Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, giai đoạn 2017 - 2022, Ủy ban MTTQ huyện Ðiện Biên Ðông tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nghị quyết liên tịch, tổ chức hơn 450 buổi tuyên truyền, với trên 30.000 lượt người tham dự. Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, Ban Thanh tra nhân dân đã giám sát hơn 60 cuộc; kịp thời phát hiện những sai sót, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

Chủ động kiểm soát, xử lý nợ xấu

Do tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nên nợ xấu các năm 'hậu Covid-19' có xu hướng tăng so với trước năm 2020. Ðể kiểm soát, hạn chế tình trạng nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ðiện Biên đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ những giải pháp xử lý, hạn chế nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng, giúp các ngân hàng tăng sức 'đề kháng', vượt qua khó khăn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước

Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước là rào cản trong công tác xóa đói, giảm nghèo, kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Do đó, những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát huy tinh thần tự lực, chủ động sản xuất, đồng thời triển khai hiệu quả nguồn vốn các chương trình, dự án hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế, phấn đấu thoát nghèo.

Cải cách thủ tục hành chính tạo đột phá phát triển

Ðẩy mạnh phân cấp, phân quyền để giảm tầng nấc, khâu trung gian; đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục của cơ quan hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn; việc công bố, công khai các TTHC được các cấp, ngành, đơn vị thực hiện tạo thuận tiện trong tiếp cận… Ðó là cảm nhận của nhiều người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khi đến giải quyết TTHC tại các cơ quan hành chính Nhà nước thời gian qua.

Cựu chiến binh Ðiện Biên Ðông chung tay xây dựng nông thôn mới

Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước ta, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các tổ chức hội, đoàn thể có vai trò quan trọng, trong đó có sự tham gia đóng góp của cựu chiến binh (CCB), nhất là tổ chức Hội CCB ở cơ sở. Hội CCB huyện Ðiện Biên Ðông là một đơn vị tiêu biểu như thế.

Giúp người dân, doanh nghiệp giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn

Thời gian qua, tỉnh Ðiện Biên đã quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, địa phương nỗ lực cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, đơn giản hóa nhiều thủ tục, thúc đẩy giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, giảm chi phí và thời gian cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó từng bước thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, thu hút đầu tư.

Ðiện Biên Ðông tập trung làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), cùng với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, huyện Ðiện Biên Ðông đã khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết (ÐÐK) cho hộ nghèo trên địa bàn. Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã tập trung huy động nguồn lực tại chỗ hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt đối với các hộ nghèo neo đơn, yếu thế. Ðồng thời, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát việc tổ chức triển khai làm nhà ÐÐK trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu, chất lượng, tiến độ.

Vẹn tình đồng đội

Chiến tranh dù đã lùi xa nhưng vẫn còn đó nỗi đau, sự mất mát không gì bù đắp nổi, không thể diễn tả bằng lời. Trong tâm khảm những cựu chiến binh (CCB), chưa bao giờ quên đi nghĩa tình đồng đội. Bằng sự chân thành và tiếng gọi từ trái tim, bao năm qua, hội CCB các cấp trong tỉnh luôn quan tâm, chăm sóc, tiếp sức cho đồng đội có cuộc sống ổn định...

Nhiều đơn vị cấp huyện thu ngân sách đạt cao

Năm 2023, tình hình kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Ðiện Biên nói riêng vẫn gặp những khó khăn hậu Covid-19; biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất; thiên tai, dịch bệnh… Tuy nhiên, nhờ sự quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành, đến nay công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn một số huyện, thị xã, thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách của tỉnh.

Ðể giải ngân vốn đầu tư công đạt mục tiêu

Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công. Song, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm chưa đạt kỳ vọng đề ra. Do đó, những tháng cuối năm, các sở ngành, địa phương cần triển khai hiệu quả hơn nữa các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Kiểm soát an toàn thực phẩm với nước uống đóng chai

Hiện nay việc sản xuất và kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình ngày càng gia tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Trong mùa hè, mặt hàng này càng được tiêu thụ mạnh. Ðể bảo đảm an toàn, phòng tránh ngộ độc cho người sử dụng, mới đây Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã tổ chức thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP), cụ thể với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đóng chai, đóng bình.

