

0%

Chính xác

"Vua sám hối" là biệt danh gắn liền với vua Lê Hy Tông - vị vua từng ban sắc lệnh cấm đạo Phật, nhưng sau đó đã công khai thừa nhận sai lầm và cho tạc tượng để thể hiện sự sám hối.

Theo thông tin trên trang Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tại chùa Hòe Nhai (Hà Nội) hiện còn lưu giữ một pho tượng sơn son thiếp vàng độc đáo, khắc họa hình ảnh một vị vua mặc triều phục, quỳ gập người, hai bàn tay cung kính đặt trên mặt đất. Trên lưng vua là tượng Phật Thích Ca ngồi thiền trên tòa sen. Bức tượng được gọi là “Phật ngồi lưng vua”, hay còn được biết đến với tên gọi “Vua sám hối”.

Nguồn gốc của pho tượng được cho là từ thời vua Lê Hy Tông (1663-1716). Năm 1678, ông ra sắc lệnh trục xuất toàn bộ tăng ni ra khỏi kinh thành, ai không tuân theo sẽ bị khép vào trọng tội. Lệnh cấm khiến Phật giáo rơi vào cảnh suy vong. Trước tình cảnh đó, thiền sư Tông Diễn - Tổ thứ hai của thiền phái Tào Động - đã dâng vua một chiếc hộp được cho là chứa ngọc quý, thực chất là một tờ sớ về giá trị đạo đức và đóng góp xã hội của Phật giáo.

Tờ sớ nhấn mạnh: “Đời Lý, Trần các vua hết sức coi trọng đạo Phật mà quốc gia thịnh trị, khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của; đạo Phật như một viên ngọc quý của quốc gia”.

Tương truyền, sau khi đọc xong, vua Lê Hy Tông lập tức bừng tỉnh, triệu thiền sư vào triều, cúi đầu tạ lỗi và thu hồi sắc lệnh. Để thể hiện thành tâm sám hối, nhà vua cho tạc pho tượng “Phật ngồi lưng vua” đặt tại chùa Hòe Nhai. Đây là tác phẩm điêu khắc Phật giáo độc nhất vô nhị còn lưu lại đến ngày nay.

2. Đây là vị hoàng đế thứ mấy của nhà Hậu Lê?

17

0%

19

0%

21

0%

23

0%

Chính xác

Vua Lê Hy Tông tên thật là Lê Duy Cáp, còn có tên khác là Lê Duy Hiệp (có sách chép là Lê Duy Hợp). Vua sinh ngày 15 tháng 3 năm Quý Mão (1663), là con trai út của vua Lê Thần Tông, là em của các vua Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông và Lê Gia Tông. Ông là Hoàng đế thứ 21 của nhà Hậu Lê và là vị vua thứ 10 thời Lê Trung Hưng.

3. Ông đã giữ ngôi hoàng đế trong bao nhiêu năm?

5 năm

0%

10 năm

0%

20 năm

0%

Gần 30 năm

0%

Chính xác

Theo sử sách chép lại, vua Lê Hy Tông lên ngôi từ tháng 6 năm Ất Mão (1675) và làm vua đến tháng 4 năm Ất Dậu (1705) thì nhường ngôi cho con. Ông ở ngôi tổng cộng được gần 30 năm. Sau khi nhường ngôi, Lê Hy Tông làm Thái thượng hoàng 11 năm (1705-1716), đến ngày Quý Mão tháng 4 năm Bính Thân (3/4/1716), ông qua đời, hưởng thọ 53 tuổi.

4. Ai là người thực sự nắm quyền lực thời vị vua này?

Chúa Nguyễn Phúc Chu

0%

Chúa Trịnh Tạc

0%

Tướng Nguyễn Hữu Cảnh

0%

Chúa Trịnh Sâm

0%

Chính xác

Theo tư liệu từ báo Bình Phước, Lê Hy Tông lên ngôi vào thời điểm cuộc chiến Trịnh - Nguyễn đã chấm dứt được 3 năm, trong khi tàn dư nhà Mạc ở Cao Bằng sắp bị tiêu diệt hoàn toàn (năm 1677). Quyền hành triều chính khi đó thuộc về chúa Trịnh Tạc.

Sách Đại Nam quốc sử diễn ca chép rằng:

Hy Tông hoàng đệ thay anh,
Ngôi không luống giữ, quyền hành mặc ai.

5. Chính sự dưới thời vị vua này được đánh giá như thế nào?

Loạn lạc liên miên, triều đình suy yếu

0%

Triều chính rối ren, quan lại tham nhũng

0%

Kỷ cương chấn hưng, dân chúng yên ổn làm ăn

0%

Kinh tế sa sút, chính sự hỗn loạn

0%

Chính xác

Đánh giá về vua Lê Hy Tông, sách Đại Việt sử ký tục biên viết: “Vua tuân giữ cơ nghiệp có sẵn của tiên vương, rủ áo khoanh tay mà nước được trị, kỷ cương được chấn hưng, thưởng phạt nghiêm minh, các công khanh phần nhiều đều xứng chức, các quan lại vâng theo pháp luật, dân chúng yên ổn làm ăn. Chính sự khoảng niên hiệu Vĩnh Trị và Chính Hòa xứng đáng được coi là đứng đầu đời Trung hưng”.

Hoàng Linh

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vua-sam-hoi-la-biet-danh-gan-voi-vi-vua-nao-trong-su-viet-2425145.html