Mỹ đánh giá 'rau tốt nhất thế giới' hóa ra là rau quen thuộc ở nước ta
Cây bồ công anh là loài cây mọc dại khá phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết loại cây này.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) từng công bố xếp hạng 47 loại trái cây và rau củ tốt nhất thế giới dựa trên điểm "mật độ dinh dưỡng". Trong đó có một loại ở nước ta mọc um tùm khiến nhiều người ngạc nhiên.
Bồ công anh là loại cây mọc dại khá phổ biến tại Việt Nam. Đây là một loại rau ví như là thảo mộc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Bạn cũng có thể sử dụng lá của loại cây này để đưa vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Sau đây là những lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại, bạn nên tận dụng để dùng khi cần thiết.

Giảm nguy cơ ung thư: Theo Healthline một nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng chiết xuất rễ cây bồ công anh góp phần ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú, đồng thời làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư ở mô gan, ruột kết và dạ dày.
Tốt cho hệ thống miễn dịch: Rau bồ công anh có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại virus và vi khuẩn. Bồ công anh chứa lượng lớn vitamin C và các vi chất dinh dưỡng khác hỗ trợ hệ thống miễn dịch của chúng ta, ngăn chặn sự tấn công của virus có hại.
Giàu vitamin và khoáng chất: Loại rau này tuy mọc dại nhưng lại rất giàu Vitamin A, B6, C và K. Những vitamin này thúc đẩy thị lực, làn da, hệ thống miễn dịch, trao đổi chất, tổng hợp protein, v.v. Bồ công anh cũng chứa các khoáng chất quan trọng như canxi, đồng, sắt, magiê và kali. Ngoài lá, các bộ phận khác của cây bồ công anh, chẳng hạn như rễ, cũng chứa các chất dinh dưỡng có lợi. Rễ bồ công anh rất giàu carbohydrate inulin, một loại chất xơ hòa tan có trong thực vật hỗ trợ sự phát triển và duy trì vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh trong đường tiêu hóa của bạn. Rễ từ loại cây này thường được sấy khô và pha thành trà, nhưng bạn cũng có thể ăn cả củ như các loại rau củ khác.
Thúc đẩy sức khỏe đường tiết niệu: Theo Sức khỏe & Đời sống do tính chất lợi tiểu, bồ công anh tốt cho hệ tiết niệu; giải độc và làm sạch thận; kích thích tăng trưởng các lợi khuẩn trong hệ tiết niệu; ức chế vi khuẩn có hại nhờ các đặc tính tẩy bỏ của bồ công anh.

Rau bồ công anh mọc um tùm như cỏ dại ở nước ta. Ảnh minh họa.
Giảm huyết áp: Theo một nghiên cứu gần đây về tác dụng của bồ công anh cho thấy, lá bồ công anh cũng được cho là có tác động tích cực đến hệ tim mạch do hàm lượng kali cao có trong nó. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định chế độ ăn uống và thói quen tốt nhất để điều chỉnh huyết áp.
Tốt cho gan: Bồ công anh cải thiện các chức năng của gan thong qua việc kích thích gan một cách tự nhiên và thúc đẩy tiêu hóa. Các hoạt chất trong bồ công anh loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giúp tái cân bằng điện giải và tái lập các hydrat. Bồ công anh rất khó ăn. Bạn có thể thêm một số loại rau lá xanh khác vào cùng với lá bồ công anh để chế biến món ăn (sinh tố hoặc salat…). Bằng cách này, bạn sẽ không nhận thấy hương vị của nó và thu được các lợi ích sức khỏe của bồ công anh.
Làm đẹp hiệu quả: Đây là một loại rau rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, lá và hoa bồ công anh giúp bảo vệ tế bào da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời và tia UV có hại. Chiết xuất từ lá và hoa bồ công anh chứa các vitamin và khoáng chất là chất bảo vệ mạnh mẽ chống lại tác hại của tia cực tím. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũ cho thấy bồ công anh có thể ngăn ngừa và điều trị một số dạng mụn trứng cá bằng cách tăng cường hydrat hóa da và sản xuất collagen.
Tốt cho xương khớp: Cây bồ công anh rất tốt đặc biệt là lá chứa canxi, một khoáng chất giúp xương chắc khỏe. Canxi cũng rất quan trọng đối với sự co cơ, chức năng thần kinh và các chức năng khác của cơ thể.
Cải thiện hệ tiêu hóa: Bồ công anh kích thích sự thèm ăn, vì vậy nếu bạn đang giảm cân nên tránh nó. Nhưng nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, bồ công anh là một lựa chọn tốt! Các inulin và chất nhầy trong bồ công anh có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa và các chất chống oxy hóa của nó giúp cho hấp thu các độc tố từ thực phẩm và kích thích sự tăng trưởng các vi khuẩn ruột có ích đồng thời ức chế và ngăn cản vi khuẩn đường ruột có hại.

Nướng bồ công anh nấu nước uống: Một cách nấu nước bồ công anh nữa mà bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà là dùng phần rễ bồ công anh khô nướng thơm lên trên than hồng, cạo sạch phần vỏ đen bên ngoài (nếu có) và nấu cùng 1 – 2 lít nước để uống trong ngày thay nước lọc. Ngoài phần hoa bồ công anh thì rễ của cây cũng có rất nhiều công dụng tương tự, khi uống nước bồ công anh thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận cơ thể khỏe mạnh, tươi tắn hơn rất nhiều.
Chế biến nước uống bồ công anh và mật ong: Với cách nấu nước bồ công anh này, bạn cần chuẩn bị khoảng 8 bông bồ công anh khô, nước lọc và lượng mật ong tùy thích, sau đó, cho bồ công anh vào tách và đổ nước sôi vào hãm như trà, khi uống chỉ cần thêm mật ong rồi khuấy đều và thưởng thức. Vị của nước bồ công anh khá dễ uống và khi hòa với mật ong thì có vị ngọt thanh dịu nhẹ, uống rất ngon.
Chế biến rau bồ công anh thành món sa lát: Rau bồ công anh có thể ăn sống hoặc nấu chín. Các vitamin và khoáng chất thiết yếu của bồ công anh mang lại một số lợi ích cho sức khỏe mà không cần thêm quá nhiều calo hoặc carbs vào chế độ ăn uống của bạn. Chúng ta làm nước sốt chua ngọt rồi trộn với rau bồ công anh tươi. Món ăn này rất thơm ngon và giàu dưỡng chất.
Trúc Chi (t/h)