Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 31/10, buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng; việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Nhiều ĐBQH tán thành với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đòi hỏi Huế phải có quy hoạch đô thị phù hợp để đảm bảo sự phát triển đồng bộ và bền vững, tránh tình trạng phát triển đô thị gây ảnh hưởng đến các khu vực di sản, mất đi giá trị văn hóa đặc thù của thành phố.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có triển vọng phát triển, đầu tư thành phố tức là đầu tư cực tăng trưởng của khu vực.
Ngày 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; thảo luận tại Hội trường dự thảo Luật Phòng không nhân dân.
Đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc sửa đổi Luật Đầu tư công theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy trách nhiệm người đứng đầu, tính linh hoạt, chủ động của các cấp, các ngành trong quản lý và thực hiện kế hoạch đầu tư công, chuyển đổi phương thức quản lý theo hướng từ 'tiền kiểm' sang 'hậu kiểm'.
Ngày 28/10, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ bảy của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục chương trình thảo luận ở tổ về: Tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB); dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10 Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cùng với Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Trà Vinh đã tham gia thảo luận tại tổ để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số nội dung quan trọng khác.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về: Tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; tình hình thi hành Hiến pháp, thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB); dự án Luật Điện lực (sửa đổi)...
Chiều 26/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới phát triển KTXH, ngân sách nhà nước,… và dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Sáng ngày 26/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2025.
Chiều 24/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Dữ liệu. Nhiều đại biểu cho biết, đây là dự án luật hoàn toàn mới và khó, cần cẩn trọng trước những yếu tố mới.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 24/10 Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cùng với Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Trà Vinh đã tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi); dự án Luật Dữ liệu.
Chiều ngày 24/05, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Các ý kiến đại biểu trong Tổ cơ bản tán thành việc xem xét, thông qua dự thảo Luật này theo quy trình 1 Kỳ họp.
Sáng 21/10, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8. Phiên khai mạc được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 2/10, tổ đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam gồm các đồng chí: Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Trần Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật Hà Nam, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã đi tiếp xúc cử tri tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, sáng 22/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023 với nhóm lĩnh vực: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát và Chính phủ làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc phạm vi trách nhiệm. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì phiên họp.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang cùng với Bộ Công Thương phối hợp với nhau trong việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Chiều 21/8, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 36, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 đối với nhóm lĩnh vực: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được kết nối trực tuyến với 62 Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, cần phải đưa sầu riêng trở thành sản phẩm quốc gia, xây dựng, thiết kế chính sách chung về sầu riêng cho nông dân, doanh nghiệp, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng…
Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 36, sáng 21/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 đối với nhóm lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN và PTNT); công thương; văn hóa, thể thao và du lịch. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được kết nối trực tuyến với 62 Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nói trước khi nghĩ đến chính sách thị trường cần có các giải pháp về liên kết sản xuất nông nghiệp.
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng 21/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đến nay có hơn 13.000 sản phẩm OCOP, việc phát triển các sản phẩm đặc trưng vùng miền cũng là một kênh để nước ta tiêu thụ sản phẩm, tăng giá trị cho nông sản địa phương.
Nhà máy PepsiCo Foods Việt Nam tại Hà Nam dự kiến sẽ cung cấp hơn 20.000 tấn snack các loại hàng năm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại.
Ngày 03/8, Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Taseco - Một thành viên của Taseco Group tổ chức Lễ khởi công dự án 'Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn 3 phía Đông đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình'.
Chiều 3/7, tại Hội trường UBND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Hà Nam; Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí Thường trực HĐND, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh; các vị ĐBQH tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo Văn phòng: Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND, Văn phòng UBND tỉnh; đại diện thường trực các huyện, thị, thành ủy; thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố...
Ngày 29/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; và nhiều nội dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Tại buổi thảo luận ở Tổ ngày 23/5, một số đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành Nghị định quy định về mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn (DPPA).
Một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế -xã hội 4 tháng đầu năm 2024 là giải ngân vốn đầu tư công cao hơn so với cùng kỳ năm 2023. Đây là nhận định của nhiều đại biểu Quốc hội khi cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2024 trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 23/5 Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cùng với Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Trà Vinh đã tham gia thảo luận tại tổ để đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 và một số nội dung quan trọng khác.
