Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý kiến vào các dự thảo luật
Chiều nay (7/5), kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV thảo luận ở tổ về dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Tham gia phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu TạThị Yên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, ĐBQH tỉnh đánh giá dự thảo LuậtCán bộ, công chức (sửa đổi) đã có nhiều đổi mới quan trọng, đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy quản lý nhànước và chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Đại biểu Tạ Thị Yên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận.
Đại biểu đồng tình với nội dung quy định Nhà nước có cơ chế,chính sách đặc biệt để thu hút, trọng dụng đối với người có tài năng trong hoạtđộng công vụ, đồng thời giao Chính phủ quy định khung cơ chế, chính sách thuhút, trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng làm việc trong hệ thống chínhtrị - xã hội. Tuy nhiên, đề nghị làm rõ hơn chính sách trọng dụng và đãi ngộcũng như nguồn lực tài chính để thực hiện việc này.
Tham gia phát biểu ý kiến, đại biểu Lò Thị Luyến, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng, dự thảo Luật mới chỉ quy định Chính phủquy định khung cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ đối với ngươìcó tài năng làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội là chưa đầy đủ. Đề nghị bổsung nội dung Chính phủ quy định khung cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụngvà đãi ngộ đối với người có tài năng là công chức trong cơ quan, đơn vị thuộcQuân đội nhân dân, Công an nhân dân và trong tổ chức cơ yếu vào Khoản 2, Điều 5dự thảo Luật.
Về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ liên quan đến tiềnlương của cán bộ, công chức, đại biểu Lò Thị Luyến đề nghị giữ nguyên như quy địnhhiện hành đó là cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùngsâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởngphụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Trong phiên thảo luận, ĐBQH tỉnh cũng đánh giá cao quy định đánhgiá công chức căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao củatháng, quý, 6 tháng thể hiện bằng số lượng, chất lượng và tiến độ của sản phẩmtheo vị trí việc làm. Đây là cách tiếp cận hiện đại của dự thảo Luật, chuyển từcác tiêu chí định tính sang tiêu chí định lượng như kiểu KPI của khu vực doanhnghiệp. Tuy nhiên, dự thảo Luật đang quy định theo hướng công chức xếp loạiđánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ 1 năm hay 2 năm liên tiếp đều có thể bịcho thôi việc.
Đại biểu Lò Thị Luyến đề nghị quy định theo hướng, đối vơícông chức xếp loại đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong 1 năm thì cơ quanquản lý công chức xem xét, bố trí vào vị trí việc làm có thứ bậc thấp hơn. Trongtrường hợp không có vị trí việc làm có thứ bậc thấp hơn phù hợp để sắp xếp thìcơ quan quản lý công chức xem xét cho thôi việc. Đối với công chức có 2 nămliên tiếp xếp loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan quản lýcông chức cho thôi việc, có như vậy mới chặt chẽ và đảm bảo quyền lợi của côngchức.

Đại biểu Lò Thị Luyến, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận.
Về thời hiệu xử lý kỷ luật, dự thảo Luật quy định thời hiệu 5năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thứckhiển trách, 10 năm đối với hành vi vi phạm khác và không áp dụng thời hiệu xửlý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phảikỷ luật bằng hình thức khai trừ; vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trịnội bộ; hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, anninh, đối ngoại và hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhậngiả hoặc không hợp pháp. Theo đại biểu Tạ Thị Yên, nên quy định theo hướngkhông áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với tất cả các hành vi vi phạm củacán bộ, công chức để đảm bảo tính răn đe.
“Tôi đề nghị, bất kỳ loại vi phạm nào cũng không nên áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật. Như vậy có lẽ sẽ côngbằng hơn và mang tính răn đe cao hơn. Cứ phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật củacán bộ, công chức thì dù có lâu bao nhiêu đi nữa vẫn phải bị xử lý kỷ luật, chứkhông phải là cố giấu giếm đi cho hết thời hiệu xử lý rồi được cho qua. Như vậy,người cán bộ, công chức mới quyết chí giữ cho được cái tâm sáng để phụng sự Nhândân, nhất là khi vụ việc sai phạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc bổ nhiệm vàochức vụ cao hơn hay thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng…” - đại biểu TạThị Yên khẳng định.
Tham gia phát biểu ý kiến vào dự thảo Luật Tổ chức chính quyềnđịa phương (sửa đổi), đại biểu Lò Thị Luyến cho biết dự thảo Luật quy định việcphân loại đơn vị hành chính tại phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diệntích tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thùcủa từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, hải đảo.Tuy nhiên, quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương, dự thảoLuật mới đề cập đến bảo đảm phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo,đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, chưa tính đến đặc điểm của miền núi. Đạibiểu đề nghị bổ sung quy định việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phươngphải bảo đảm phù hợp với đặc điểm của miền núi vào dự thảo Luật.
Ngoài ra, dự thảo Luật quy định trường hợp cần thiết, UBND,Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấnđề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khácthuộc UBND cấp mình, UBND, Chủ tịch UBND cấp xã. ĐBQH tỉnh Điện Biên nhất trí vơíchủ trương bổ sung quy định này vào dự thảo Luật. Tuy nhiên, để chặt chẽ đề nghịlàm rõ trường hợp cần thiết và bổ sung nguyên tắc áp dụng quy định này, tránhtình trạng lạm quyền, can thiệp không cần thiết, nhất là trong bối cảnh hiệnnay chúng ta đang đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cấp nào làm cấp đó chịu tráchnhiệm.
Về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ĐBQH tỉnhđề nghị cơ quan soạn thảo tính toán, thuyết minh cụ thể hơn về lý do, cơ sở củaviệc đề xuất số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp xã như trong dự thảo Luật. Đạibiểu cho rằng, việc đề xuất số lượng đại biểu HĐND cần bảo đảm tương quan giưãcác đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp và các đơn vị hành chính không thực hiệnsắp xếp, đồng thời, bảo đảm phù hợp với chủ trương tinh gọn bộ máy, giảm hợp lýsố lượng đại biểu HĐND trong giai đoạn hiện nay.