Được mệnh danh là 'thiên cổ đệ nhất trà', nhờ sự cầu kỳ trong cách chế biến, Trà sen Tây Hồ, Hà Nội mang hương vị thanh tao như hội tụ tinh khí của đất trời Thăng Long với hơn nghìn năm văn hiến. Cùng với việc nghề thủ công truyền thống ướp Trà sen Quảng An được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Thủ đô Hà Nội càng thêm quyết tâm thực hiện các biện pháp bảo tồn, quảng bá và phát triển giá trị sen Tây Hồ, mở ra chặng đường mới cho nghề thủ công truyền thống độc đáo của đất kinh kỳ.
Không gì bằng vừa thưởng trà sen tao nhã, vừa tìm hiểu nghệ thuật ướp trà sen cầu kỳ, cẩn trọng. Từ xa xưa, khu vực Hồ Tây (Quảng An) trồng rất nhiều sen, người dân đã biết cách lấy trà xanh Tân Cương của vùng đất chè Thái Nguyên đem ướp với dòng hoa sen Bách Diệp được trồng ở Hồ Tây cho ra một hương vị trà rất đặc biệt.
Trời đã ban Tây Hồ một báu vật vô giá đó chính là hồ Tây. Do đó, việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy toàn diện những tiềm năng, giá trị của hồ Tây là một trong ưu tiên quan trọng hàng đầu của quận Tây Hồ nói riêng và Hà Nội nói chung, đặc biệt trước yêu cầu, nhiệm vụ mới trong công tác quản lý Hồ Tây.Kỳ 1: Hiện thực hóa khát vọng 'rồng bay'Kỳ 2: Vận hội để Tây Hồ 'cất cánh'
Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc năm 2024 đã được diễn ra. Với mục đích quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hóa của Thăng Long Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của ' Sen' - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt.
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 là một sự kiện văn hóa độc đáo của Thủ đô, nhằm tôn vinh sức sống của cây sen, qua đó truyền tải thông điệp về tinh hoa, văn hóa người Hà Nội.
Sen đã rộ giữa cái nắng oi nồng nơi phố thị. Những chiếc xe bán rong chở sen len vào ngõ nhỏ, phố nhỏ làm người ta nhớ một thuở 'gánh hàng hoa' đất Kinh kỳ xưa.
Trước thềm lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - nghề ướp trà sen Tây Hồ, chúng tôi có dịp tới ngôi nhà thấm đẫm hương 'Trà sen bà Dần' qua hai thế kỷ. Cụ Dần đã 101 tuổi, có điều kỳ lạ, cứ đến mùa sen nở rộ tháng 6, cụ lại cùng con cháu ngồi lấy gạo sen trong những sớm mai tinh khiết, để làm nên thứ trà sen ' đệ nhất' Hà thành…
Việc trồng sen tại các hồ trên địa bàn quận Tây Hồ triển khai đúng tiến độ, sen đang nở rất đẹp, tạo tiền đề cho Lễ hội sen Hà Nội lần 1 năm 2024 trên địa bàn...
Sen Tây Hồ còn được gọi là sen bách diệp là loài sen để gom hương làm trà độc đáo, ngon nức tiếng Hà Thành. Trà ướp sen Tây Hồ là thức uống đặc biệt của người Hà Thành bởi ẩn chứa trong vị trà là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.
Nhắc đến mùa sen Hà Nội người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp trồng ở Hồ Tây. Giống như một vùng đất dành riêng cho loài hoa này, những bông sen Hồ Tây được nuôi dưỡng bởi tinh túy trời đất nơi 'địa linh', có màu sắc và hương vị đặc biệt, đậm đà.
Sáng 14/6, tại ngôi nhà cổ 87 phố Mã Mây (Hà Nội) diễn ra hoạt động tìm hiểu nghệ thuật ướp trà sen Hà Nội với tên gọi Tinh hoa trà Việt - Hương sen lối cũ.
Tháng 6, khi sen hồng bắt đầu nở rộ tại các đầm ở Hồ Tây, cũng là lúc người làm nghề ướp trà sen lại tất bật vào vụ mùa mới.
