Lễ hội Tiên La tỉnh Thái Bình diễn ra từ ngày 7 đến 11/4/2025

Ngày 7/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại cụm di tích thờ Đông Nhung Đại tướng Vũ Thị Thục, một danh tướng thời khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở thôn Tiên La, xã Đoan Hùng và xã Tân Tiến (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã diễn ra những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc mở đầu cho Lễ hội Tiên La năm 2025.

Lễ hội Tiên La được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.

Lễ hội Tiên La được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.

Lễ hội Tiên La được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.

Lễ hội truyền thống diễn ra đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương nên thu hút đông du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái, thắp hương tri ân nữ anh hùng dân tộc.

Theo thông lệ hằng năm, Ban tổ chức Lễ hội tổ chức đoàn dâng hương tại đền thờ Đông Nhung Đại tướng Vũ Thị Thục tại phường Phượng Lâu, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ).

Về với Lễ hội Tiên La, du khách được tham dự các hoạt động văn hóa đặc sắc là hát ca trù và hát văn (kèm hầu bóng).

Về với Lễ hội Tiên La, du khách được tham dự các hoạt động văn hóa đặc sắc là hát ca trù và hát văn (kèm hầu bóng).

Sau đó, tổ chức lễ khai mạc và lễ bái yết trang trọng theo đúng phong tục truyền thống vào ngày 7/4 (tức ngày 10/3 âm lịch) tại Tòa tiền tế đền Tiên La (xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà).

Lễ hội Tiên La gắn với những sử ký huyền diệu về người con gái tài sắc vẹn toàn Vũ Thị Thục (còn gọi là Thục Nương). Bà có công chiêu tập binh mã, dựng cờ khởi nghĩa mang 4 chữ “Bát Nạn Tướng Quân” chống lại quân xâm lược Đông Hán từ năm 40-43 sau Công nguyên.

Đền Tiên La được xây dựng bề thế, có cảnh quan đẹp.

Đền Tiên La được xây dựng bề thế, có cảnh quan đẹp.

Đền Tiên La được xây dựng theo nguyên mẫu kiến trúc cổ “Tiền nhất, hậu đinh” từ cột, kèo đến đao mái uốn cong với kiểu dáng lưỡng long chầu nguyệt. Mặt trước đền hướng ra sông Tiên Hưng, gần ngã ba đổ ra sông Luộc.

Lễ hội Tiên La nổi bật với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc như múa rối nước, thi giã bánh giầy, thi pháo đất, thi vật và thi tổ tôm điếm. Bên cạnh đó, lễ hội còn lưu giữ và phát huy hai loại hình nghệ thuật truyền thống là hát ca trù và hát văn (kèm hầu bóng).

Lễ hội Tiên La gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Lễ hội Tiên La gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Điểm độc đáo của lễ hội Tiên La là không gian văn hóa, văn nghệ trải rộng khắp huyện Hưng Hà và các vùng lân cận. Trong đó, hai xã Đoan Hùng và Tân Tiến được xem là trung tâm, nơi thể hiện rõ nét nhất tinh hoa văn hóa lễ hội.

Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của đông đảo du khách thập phương, nhất là thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, huyện Hưng Hà đã xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội Tiên La bài bản, quy củ, trong đó tập trung gìn giữ, phát huy bản sắc riêng có của lễ hội; tuyên truyền cho thế hệ trẻ về giá trị lịch sử, văn hóa của cụm di tích cấp quốc gia; đồng thời quảng bá, thu hút khách thập phương đến trải nghiệm lễ hội, phát triển du lịch.

MAI TÚ

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/le-hoi-tien-la-tinh-thai-binh-dien-ra-tu-ngay-7-den-1142025-post870626.html