Nỗ lực kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm

Những tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh có diễn biến phức tạp với nhiều ổ dịch, thậm chí còn có trường hợp tử vong. Trước tình hình đó, ngành Y tế từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực vào cuộc ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm lây lan trên diện rộng…

Hoạt động nhân đạo góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, thời gian qua Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt, là 'cầu nối' trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại địa phương. Qua đó, kịp thời trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế trong xã hội, giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người lao động

Xác định công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động (NLÐ) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, khẳng định vai trò của công đoàn khi bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức, NLÐ và quan tâm hỗ trợ NLÐ khó khăn giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD), nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực. Hiệu quả, vai trò công tác BVQLNTD đối với các cơ quan chức năng cũng được nâng lên.

Ðảm bảo giao thông mùa mưa lũ

Hàng năm, vào mùa mưa lũ, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là ở vùng cao thường xuyên xảy ra sạt lở đất, đá, cầu cống… gây ách tắc giao thông, tiềm ẩn nguy hiểm cho người và phương tiện. Trước thực trạng đó, ngay từ những tháng đầu năm, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã chủ động các phương án ứng cứu, khắc phục sự cố đảm bảo giao thông thông suốt.

Phát huy vai trò của cơ quan dân cử

Trong ngày làm việc đầu tiên, một trong nội dung quan trọng tại kỳ họp thứ 11 là nghe Thông báo của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri đến sau kỳ họp thứ 10, HÐND tỉnh khóa XV. Trong đó có những kiến nghị rất thiết thực, liên quan đến phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội.

Ðẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp

Những năm gần đây, người dân trong tỉnh đã đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, nhất là trong sản xuất lúa gạo. Nhờ đó góp phần giảm sức lao động, chi phí đầu tư; nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, thúc đẩy liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân.

Quyết định nhiều vấn đề, chính sách tác động trực tiếp đến đời sống

Sáng 13/7, Kỳ họp thứ 11, HÐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc trong sự mong đợi, kỳ vọng của nhân dân trên địa bàn. Kỳ họp này không chỉ đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm của tỉnh, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nửa cuối năm, mà còn xem xét nhiều vấn đề, nội dung quan trọng, quyết định nhiều chính sách tác động trực tiếp đến cuộc sống nhân dân.

Thay đổi nhận thức người dân thông qua các mô hình sản xuất nông nghiệp

Nhằm thay đổi phương thức sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả sang hướng nâng cao năng suất, giá trị cây trồng, vật nuôi, những năm qua các cấp, ngành chuyên môn đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp trình diễn, kiểu mẫu… tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống và thu nhập của người dân.

Những 'công dân đặc biệt' ở vùng cao Tìa Dình

ĐBP - Ông Cháng A Lầu, Phó Chủ tịch UBND xã Tìa Dình: 'Hiện nay Trường PTDTBT Tiểu học Tìa Dình có gần 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó có gần 20 đảng viên. Chúng tôi đánh giá cao các thầy cô trong trường đã, đang khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm bám trụ địa bàn để đảm bảo công tác giáo dục tại địa phương. Mỗi năm nhà trường đã huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học tại chỗ đạt trên 95% trở lên'.

Cần thêm năng lực, tâm huyết của chủ thể OCOP

ĐBP - Từ năm 2019 đến nay thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), toàn tỉnh Điện Biên có 44 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bước đầu tham gia chương trình, sản phẩm OCOP của Điện Biên đã dần khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường. Thế nhưng, để những đặc sản của các địa phương có chỗ đứng ngày càng vững chắc thì vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Để phát huy giá trị sản phẩm, đòi hỏi các chủ thể OCOP (HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất) cần chủ động và nhiệt huyết hơn trong thực hiện Chương trình OCOP gắn phát triển sản phẩm bền vững.

