Kể từ khi lực lượng Houthi tấn công vào các tàu chở hàng đi qua eo biển Bab el-Mandeb, phần lớn các công ty vận tải biển đã chọn tránh tuyến kênh đào Biển Đỏ - Suez.
Mỹ đã áp dụng nhiều cách để ngăn chặn Houthis tấn công ở Biển Đỏ nhưng dường chưa phương án nào phát huy hiệu quả, ít nhất là tới thời điểm hiện tại.
Theo chuyên gia, dù Trung Quốc nỗ lực kiềm chế Houthis tấn công ở Biển Đỏ nhằm bảo vệ những lợi ích của nước này ở khu vực nhưng khó tạo ra sự đột phá.
Theo trang CNBC, Saudi Arabia, Nga và một số nhà sản xuất OPEC+ sẽ gia hạn cắt giảm nguồn cung dầu thô tự nguyện đến cuối tháng 6.
Trong những tuần gần đây, Biển Đỏ tiếp tục dậy sóng khi ngày càng nhiều nước tham gia vào hoạt động quân sự trả đũa do Anh và Mỹ đứng đầu nhắm vào các căn cứ quân sự của phiến quân Houthi.
Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết Mỹ tấn công Houthis để ứng phó mối đe dọa từ Houthis đối với các tàu hải quân và tàu buôn của Mỹ trong khu vực.
Trong tháng 1, xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Á giảm xuống còn 1 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất ghi nhận trong hơn hai năm qua do giá cước vận tải cao và cạnh tranh với dầu Trung Đông giá phải chăng.
Một cuộc khảo sát Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn cầu của S&P Global công bố trong tuần này cho thấy, nền kinh tế Anh bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong số các nước châu Âu do sự gián đoạn vận chuyển ở Biển Đỏ.
Châu Á có thể không chứng kiến những thay đổi đáng kể về nguồn cung dầu trong ngắn hạn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đang diễn ra, nhưng các nhà máy lọc dầu đang vạch ra các kế hoạch thay thế để đảm bảo dòng nguyên liệu ổn định trong trường hợp leo thang - một động thái có thể làm tăng chi phí bảo hiểm và làm giảm lợi nhuận lọc dầu, S&P Global Commodity Insights trích dẫn các nguồn tin cho biết.
Chính phủ Mỹ cam kết họ sẽ đưa ra các hình phạt tài chính nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen nhưng không gây thiệt hại tới 32 triệu dân ở quốc gia vốn dĩ đối mặt với nạn đói nghiêm trọng sau nhiều năm xung đột kéo dài.
Sau lời cảnh tỉnh của hải quân Mỹ và Anh, số lượng tàu thương mại đi qua tuyến Biển Đỏ/Kênh Suez đã giảm hơn một nửa trong tháng qua, tuy nhiên vẫn còn một số tàu vẫn hiên ngang xuyên qua tuyến đường này.
Các công ty vận tải đang nỗ lực tìm các tuyến đường khả thi cho vận tải Á - Âu khi an ninh Biển Đỏ vẫn chưa bảo đảm, đe dọa đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bất ổn trên Biển Đỏ đang khiến các công ty vận tải chuyển hướng sang những tuyến đường khác.
Hiện vẫn chưa rõ ai là người chịu trách nhiệm về vụ đánh bom kép vào đám đông ở thành phố Kerman, phía Đông Nam Iran, nhưng bất cứ ai đứng đằng sau đều đang mạo hiểm châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khu vực.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 3/1 đã tổ chức phiên họp mở để thảo luận về các cuộc tấn công mà lực lượng Houthi ở Yemen thực hiện trên Biển Đỏ, sau khi nhận thấy các vụ tấn công trên Biển Đỏ thời gian gần đây là một nguy cơ ngày càng nghiêm trọng đối với hoạt động thương mại toàn cầu và sự ổn định của khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps vừa tuyên bố Anh sẵn sàng hành động trực tiếp để ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhằm vào các tàu vận chuyển hàng có liên kết với Israel trên Biển Đỏ.
Theo Reuters ngày 2-1, giá dầu tăng mạnh sau khi Iran từ chối lời kêu gọi chấm dứt hỗ trợ các cuộc tấn công của phiến quân Houthi vào các tàu ở Biển Đỏ và điều một tàu chiến tới tuyến đường thương mại quan trọng.
Giá dầu Brent giao dịch ở mức 77,15 USD/thùng, giảm 2,39 USD/thùng so với đầu giờ sáng qua, trong khi đó dầu WTI giao dịch mức 71,77 USD/thùng, giảm 2,34 USD/thùng...
Giá dầu thế giới hôm nay (29/12) tiếp đà giảm sau những lo ngại về địa chính trị, cắt giảm sản lượng dầu tại nhiều quốc gia và các biện pháp toàn cầu nhằm kiềm chế lạm phát đã gây ra những biến động mạnh về giá cả.
Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều sau khi đóng cửa phiên 28/12, ghi nhận mức tăng trong lĩnh vực Viễn thông, Tiện ích và Tài chính khiến và mức giảm trong lĩnh vực Dầu khí, Hàng tiêu dùng và Vật liệu cơ bản…
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/12, giá dầu giảm khoảng 3% do nhiều công ty vận tải biển cho biết sẵn sàng đi qua tuyến Biển Đỏ. Điều này làm giảm bớt lo ngại về gián đoạn nguồn cung khi căng thẳng ở Trung Đông tiếp tục gia tăng.
Nhà Trắng và Lầu Năm Góc được cho là đang đi trên than nóng. Nếu Mỹ ngó lơ, tuyến đường Biển Đỏ sẽ bị phong tỏa, khiến các nền kinh tế Mỹ, châu Âu và châu Á thiệt hại đáng kể. Nếu tiếp tục thực hiện các biện pháp nửa vời như hiện nay, Washington sẽ không đảm bảo được lối đi an toàn ở Biển Đỏ và bị mất mặt. Cuối cùng, nếu Mỹ buộc phải tấn công Houthi ở Yemen, một sự leo thang nguy hiểm sẽ bùng phát.
Iran cảnh báo tuyến đường biển Đỏ vẫn không an toàn chừng nào Israel còn tiến hành chiến dịch quân sự ở Dải Gaza
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/12, giá dầu tăng nhẹ sau không ít biến động. Việc giá dầu tăng cũng khiến các nhà đầu tư lo lắng về sự gián đoạn thương mại toàn cầu và căng thẳng ở Trung Đông khi tình hình Biển Đỏ diễn biến phức tạp.
Một liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu và các hãng tàu đang chạy đua tăng cường an ninh ở tuyến huyết mạch thương mại toàn cầu quan trọng đi qua Biển Đỏ gầnTrung Đông. Động thái này diễn ra khi hơn 100 tàu container đầu chuyển hướng đi quanh châu Phi để tránh các cuộc tấn công của phiến quân hồi giáo Houthi ở Yemen, được Iran hậu thuẫn.
Hồi đầu phiên giao dịch ngày 20/12, giá hai loại dầu Brent và dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đã tăng hơn 1 USD mỗi thùng khi các hãng vận tải hàng hải lớn chọn tránh tuyến đường Biển Đỏ.
Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc đỏ vào 20/12 sau khi diễn biến giảm đột ngột vào giữa buổi chiều đã chấm dứt đợt phục hồi ấn tượng của Phố Wall…