7 loại thực phẩm cần tránh để có miễn dịch khỏe mạnh

Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng. Dinh dưỡng tốt có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh do viêm mạn tính, nhưng nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn uống ngày nay có thể khiến hệ thống miễn dịch gặp nguy hiểm.

Dưới đây là 7 loại thực phẩm cần tránh để giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt:

1. Ngũ cốc tinh chế

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giữ cho thức ăn và chất thải di chuyển dọc theo cơ thể, ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng rất tốt cho hệ thống miễn dịch. Các vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột sử dụng chất xơ để kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Ngũ cốc tinh chế trải qua quá trình loại bỏ chất xơ. Các loại ngũ cốc có thể được tinh chế để tạo hương vị, hình thức hoặc bảo quản sản phẩm được lâu hơm, nhưng nếu không có chất xơ, nhiều lợi ích sức khỏe sẽ bị mất đi.

Thực phẩm ít chất xơ cũng khiến bạn cảm thấy kém no hơn. Vì vậy, bạn có thể có xu hướng ăn nhiều hơn. Ngũ cốc tinh chế cũng khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh hơn. Cả hai điều này đều góp phần làm tăng cân và làm tổn hại đến hệ miễn dịch.

Các loại thực phẩm phổ biến được làm từ ngũ cốc tinh chế bao gồm:

Bánh ngọt

Gạo trắng

Bánh mì trắng

Bánh bột mì

Thực phẩm làm từ bột mì trắng hoặc bột mì đa dụng…

2. Thực phẩm siêu chế biến

Thực phẩm siêu chế biến được thay đổi theo nhiều cách trong quá trình sản xuất. Một loại thực phẩm có thể được chế biến hoặc siêu chế biến để:

Trông bắt mắt hơn hoặc có vị khác

Sản xuất hoặc vận chuyển dễ dàng hoặc nhanh hơn

Có thời hạn sử dụng dài hơn

Thuận tiện hơn khi chuẩn bị hoặc ăn uống…

Hầu hết các loại thực phẩm siêu chế biến đều chứa một danh sách dài các chất phụ gia và bảo quản (mặc dù hầu hết trong số này đã được phê duyệt về an toàn thực phẩm). Tuy nhiên, một số hóa chất trong thực phẩm chế biến sẵn có thể không tốt cho hệ miễn dịch.

Cần tránh thức ăn nhanh để có miễn dịch khỏe mạnh

Ngoài ra, hầu hết thực phẩm siêu chế biến đều được làm từ ngũ cốc tinh chế và có nhiều chất béo, muối và đường bổ sung. Chúng cũng chứa ít vitamin và khoáng chất mà hệ thống miễn dịch của cơ thể cần.

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể khiến cơ thể bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc dễ bị viêm mạn tính, mắc các bệnh tự miễn, dị ứng hoặc ung thư…

Thực phẩm siêu chế biến phổ biến bao gồm:

Bánh ngọt, bánh quy và kẹo đóng gói

Khoai tây chiên và đồ ăn nhẹ

Thanh ăn sáng đóng gói, bánh mì cuộn và bánh bao

Thực phẩm ăn liền

Hầu hết các loại thức ăn nhanh…

3. Đồ chiên

Thực phẩm chiên có thể gây căng thẳng cho hệ thống miễn dịch theo một số cách:

- Chúng có xu hướng chứa nhiều calo: Thực phẩm được chiên để tạo hương vị thơm ngon, điều đó có thể có nghĩa là ăn nhiều calo cùng một lúc… Ăn thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân, không tốt cho hệ thống miễn dịch.

- Dầu dùng để chiên có thể không tốt cho hệ thống miễn dịch: Nhiều loại dầu, ngay cả khi chúng được làm từ thực vật, có hàm lượng axit béo omega-6 cao hơn. Chúng ta cần axit béo omega-6 trong chế độ ăn uống của mình, giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng và nhiều loại thực phẩm lành mạnh có chứa omega-6. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều omega-6 hơn axit béo omega-3 cso thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.

- Đồ chiên rán hấp thụ nhiều dầu: Dó đó, hầu hết các món chiên đều chứa lượng lớn axit béo omega-6. Chúng ta có thể khó ăn đủ axit béo omega-3 để giúp cho hệ miễn dịch ở trạng thái cân bằng.

Thực phẩm chiên có thể gây căng thẳng cho hệ thống miễn dịch

4. Đồ ăn mặn

Hầu hết muối trong chế độ ăn điển hình đều có nguồn gốc từ thực phẩm đóng gói hoặc chế biến sẵn. Lượng natri khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là dưới 2.300 mg mỗi ngày, nhưng lượng tiêu thụ trung bình hàng ngày cảu chúng ta thường cao hơn rất nhiều tới 3.400 mg mỗi ngày. Quá nhiều natri gây căng thẳng cho hệ tim mạch và thận và ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch.

Chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến chứng viêm, có thể làm cho một số tình trạng mạn tính và tự miễn dịch trở nên tồi tệ hơn, như bệnh chàm, đa xơ cúng… Viêm mạn tính cũng là một yếu tố quan trọng gây ra bệnh tim mạch, bệnh thận và bệnh gan.

Quá nhiều natri cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào chống nhiễm trùng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều natri có thể làm cho một loại tế bào miễn dịch nhất định - gọi là bạch cầu trung tính – kém hiệu quả hơn. Đây là những tế bào máu chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn.

5. Thực phẩm và đồ uống có thêm đường

Ăn quá nhiều đường cũng dẫn đến viêm nhiễm. Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa lượng đường dư thừa và các bệnh tự miễn dịch như: Viêm khớp dạng thấp, viêm ruột, bệnh vẩy nến, đa xơ cứng…

Ăn nhiều đường cũng góp phần làm tăng cân, dẫn đến tình trạng viêm nhiều hơn.

6. Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn

Ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu có thể làm tăng tình trạng viêm ở một số người. Điều đó có thể xảy ra nhiều hơn nếu thịt được chế biến sẵn.

Trên thực tế, bất kỳ loại thịt chế biến hoặc thịt đã qua xử lý nào cũng có nhiều khả năng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch hơn. Thịt chế biến bao gồm: Thịt xông khói, xúc xích, rhịt hộp…

Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ ở mức 2 phần hoặc ít hơn mỗi tuần và chỉ nên thỉnh thoảng ăn thịt chế biến sẵn.

7. Rượu

Uống rượu - đặc biệt là uống nhiều rượu - có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch theo nhiều cách khác nhau: Có thể làm giảm vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh mà hệ thống miễn dịch của bạn cần để hoạt động. Uống nhiều rượu cũng có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào miễn dịch mà cơ thể sản xuất, dẫn đến tình trạng viêm và khiến có thể dễ bị nhiễm trùng hơn.

Nếu bạn chọn uống rượu, tốt nhất bạn nên hạn chế uống hàng ngày ở mức:

Đối với nam giới là 2 ly trở xuống, đối với nữ là 1 ly trở xuống.

Mời bạn xem thêm video

Nước thanh nhiệt có hiệu quả làm mát gan? |SKĐS

BS. Tăng Minh Hoa

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/7-loai-thuc-pham-can-tranh-de-co-mien-dich-khoe-manh-169240531230631926.htm