Điện Biên tăng cường công tác quy hoạch thu hút đầu tư

Mục tiêu xây dựng TP Điện Biên Phủ trở thành một đô thị văn minh hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc vùng Tây Bắc truyền thống và tiến tới đưa TP Điện Biên Phủ thành đô thị loại 2, vừa qua ngành Xây dựng tỉnh Điện Biên đã trình dự thảo Kế hoạch phát triển đô thị thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025.

Phát triển sản phẩm OCOP cần thực chất

ĐBP - Thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), đến nay toàn tỉnh đã có 35 sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên. Dù đã vượt 14 sản phẩm so với kế hoạch đề ra, song đa số các sản phẩm vẫn mang tính tự phát, sản xuất theo phương thức thủ công; chất lượng, mẫu mã hạn chế, thiếu sức cạnh tranh; nhiều sản phẩm chưa xây dựng thương hiệu, công bố chất lượng, thị trường tiêu thụ còn nhiều khó khăn...

Chú trọng tạo nguồn phát triển đảng viên

ĐBP - Sau hơn 5 năm triển khai, Nghị quyết Chuyên đề số 04 - NQ/TU của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh về 'Tăng cường xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ và phát triển đảng viên, tổ chức đảng ở cơ sở trực thuộc xã, thị trấn, cơ quan đơn vị chưa có đảng viên, chưa có chi bộ, giai đoạn 2016 - 2020' đã thực sự đi vào cuộc sống. Công tác phát triển Ðảng trên địa bàn tỉnh đạt nhiều thành tựu đáng mừng. Từ đó, góp phần tăng cường sức chiến đấu và bảo đảm tính kế thừa, phát triển của Ðảng; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác xây dựng Ðảng trong tình hình mới.

Hiệu quả công tác tuyên truyền trong phát triển cây mắc ca

ĐBP - Cây mắc ca xuất hiện tại tỉnh ta từ năm 2002 nhưng đến năm 2009 loại cây trồng này mới được trồng thử nghiệm thông qua một số chương trình, dự án và 5 năm gần đây được trồng đại trà tại một số huyện. Hiện nay, một số diện tích cây mắc ca đã qua giai đoạn kiến thiết, cho thu hoạch.

Vẻ đẹp hoang sơ của hồ Noong U, huyện Điện Biên Đông

Hồ Noong U nổi tiếng với vẻ đẹp quyến rũ hoang sơ mộc mạc ẩn mình giữa thiên nhiên, nơi đây thật sự là một địa điểm du lịch vô cùng lý tưởng.

Ðiện Biên Ðông giảm nghèo chưa bền vững

ĐBP - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững, huyện Điện Biên Đông đã đạt những kết quả nổi bật, chỉ tiêu giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu kế hoạch của tỉnh, huyện đề ra. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, đời sống hộ nghèo từng bước được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên kết quả xóa đói giảm nghèo vẫn chưa thực sự bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao, đòi hỏi Điện Biên Đông cần có giải pháp để thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo trong thời gian tới.

Có một 'Đà Lạt thu nhỏ' giữa núi rừng Điện Biên Đông

Thăm lại Điện Biên vào ngày đầu hè, chúng tôi có chuyến đi đến huyện Điện Biên Đông. Cung đường ngoằn ngoèo từ TP Điện Biên Phủ đến huyện thơ mộng hơn bởi sắc tím hoa sim, hoa mua, giúp cho vùng rẻo cao này không còn xa vắng. Kết thúc chặng đường đèo khoảng 30 km, hồ Noong U, bản Tìa Ló B, xã Pú Nhi (Điện Biên Đông) hiện ra trước mắt.

Cần đảm bảo tiến độ các dự án thủy điện

ĐBP - Ðiện Biên có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ, những năm qua đã thu hút nhiều nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát và đầu tư xây dựng. Bên cạnh những lợi ích như: Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tăng thu ngân sách, tạo việc làm cho lao động địa phương… thì việc phát triển thủy điện đòi hỏi quản lý chặt chẽ, đảm bảo tiến độ và tránh dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến sản xuất của người dân vùng hạ du.

