'Ăn rừng' từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu 'Ăn của rừng rưng rưng nước mắt', để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, 'ăn rừng' không còn 'rưng rưng' nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.
Tín chỉ carbon rừng - Một cơ hội mới
“Chúng tôi ăn rừng" là tựa cuốn sách kinh điển của nhà dân tộc học Georges Condominas kể về cách "ăn rừng" của người xưa rất hay, đó là phải giữ rừng một cách văn hóa. Hiện nay, con cháu của "chúng tôi ăn rừng" có thêm phương cách mới tiếp nối sự thông minh ấy, đó là “ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon, hay trồng rừng gỗ lớn một cách căn cơ, khoa học và bền vững.
Điều đó có nghĩa rằng rừng không chỉ che phủ đồi núi trọc, cân bằng sinh thái, giữ đất giữ nước, mà còn là sinh kế cho người dân từ việc bản tín chỉ carbon rừng. Và ngược lại, khi rừng là nguồn lợi của người dân, rừng sẽ được bảo vệ chặt chẽ hơn để giữ lấy những “lá phổi xanh" cho đời sau. Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng về rừng, với tỷ lệ che phủ rừng từ 40,84% năm 2015 lên 42.02% vào năm 2022; duy trì, phát triển hơn 14,7 triệu ha rừng, trong đó có 4,6 triệu ha rừng trồng.
Tuy vậy, cũng cần nói rõ, không phải cứ có rừng là có thể bán tín chỉ carbon.
Trong thị trường mua bán phát thải, nhà nước phân bổ hạn ngạch phát thải cho các cơ sở có nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính. Nếu cơ sở nào phát thải quá định mức phân bổ cho một thời kì, họ được phép mua thêm hạn ngạch phát thải để bù trừ cho sự chênh lệch đó (điểm d khoản 3 Điều 19 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP).
Kết quả giảm phát thải của rừng, ví dụ như 1 tấn CO2 hấp thụ được, có thể quy đổi ra tín chỉ carbon để trở thành hàng hóa. 1 tín chỉ carbon tượng trưng cho 1 tấn CO2 mà người sở hữu chúng có quyền phát thải. Pháp luật ở một số quốc gia cho phép các cơ sở có nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính có thể mua tín chỉ carbon, thay vì hạn ngạch phát thải, để bù trừ, nhưng số lượng này có thể bị hạn chế. Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone chỉ cho phép sử dụng số lượng tín chỉ carbon để bù trừ không vượt quá 10% tổng số hạn ngạch phát thải được phân bổ cho cơ sở trong một thời kì (điểm d khoản 3 Điều 19). Đối với những người mua không bị nhà nước áp đặt định mức phát thải, họ có thể trả tiền cho lượng phát thải của mình bằng cách mua các tín chỉ carbon để bù trừ, hoặc để tính điểm cho tiêu chí môi trường về phát thải carbon trong thực hành bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG).
Nhưng không phải rừng hấp thụ và lưu giữ được bao nhiêu carbon thì có thể quy đổi ra hết tín chỉ carbon. Cái có thể quy đổi được là kết quả giảm phát thải, nghĩa là chúng ta phải can thiệp để tăng khả năng hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, hay nói cách khác, là thực hiện dự án carbon rừng. Dự án carbon xây dựng các hoạt động can thiệp với kỳ vọng tạo ra các kết quả giảm phát thải và từ đó, đóng góp vào mục tiêu chung là giảm hiệu ứng khí nhà kính và giảm biến đổi khí hậu. Các hoạt động của dự án carbon rừng có thể kể đến là giảm mất rừng và suy thoái rừng, trồng rừng hoặc tái trồng rừng, và quản lý rừng bền vững. Trong Dự án Plan Vivo tại xã Hiểu, một xã ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, vấn đề tồn tại trước đây là đốt rừng để làm rẫy trồng sẵn, khai thác gỗ để làm nhà và bán ra bên ngoài. Dự án đã xây dựng hoạt động can thiệp chống mất rừng là tuần tra bảo vệ rừng thường xuyên trong khu vực dự án do người dân thực hiện. Dự án cũng tổ chức hoạt động nông lâm kết hợp như trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Đối với Dự án carbon rừng tại sáu tỉnh Bắc Trung Bộ, nguồn thu từ bán tín chỉ carbon rừng được chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, tổ chức và UBND các xã tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng và hỗ trợ sinh kế cho các cộng đồng người dân
sống phụ thuộc vào rừng.
Từ Nghị định số 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bản tín chỉ carbon) và quản lý tài chính thỏa thuận vùng Bắc Trung bộ, Bộ NN-PTNT đã chuyển nhượng 10,2 triệu tấn CO2 vùng Bắc Trung bộ cho
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD). Từ đó, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trung ương sẽ nhận 51,5 triệu USD từ Quỹ carbon thông qua IBRD, sau đó điều phối gần 50 triệu USD đến các địa phương theo quy định. Trong số đó, tỉnh Quảng Bình chuyển nhượng hơn 2,4 triệu tấn CO2, được chi trả khoảng 235 tỷ đồng trong giai đoạn 2023-2025. Riêng năm 2023, Quảng Bình được nhận 82,4 tỷ đồng.