Sáng 14/5, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao công nhân lao động (CNLĐ), Khu công nghiệp (KCN) Châu Sơn (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị tiếp xúc chuyên đề giữa Đoàn ĐBQH tỉnh với cử tri là CNLĐ trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, chiều nay 8/5, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam tiếp xúc cử tri tại xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng để báo cáo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7 và lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân gửi tới kỳ họp. Bao giờ có giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ là vấn đề được nhiều cử tri kiến nghị.
Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, sáng ngày 3/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức các tổ ĐBQH đi tiếp xúc cử tri tại một số địa phương trong tỉnh. Đồng chí Phạm Hùng Thắng, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp xúc với cử tri xã Bồ Đề (huyện Bình Lục). Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh cùng cấp ủy, chính quyền huyện Bình Lục và xã Bồ Đề.
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam tổ chức giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến năm 2023'. Đoàn đã làm việc với UBND Thị xã Duy Tiên và Công an tỉnh Hà Nam, kiểm tra, giám sát thực địa các điểm đen giao thông trên địa bàn tỉnh.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi), đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho rằng, đối với trốn đóng bảo hiểm xã hội nên xây dựng thành quy định tội phạm mới bổ sung trong Luật Hình sự (như tội trốn thuế) và có chế tài hình sự riêng. Như vậy, mới xử lý đúng, trúng và nhanh, phù hợp với từng mức độ vi phạm đóng trong trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho rằng, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát quy định tại Điều 25 của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) còn những điểm bất cập vì dễ có xung đột khi Chính phủ xây dựng Nghị định thực hiện trong lĩnh vực cụ thể lại vướng khái niệm chung quy định trong Luật Thủ đô. Không bảo đảm tính thống nhất trong kỹ thuật lập pháp nên cần tiếp tục được nghiên cứu, sửa đổi để phù hợp với thực tế.
Chiều 18/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thực hiện Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 31, sáng nay,18/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 62 Đoàn ĐBQH tại các tỉnh, thành phố.
UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc điều động và bổ nhiệm cán bộ.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, thảo luận tại Tổ 18 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa, Trà Vinh về Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các đại biểu đã phân tích những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chỉ rõ nguyên nhân từ việc chưa phân cấp, phân quyền mạnh mẽ và chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình. Do đó các đại biểu đề nghị bám sát những vướng mắc đã được chỉ ra để quy định cụ thể các chính sách, hướng dẫn thực hiện và thời gian áp dụng.
Chiều 15/01, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức Lễ trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới dự buổi lễ.
Sáng 08/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị có đồng chí Lê Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; các vị Đại biểu Quốc hội khóa XV.
Sáng 2.12, tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm chính thức tại Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Khuon Sudary dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Campuchia đến thăm, làm việc tại tỉnh Hà Nam.
Cần sửa đổi, bổ sung các quy định để hạn chế tình trạng bỏ cọc, ngăn ngừa phá giá vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, thao túng, gây rối hoạt động đấu giá… là yêu cầu được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặt ra khi góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi).
Sáng ngày 28/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
TS. Trần Văn Khải cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung thêm quy định: nghiêm cấm người tham giá đấu giá tài sản không đủ nguồn lực tài chính hay sử dụng nguồn vốn không minh bạch để tham gia đấu giá.
Sáng 28/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, các ý kiến ĐBQH chỉ rõ nhiều bất cập, tiêu cực như: tình trạng quân xanh, quân đỏ thông đồng khống chế giá, dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá… Các đại biểu đề nghị cần nghiên cứu bổ sung quy định chặt chẽ hơn, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp.
Theo đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam, cần bổ sung vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản quy định nghiêm cấm tổ chức đấu giá tài sản và Hội đồng đấu giá tài sản để người không có đủ năng lực tài chính tham gia đấu giá tài sản; Nghiêm cấm người tham giá đấu giá tài sản không đủ nguồn lực tài chính hay sử dụng nguồn vốn không minh bạch để tham gia đấu giá...
Đóng góp vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Trần Văn Khải- Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho rằng, nếu không xác định được rõ nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực thì Luật Thủ đô sẽ thiếu tính thực tiễn và nhiều mục tiêu đề ra chỉ dừng ở 'khẩu hiệu', khó khả thi…
Về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đại biểu Trần Thị Hiền (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam) bày tỏ nhất trí cần phải quy định các hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để làm cơ sở cho các cơ quan chức năng xem xét, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp.