Ðẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Bước đi này không chỉ giúp các nước giải quyết bài toán nguồn cung năng lượng, mà còn góp phần quan trọng vào nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu.
Nghiên cứu đưa ra những kết luận từng làm dậy sóng truyền thông quốc tế từ khi Delta chưa có tên
Các nhà khoa học của Viện Tài nguyên môi trường biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã xây dựng thành công quy trình nuôi cá rô phi bằng công nghệ biofloc trong môi trường nước lợ và chuyển giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Chi cục Thủy sản Hải Phòng, Trung tâm khuyến nông Hải Phòng để áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân nuôi trồng thủy sản.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ (heo, bò, cừu, dê) và các loại thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói…) có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong khi đó, việc dành ra vài ngày kiêng thịt trong tuần có thể mang lại nhiều lợi ích bất ngờ khác.
Theo TTXVN và tin nước ngoài, với hơn tám nghìn ca mắc mới trong ngày 22-3, Phi-li-pin có số ca mắc Covid-19 theo ngày cao nhất từ trước tới nay. Cùng ngày, Cam-pu-chia và Thái-lan thông báo có thêm 73 ca mắc ở mỗi nước.
Theo tin nước ngoài và TTXVN, Ủy ban châu Âu (EC) đang có kế hoạch gia hạn Cơ chế minh bạch và kiểm soát xuất khẩu vắc-xin ngừa Covid-19 sau khi cơ chế này chính thức kết thúc vào ngày 31-3 tới. Thời gian gia hạn kéo dài tới cuối tháng 6. Thông tin này được công bố sau khi I-ta-li-a từ chối cấp phép xuất khẩu 250.000 liều vắc-xin của AstraZeneca sang Ô-xtrây-li-a thông qua cơ chế này. Tuy nhiên, nhiều nước ngoài Liên hiệp châu Âu (EU) phản đối cơ chế này, cho rằng EU đang phát tín hiệu xấu trong cuộc chiến vắc-xin.
Theo Roi-tơ và TTXVN, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hối thúc các nhà sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 giữ cam kết về việc phân bổ vắc-xin công bằng, trong bối cảnh các nước nghèo nhất thế giới đang đợi những liều thuốc đầu tiên. WHO cho rằng, các thỏa thuận mua bán vắc-xin đơn lẻ sẽ làm xói mòn nỗ lực phân phối vắc-xin công bằng trên thế giới; nhấn mạnh, thay vì phân phối một cách đơn lẻ, các quốc gia sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 nên tài trợ vắc-xin cho các nước khác thông qua Cơ chế tiếp cận vắc-xin toàn cầu COVAX.
Theo tin nước ngoài và TTXVN, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 gây Covid-19 đang dần ổn định ở khu vực Trung Ðông, nhưng tình hình vẫn nghiêm trọng. Theo Giám đốc WHO phụ trách khu vực Ðông Ðịa Trung Hải A.Man-đa-ri, các biến thể mới đã được ghi nhận ở 13 quốc gia khu vực Trung Ðông và các biến thể mới này đều dễ lây lan hơn.
Theo TTXVN và tin nước ngoài, giới chức y tế Ðức ngày 7-2 thông báo, một ổ dịch bùng phát tại viện dưỡng lão ở thị trấn Bem thuộc huyện Ô-xna-brúc, bang Ni-e-đơ-xách-xen khi phát hiện biến thể của vi-rút gây Covid-19 xuất hiện ở Anh trong mẫu xét nghiệm của 14 cụ già. Ðáng chú ý, những người cao tuổi này đều đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 và chưa rõ thời điểm nhiễm bệnh.
Theo TTXVN và tin nước ngoài, chương trình COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng nhằm bảo đảm tiếp cận công bằng trên toàn cầu đối với các loại vắc-xin ngừa Covid-19 đã công bố danh sách phân phối đợt đầu, với số liều đủ để đến giữa năm 2021 các nước tiêm cho hơn 3% số dân.
Theo trang thống kê Worldometers.info, đến tối 31-1 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận hơn 103,2 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 2,23 triệu người chết. Hơn 74,8 triệu người được điều trị khỏi.
Theo TTXVN và tin nước ngoài, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại về tình trạng bất bình đẳng trong phân phối vắc-xin ngừa Covid-19. Tổng Giám đốc WHO T.Ghê-brây-ê-xút cảnh báo, việc các nước giàu tìm cách mua lượng lớn vắc-xin khiến chỉ còn rất ít mặt hàng này đến được các nước nghèo. WHO cho biết sẽ nỗ lực chuyển giao đủ số lượng vắc-xin như cam kết theo cơ chế COVAX, để tiêm cho khoảng 3% dân số của các nước có thu nhập thấp trong nửa đầu năm nay.
Theo TTXVN và tin nước ngoài, Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 75 V.Bô-dơ-kia kêu gọi thế giới đoàn kết để chấm dứt đại dịch Covid-19. Trong thông điệp năm mới 2021, ông V.Bô-dơ-kia nhấn mạnh, thế giới sắp bước qua 'thời kỳ đen tối' do Covid-19, những ngày tươi sáng hơn đang ở phía trước khi nhiều loại vắc-xin được phân phối để chống đại dịch.
Theo TTXVN và tin nước ngoài, Bộ Y tế Xin-ga-po thông báo, từ ngày 30-12, sẽ tiến hành tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho các nhân viên y tế.
Theo Roi-tơ và TTXVN, tính đến chiều 28-11, số người chết do mắc Covid-19 ở châu Âu đã vượt ngưỡng 400.000 người trong số 17.606.370 ca mắc.
Theo Roi-tơ và TTXVN, một quan chức Bộ Y tế Nam Phi cho biết, hãng dược phẩm liên doanh Anh - Thụy Ðiển AstraZeneca đã nối lại việc thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng Covid-19 tại Nam Phi, hơn một tuần sau khi các cuộc thử nghiệm loại vắc-xin này bị tạm hoãn do xuất hiện tác dụng phụ ở một người tham gia thử nghiệm tại Anh. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Theo Roi-tơ và TTXVN, một quan chức Bộ Y tế Nam Phi cho biết, hãng dược phẩm liên doanh Anh - Thụy Ðiển AstraZeneca đã nối lại việc thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng Covid-19 tại Nam Phi, hơn một tuần sau khi các cuộc thử nghiệm loại vắc-xin này bị tạm hoãn do xuất hiện tác dụng phụ ở một người tham gia thử nghiệm tại Anh.
Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 7-8, Tổng thống Mỹ Ð.Trăm ký sắc lệnh hành pháp nhằm bảo đảm các dược phẩm, thiết bị và vật tư y tế thiết yếu phải được sản xuất tại Mỹ. Sắc lệnh nhằm ngăn chặn sự gián đoạn chuỗi cung ứng y tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Ông Ð.Trăm cũng cho biết sẵn sàng sử dụng quyền hành pháp để kéo dài một số điều khoản trong gói cứu trợ khẩn cấp cho người dân Mỹ vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.