Trong lần đi sưu tầm tư liệu để viết lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Gia Lai, tôi đã tình cờ đọc được cuốn hồi ký 'Trang đời' của ông Trần Văn Quế. Tập sách như một lời khẳng định đanh thép về lòng yêu nước, sự kiên trung bất khuất của người chiến sĩ cách mạng. Dù trong ngục tù với bao trận đòn dã man và chế độ lao tù khắc nghiệt nhưng vẫn không thể khuất phục ý chí cách mạng của những người cộng sản.
Mùa Thu này, đi qua những miền quê Quảng Trị từng vang danh trong sử sách, khởi đầu từ mùa Thu cách mạng năm 1945 ngót 78 năm trước, chúng tôi không khỏi bồi hồi trước một vụ lúa được mùa chưa từng thấy ngay dưới chân chiến khu Thủy Ba thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), kéo dài đến cả một vùng đồng thẳng cánh cò bay Lâm- Sơn-Thủy nơi miền quê Vĩnh Linh. Đồng lúa cũng bát ngát bao la nhuộm vàng thắm vùng chiến khu chợ Cạn những năm 1947 - 1948 nổi tiếng kiên trung giữa vùng đồng bằng Triệu Phong với câu ca: 'Muốn tìm Việt Minh thì về chợ Cạn/Muốn lấy súng đạn thì lên Ba Lòng'. Lên Ba Lòng hôm nay, chúng tôi cũng đã thấy màu xanh no ấm đang hiện hữu như một chỉ dấu của sự phát triển nơi vùng chiến khu xưa trung dũng và mang nặng ân tình...
77 mùa thu đã đi qua nhưng niềm tự hào về những trang sử hào hùng của cách mạng Tháng Tám vẫn còn vẹn nguyên đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hướng Hóa. Kỳ tích giành lại chính quyền về tay Nhân dân ngày ấy đã tiếp thêm sức mạnh để đồng bào miền Tây Quảng Trị đoàn kết, cùng quân và dân cả nước đứng lên đấu tranh giành lại độc lập, tự do cũng như khắc phục khó khăn sau chiến tranh, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Dọc theo chiều dài lịch sử, từ thuở khai thiên lập địa tạo dựng làng xã, Triệu Phong đã kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm, mỗi tên đất tên làng, mỗi đường quê, phố chợ đều in đậm những chiến công hiển hách. Nửa cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, dưới ngọn cờ Cần Vương và phong trào Văn thân, Nhân dân Triệu Phong đã thể hiện sâu sắc lòng yêu nước và ý chí độc lập. Giữa những năm 20 của thế kỷ XX ở Triệu Phong đã xuất hiện những thanh niên yêu nước, khát khao cuộc sống độc lập tự do. Đến năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì Triệu Phong là một trong những nơi có chi bộ sớm nhất Quảng Trị.
Xác nhận thông tin với báo Nhà báo và Công luận, ông Nguyễn Ngọc Lợi cho biết, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã bồi thường, đền bù cho ông số tiền 3,2 tỷ đồng như đã cam kết giữa 2 bên.
Sau hơn 32 năm 'lầm lũi' đi tìm công lý cho chính mình, ông Nguyễn Ngọc Lợi đã chính thức được Trường Đại học Y - Dược (Đại học Thái Nguyên) chốt biên bản đền bù, đồng thời thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với ông theo quy định Nhà nước.
Hơn bảy thập kỷ đã trôi qua, đất nước ta đã trải qua bao chặng đường lịch sử hào hùng, nhưng những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 luôn là dấu mốc quan trọng trong trang sử vẻ vang của dân tộc ta. Ngược dòng lịch sử, những năm tháng chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa, làm nên cuộc cách mạng long trời, lở đất ấy, tỉnh Quảng Trị đã cùng với đất nước sục sôi khí thế cách mạng và đầy niềm tự hào sâu sắc.
Những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều làng quê cách mạng gắn liền với chiến công hào hùng của quê hương, đất nước. Một điều dễ nhận thấy là trên những vùng đất này, dấu vết của chiến tranh đã bị xóa nhòa bởi màu xanh của cây cối. Sự hy sinh của lớp người đi trước đã tạo động lực mạnh mẽ cho lớp người kế tiếp hôm nay phát huy truyền thống cách mạng, nỗ lực không ngừng trong dựng xây và phát triển quê hương văn minh, giàu đẹp...
Đón Giao thừa mừng xuân Tân Sửu 2021, sau khi đốt nén hương dâng tiên tổ, ngắm ánh pháo mừng xuân từ Công viên Thống Nhất và hồ Hoàn Kiếm rực bầu trời Hà Nội, gia đình tôi họp mặt. Đáp lời chúc của con cháu, tôi nói vui: 'Nguyên đán đã vào tháng 2 dương lịch. Cầu trời cho ông vẫn bình an mạnh khỏe thì chỉ mấy tháng nữa thôi, đến ngày Chủ nhật 23/5/2021, ông sẽ cùng mọi người đi bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa XV. Đó là lần thứ 15, những người thuộc thế hệ ông được cầm lá phiếu làm nghĩa vụ công dân một nước độc lập. Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói 75 năm trước, đó 'là một ngày vui sướng của đồng bào ta vì là ngày Tổng tuyển cử', một ngày mọi người đều được 'hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do'.