Hà Nội mưa lớn trong ngày thi thứ hai; Kết thúc kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội; Đặc sắc trà sen Đầm Trị - Tây Hồ; Mỹ, Pháp củng cố quan hệ đồng minh... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Chén trà sen đầm Trị - Tây Hồ tỏa hương mãi trong lòng những người yêu trà mỗi khi nhắc đến. Đó là dấu ấn riêng của trà sen Tây Hồ.
Sử dụng chè ngon, chọn lựa kỹ càng, đem ướp với dòng hoa sen bách diệp trồng ở Đầm Trị, hồ Tây đã cho ra sản phẩm trà sen được mệnh danh 'thiên cổ đệ nhất trà'.
Cuối tháng 5, những bông hoa sen hồ Tây lại vươn mình lên khỏi mặt nước, bung cánh khoe sắc, người trồng sen tất bật thu hoạch, ngày hái 700 bông vẫn không đủ bán.
Gần 1 tháng sau khi bị hút cạn nước, 1 số ao, đầm quanh Hồ Tây đang được cải tạo lại bằng cách trồng sen sau quá trình nạo vét.
Đầm Đông, Đầm Trị, ao Thủy Sứ, ao chùa Kim Liên nằm ven hồ Tây (thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ) đang được rút nước, cạn trơ đáy do để thực hiện dự án xây dựng mô hình sản xuất sen gắn với mô hình du lịch sinh thái. Khi nước rút cạn nhìn từ trên cao, các ao đầm thật khác lạ...
Lãnh đạo phường Quảng An cho biết, khu vực ao, đầm được rút cạn nước để phục vụ công tác trồng sen.
Quanh khu vực ven hồ Tây (Hà Nội), nhiều ao, đầm thường ngập nước với không gian thoáng đãng, nhưng những ngày qua bất ngờ bị rút cạn trơ đáy, bốc mùi khó ngửi.
Những ngày này, một số ao, đầm quanh khu vực Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) cạn trơ đáy do Hà Nội đang thực hiện dự án xây dựng mô hình sản xuất sen gắn với mô hình du lịch sinh thái. Khi nước rút cạn nhìn từ trên cao lòng hồ như một bức tranh đa sắc màu.
Mấy ngày nay, một loạt đầm, ao ven hồ Tây hiện đang được rút nước cạn trơ đáy như: Đầm Đông, Đầm Trị, ao Thủy Sứ, ao chùa Kim Liên... thuộc phường Quảng An (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội). Hình ảnh lòng hồ cạn khô nứt toác như sa mạc kèm mùi tanh của bùn và cá chết khó chịu.
Một loạt đầm, ao ven hồ Tây hiện đang được rút nước cạn trơ đáy: Đầm Đông, Đầm Trị, ao Thủy Sứ, ao chùa Kim Liên...(phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội). Những đầm, ao này đều tiếp giáp hồ Tây, rất rộng. Bình thường mênh mang nước, hiện được rút nước để đánh bắt thủy sản và cải tạo.
Anh bạn người Quảng Bá gửi cho mấy ấm chè sen, ướp đúng sen Đầm Trị mùa vừa rồi, nói dành uống Tết. Cuối tuần rét đậm, lại được chú em từ Hải Dương gửi cho phong bánh đậu. Vậy là không cần đợi Tết. Pha ấm chè sen Đầm Trị, bóc phong bánh đậu Hải Dương, độc ẩm mà hưởng cái rét mùa đông Hà Nội, rét ra rét lâu lâu mới có.
Ngày 16/1, UBND quận Tây Hồ tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của 3 Ban Chỉ đạo 89, 138 và 197 quận năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Những câu chuyện văn hóa xung quanh chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của nhiều người, bởi hai nước có nhiều sự tương đồng về văn hóa, trong đó có văn hóa trà. Tại hội đàm chiều 12/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thân tình mời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự tiệc trà, thưởng thức ba sản phẩm trà thượng hạng của Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý phải kể tới trà mạn sen Đầm Trị Tây Hồ - niềm tự hào của người Hà Nội từ bao đời nay.
Ngày 7-9, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu đoàn kiểm tra của Quận ủy trực tiếp giám sát các công trình, dự án trọng điểm đang triển khai trên địa bàn.
Với giới trẻ Hà thành, Hà Nội không chỉ có 4 mùa mà còn có một mùa đặc biệt nhất gọi là 'mùa Hồ Tây'. Đó là mùa hoa đào Nhật Tân khoe sắc, là mùa hoa muồng hoàng yến báo hiệu ngày hè rực rỡ, là mùa sen tháng 6 ngát hương, mùa của trăm hoa đua nở thung lũng hoa Hồ Tây. Mỗi mùa hoa đầy thương nhớ đã tạo hương vị rất riêng của mảnh đất phía Tây thành phố.
Vừa qua, Công ty TNHH Hoàng Viên Quảng Bá đã tổ chức hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6.
Như bài trước chúng tôi đã đề cập, UBND TP Hà Nội mới đây đã ban hành Quyết định phê duyệt danh mục có 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn TP. Chủ trương này là cần thiết để bảo vệ ao, hồ trên địa bàn. Nhưng để chủ trương đi vào thực tế thì sự vào cuộc giám sát của lãnh đạo các phường, xã và người dân sống quanh khu vực các ao hồ là hết sức quan trọng.
Như Truyền hình Thông tấn đã đưa tin, vài năm trở lại đây, diện tích mặt nước hồ Đầm Trị - hồ sen nổi tiếng nằm trong quần thể khu du lịch Hồ Tây, Hà Nội, liên tục bị thu hẹp do nhiều hộ dân sinh sống ven hồ và các đơn vị kinh doanh đua nhau đổ đất, rác lấn chiếm, xây dựng nhiều công trình kiên cố để kinh doanh… Trước tình trạng này, quận Tây Hồ đã vào cuộc xác định nguồn gốc đất và yêu cầu cưỡng chế tháo dỡ những công trình vi phạm.
Tết đến, Xuân về không thể thiếu hương vị của trà. Nhưng trà Tân Cương sao suốt trong chảo gang trên bếp củi, hay trà mạn ướp sen Tây Hồ dường như chỉ còn lại trong miền thương nhớ.
Nhóm chuyên gia đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét lại đầy đủ và đúng luật các quy trình và thủ tục phê duyệt – cấp phép, cùng với đánh giá tác động một cách tổng thể và toàn diện trên các khía cạnh văn hóa, kinh tế, xã hội của đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực bán đảo Quảng An, dự án nhà hát trên Đầm Trị, công trình 58 Tây Hồ...
Xây dựng nhà hát opera quy mô quốc tế (3.500 chỗ) trên khu vực Đầm Trị là không phù hợp với quy hoạch chung, không thể hiện một không gian văn hóa lớn đại diện cho một Hà Nội mở rộng như trong quy hoạch chung Thủ tướng đã phê duyệt.
Đồ án Quy hoạch chi tiết bán đảo Quảng An không chỉ hiện thực hóa không gian văn hóa hồ Tây, mà còn góp phần thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo Thủ đô.
Những tranh luận về nhà hát opera trên Đầm Trị đã làm lộ ra hai vấn đề pháp lý quan trọng cần xem xét lại: Một là, nhà hát được tuyển chọn thiết kế kiến trúc trước khi nó hiện diện trên các bản vẽ quy hoạch; Hai là, việc bổ sung thêm một nhà hát cùng quy mô và chức năng ở Hồ Tây hoặc chuyển dời vị trí nhà hát Thăng Long từ Tây Hồ Tây về Đầm Trị, có biểu hiện đã phá vỡ các bản quy hoạch hiện có...
Nhiều chuyên gia về quy hoạch kiến trúc đô thị đều bày tỏ ý kiến cần có quy hoạch rõ ràng hơn để chấm dứt tình trạng xâm lấn hồ Đầm Trị và tình trạng vi phạm quy hoạch tại Quảng An sớm được khắc phục.
Liên quan đến Đồ án quy hoạch chi tiết trung tâm bán đảo Quảng An tỷ lệ 1/500 (khu vực Hồ Tây, Hà Nội), các chuyên gia hiện vẫn đang đóng góp nhiều ý kiến.
UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đại diện cộng đồng dân cư cho Đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500. Hiện đồ án đang nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận. Ý kiến đóng góp của các kiến trúc sư về đồ án này như thế nào?
Đồ án Quy hoạch chi tiết bán đảo Quảng An và dự án xây dựng nhà hát tại khu vực Đầm Trị (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ giới chuyên môn và người dân Thủ đô.