Ông Phan Hồng Thái, Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết: "Vườn được chi trả hơn 20 tỷ đồng. Số tiền này chúng tôi đang chuyển về cho các đơn vị, hộ gia đình, các cộng đồng nhận giao khoán giữ rừng. Đây là số tiền mà thời gian trước không hề có, làm bừng lên không khí bảo vệ rừng trong cộng đồng". Tại Quảng Bình, xã có diện tích rừng được bán tín chỉ carbon cao nhất là Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) với hơn 2,7 tỷ đồng. Trong khi đó, anh Hồ Văn Kiên, Tổ bảo vệ rừng cộng đồng bản Ruộng, xã Hướng Tân (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) cho biết, ngoài tiền bảo vệ rừng do Nhà nước chi trả, nay có tiền từ bán tín chỉ carbon, bà con có nguồn thu nhập để chăm lo đời sống tốt hơn.
Dọc dãy Trường Sơn và các tỉnh có rừng trên cả nước đang sôi nổi khí thể bảo vệ rừng bằng phương pháp mới, khoa học: du lịch, bán tín chỉ carbon, trồng rừng gỗ lớn. Người dân tin rằng, trong tương lai không xa, việc làm giàu từ bảo vệ rừng một cách bền vững là tất yêu đối với hàng triệu hécta rừng. Bởi lẽ, hướng đi bền vững này không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn góp phần bảo tồn rừng, văn hóa bản địa từng bản làng được trao truyền cho con cháu được bền lâu.
Những rào cản để "rừng thành vàng"
Mặc dù tiềm năng dành cho thị trường tín chỉ carbon rừng là rất lớn, và trên thực tế Việt Nam đã nhận hàng chục triệu USD cho hoạt động bản tín chỉ carbon rừng. Tuy nhiên, để đánh thức tiềm năng này, cần phải giải quyết một số vấn để cốt lõi có tính chất pháp lý.
Đến nay, hệ thống cơ chế chính sách quản lý tín chỉ carbon nông nghiệp, lâm nghiệp còn thiếu đồng bộ, rải rác ở nhiều văn bản; phần lớn vùng sản xuất nông nghiệp và diện tích rừng chưa được phát triển tín chỉ carbon: thiều sân giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon. Bên cạnh đó, còn có những hạn chế trong đo đạc, kiểm đềm, thẩm định, chứng nhận tín chỉ carbon, xác định hàm lượng carbon trong hàng hóa...
Các chính sách về carbon rừng còn đang thiều những quy định chung, nhằm hài hòa giữa giao dịch tín chỉ carbon theo thị trường và theo cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Bên cạnh đó, khoảng trống trong khuôn khổ pháp lý đối với việc xác định bản chất tài sản của tín chỉ carbon rừng hay mối quan hệ giữa sở hữu tín chỉ carbon rừng với quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng rừng cũng sẽ dẫn đến những bất cập trong việc chuyển nhượng và chia sẻ lợi ích từ nó.
Vấn đề hạn ngạch giảm phát thải đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC và tiềm năng tín chỉ carbon rừng có thể thương mại của từng địa phương chưa được xác định, phân bổ. Thông tin, nhận thức của nhiều bên liên quan đến dịch vụ carbon rừng còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, tiêu chuẩn carbon rừng và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định, cấp tín chỉ để áp dụng cho thị trường carbon trong nước chưa được xây dựng
Một vướng mắc nữa, đó là việc phân bổ tiền thu được từ bản tin chỉ carbon rừng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm cho biết, theo quy định, đổi tượng hưởng lợi là cộng đồng dân cư, UBND cấp xã có thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng với chủ rừng là tổ chức trong khi thực tế ở Quảng Bình thì diện tích rừng tự nhiên của các chủ rừng là tổ chức chủ yếu nằm ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, nhiều nơi giáp biên giới, điều kiện tiếp cận khó khăn, có rất ít hoặc không có cộng đồng dân cư sinh sống. Vì thế, khi triển khai chi trả nguồn kinh phí này, các diện tích rừng này khó để đưa vào thực hiện giao khoản cho cộng đồng. Do đó, việc giới hạn đối tượng nhận khoản (cộng đồng dân cư theo quy định là chưa bảo đảm tính khả thi trong công tác
quản lý bảo vệ rừng.
Mặt khác, Điểm c Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 107/2022/NĐ-CP quy định nguyên tắc "chi không chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang được bố trí kinh phí từ các chương trình, dự án thuộc ngân sách nhà nước để bảo vệ rừng, khoản bảo vệ rừng (nhưng mức kinh phí đang hỗ trợ ở mức rất thấp, dưới 300.000 đồng/ha/năm). Nếu thực hiện theo quy định nêu trên thì sẽ còn lại rất ít diện tích rừng thực hiện việc khoản bảo vệ rừng theo Nghị định 107/2022/NĐ-CP. Đồng thời, một số chủ rừng không còn quỹ đất, không thực hiện được các biện pháp làm sinh theo quy định hiện hành dẫn đến có thể phải trả lại kinh phí đã được phân bổ.
Làm rõ hơn vấn đề này, ông Lương Sỹ Trình, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại cho biết, đơn vị này quản lý diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Quảng Bình với gần 60.000 ha. Năm 2023-2024, công ty này nằm trong số các chủ rừng được chi trả hơn 21 tỉ đồng từ nguồn thu thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ với tổng diện tích rừng tự nhiên 57.973 ha.
Tuy nhiên, theo Nghị định 107/2022/NĐ-CP (quy định về khoán bảo vệ rừng), chủ rừng chỉ thực hiện khoán với cộng đồng dân cư, không chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách nhà nước. Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của Công ty Long Đại đã được hỗ trợ 300.000 đồng/ha từ ngân sách nhà nước nên không thể nhận số tiền chi trả nêu trên. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng thu nhập còn bấp bênh dù công việc rất vất vả, nguy hiểm.
Thực trạng trên cũng đang là vấn đề mà những người dân trồng rừng đang quan tâm khi tham gia vào dự án trung hòa carbon. nTừ trường hợp nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng các cấp thẩm quyền cần điều chỉnh về đối tượng hưởng lợi từ việc bán tín chỉ carbon để phù hợp với tình hình thực tế của từng chủ rừng, đơn vị, địa phương. Ông Trần Quốc Tuấn cho biết Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Bình có văn bản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc chi trả kinh phí từ tín chỉ carbon rừng. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Bình cũng được yêu cầu tổng hợp, báo cáo gửi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam nhằm có giải pháp tháo gỡ, điều chỉnh hoặc làm cơ sở ban hành chính sách mới phù hợp hơn khi kết thúc giai đoạn thí điểm.
Làm gì để thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon?
Ngày 2/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cập nhật NDC, cụ thể hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải. Triển khai thực hiện NDC là trách nhiệm của các quốc gia, trong đó có mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Để bảo đảm thực hiện cam kết, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực và phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon là rất cấp thiết.
Để tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thúc đẩy phát triển thị trường này, đảm bảo thực hiện NDC, với chỉ thị trên. Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon. Đồng thời quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính; tạo tín chỉ carbon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường trong nước, trao đổi với quốc tế. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nhanh chóng xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ- CP. Trong đó có các quy định về quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi tín chỉ này trong nước và ra nước ngoài để trình Chính phủ trước ngày 30-7 tới.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát cơ sở pháp lý, tình hình thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động quản lý, mua bán, trao đổi chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải quốc gia để đề xuất quy định quản lý (nếu có) và báo cáo Thủ tướng. Bộ Tài chính được Thủ tướng yêu cầu chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển thị trường này.
Được biết, trước khi ban hành chỉ thị trên, Chính phủ đã có cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chí carbon tại Việt Nam. Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết phải sớm xây dựng thị trường tín chỉ carbon để có ứng xử phù hợp với các quốc gia, khu vực đã áp dụng để quản lý lượng phát thải khí carbon. Tránh tổn thất, thiệt thòi cho doanh nghiệp, bảo vệ được lợi ích quốc gia.
Thực tế, nhiều nước đã thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon, đại diện Bộ Tài chính đề xuất thực hiện mô hình này tại Việt Nam. Hiện Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam cũng đang xây dựng văn kiện để báo cáo với các bộ ngành cũng như trình Thủ tướng chính phủ để thương mại hóa đối với tín chỉ carbon rừng. Các chuyên gia kỳ vọng hành lang pháp lý quản lý tín chỉ carbon tại Việt Nam sẽ sớm hoàn thiện để thúc đẩy phát triển của thị trường này. Bộ NN&PTNT sẽ triển khai đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050. Theo đó, sẽ phân bổ hạn ngạch giảm phát thải từ rừng cho các vùng sinh thái, các địa phương hàng năm giai đoạn 2021 - 2030 để thực hiện mục tiêu NDC. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng và quy định chi tiết về hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng giảm phát thải tăng hấp thụ carbon rừng. Cùng với đó, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống đăng ký, quản lý tín chỉ carbon rừng. Tham mưu tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận mua bản giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (ERPA) với Tổ chức tăng cường tài chính trong lâm nghiệp (Emergent) và các đối tác khác...
Việc đẩy nhanh hành lang pháp lý và các hướng dẫn cụ thể, sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2025 mà Chính phủ đặt ra. Việc tạo ra quy định sẽ giúp Việt Nam thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cùng với đó sẽ định hướng giai đoạn từ năm 2028 sẽ tổ chức vận hành sản giao dịch tín chỉ carbon chính thức; quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.
Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/an-rung-tu-ban-tin-chi-carbon-93838.html