Hướng đi hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo

ĐBP - Là một trong những huyện nghèo của cả nước, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, do đó huyện Ðiện Biên Ðông xác định nhiệm vụ quan trọng là giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Phát triển chăn nuôi đại gia súc được coi là một trong những hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đã được huyện tập trung đẩy mạnh những năm qua. Thực tế chứng minh, từ chăn nuôi đại gia súc đã giúp nhiều người dân trên địa bàn cải thiện nguồn thu nhập, từng bước vươn lên.

Thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng cây trồng, vật nuôi

Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) vừa có văn bản gửi Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố phía bắc về việc chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa và vụ đông 2021.

Công an Ðiện Biên hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân

Ðại tá Tráng A Tủa Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh ĐBP - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: 'Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân'. Hơn 75 năm qua, lực lượng Công an nhân dân luôn khắc ghi lời Bác dạy: 'Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn'; 'Công an nhân dân là từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ, dựa vào Nhân dân mà làm việc'.

Tuổi trẻ Mường Luân học và làm theo Bác

ĐBP - Phát huy tinh thần xung kích tình nguyện của tuổi trẻ, bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua Ðoàn Thanh niên xã Mường Luân (huyện Ðiện Biên Ðông) đã thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức được nhiều hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, tích cực tham gia phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới... Qua đó thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ðoàn thanh niên xã còn trở thành đơn vị điển hình trong học tập và làm theo Bác.

Chủ động phòng, chống bệnh không lây nhiễm

ĐBP - Những năm gần đây, số người mắc các bệnh không lây nhiễm (BKLN) (ung thư, tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp...) trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng. Tuy không lây lan trong cộng đồng nhưng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng cùng những hậu quả gây ra, khiến BKLN trở thành mối lo ngại cho toàn xã hội. Vì vậy, để hạn chế tỷ lệ mắc các bệnh này, mỗi người dân cần chú ý chăm sóc sức khỏe của bản thân, từ đó có biện pháp hợp lý trong phòng bệnh.

Ðảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT

ĐBP - Ðảm bảo cho việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của người tham gia, BHXH tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám định BHYT.

Ðiện Biên Ðông xây dựng trường chuẩn quốc gia

ĐBP - Với mục tiêu tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ÐT), nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; chuẩn hóa, hiện đại hóa các hoạt động tổ chức và quản lý trường học, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tạo môi trường giáo dục và điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh; những năm qua, huyện Ðiện Biên Ðông đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì và nâng cao số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn.

Quan tâm hỗ trợ phụ nữ phát triển

ĐBP - Xác định nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển, xây dựng gia đình hạnh phúc là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của Hội; thời gian qua, Hội LHPN huyện Ðiện Biên Ðông đã nỗ lực phát huy vai trò, trách nhiệm, tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ hội viên. Từ đó, giúp hội viên ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống, phát huy vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Bất cập chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp

ĐBP - Thu hút doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư là 'đòn bẩy' để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp - nông thôn. Song đến nay, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn; rất ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, quy mô nhỏ, hiệu quả chưa cao.

Quan tâm phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em

ĐBP - Mới đây, tại xã Mường Luân, huyện Ðiện Biên Ðông có 2 học sinh tử vong do đuối nước. Câu chuyện buồn về tai nạn, thương tích (TNTT) ở trẻ em cùng những hậu quả xấu nhất vẫn tái diễn hàng năm trên địa bàn tỉnh. Trung bình mỗi năm tỉnh ta có 2.000 trường hợp TNTT ở trẻ em, trong đó 70 - 80 trường hợp tử vong. Ðây là con số đáng báo động, cần sự quan tâm bảo vệ trẻ em, ngăn chặn các sự cố thương tâm xảy ra từ cả cộng đồng xã hội, đặc biệt là gia đình và nhà trường.

Ðảm bảo an ninh trật tự ở Na Son

ĐBP - Phát huy vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn; thời gian qua, Công an xã Na Son (huyện Ðiện Biên Ðông) đã tập trung triển khai nhiều biện pháp, tăng cường tuần tra nắm chắc tình hình, giải quyết hiệu quả các vụ việc liên quan đến ANTT. Nhờ đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không xảy ra các vụ việc phức tạp, đảm bảo cuộc sống yên bình cho người dân trong xã.