Trong 30 ngày đêm sắp tới, các đơn vị thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trên địa bàn tỉnh sẽ bước vào giai đoạn tăng tốc thực hiện nhiệm vụ nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét đối với công tác này.
Mới đây, lãnh đạo thành phố Biên Hòa đã kiến nghị các cơ quan chức năng của tỉnh xem xét, triển khai đầu tư xây dựng các khu tái định cư phục vụ bố trí tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi khi thực hiện các dự án tại 3 khu đất 'vàng' trên địa bàn thành phố.
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, người dân có đất ở bị thu hồi được bố trí tái định cư (TĐC) trước khi có quyết định thu hồi đất. Trên thực tế, hiện có rất ít dự án đáp ứng được yêu cầu này, bởi quỹ đất TĐC thiếu và không có sẵn hạ tầng.
Theo dự kiến, Dự án Đường ven sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu) sẽ hoàn thành xây dựng trong năm 2024. Do đó, việc đầu tư xây dựng hầm chui qua cầu Hóa An để kết nối tuyến đường này với đường Nguyễn Văn Trị trở nên cấp bách.
UBND tỉnh đã có quyết định về việc giao đất, cho thuê đất (đợt 3) để Công ty Cổ phần Kinh doanh nhà Đồng Nai xây dựng hạ tầng khu tái định cư và trường học thuộc Dự án Khu dân cư với các dịch vụ thương mại, nhà ở cao cấp và tái định cư tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa.
Đầu tháng 2-2024, Chính phủ ban hành nghị định mới về định giá đất (ĐGĐ) nhằm tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân, Nhà nước và doanh nghiệp trong sử dụng đất. Tuy nhiên, theo đánh giá của các địa phương, đơn vị tư vấn, giá đất vẫn còn những điểm chưa rõ ràng, cụ thể.
Đây là các khu 'đất vàng' được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố (TP) Biên Hòa đề xuất để xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án trên địa bàn tỉnh.
Thành phố Biên Hòa sẽ có thêm 2-3 khu đất để làm khu tái định cư (TĐC), nhà ở cho người có thu nhập thấp. Đây là nội dung thành phố mới đề xuất và được lãnh đạo UBND tỉnh thống nhất chủ trương.
Trên địa bàn có nhiều công trình, dự án trọng điểm được triển khai thực hiện nên TP.Biên Hòa đang rất nỗ lực hoàn thành sớm công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án.
Người có đất bị thu hồi được xem xét tái định cư (TĐC) trước khi thu hồi đất là nội dung có trong Luật Đất đai (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua đầu năm 2024. Quy định cụ thể, rõ ràng sẽ tháo gỡ nhiều điểm 'nghẽn' trong bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Đó là yêu cầu của ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai khi nói về phát triển tỉnh nhà trong điều kiện có nhiều dự án giao thông lớn đang triển khai.
Dự án đường ven sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến huyện Vĩnh Cửu đang gặp khó khăn về mặt bằng và tái định cư.
Hàng loạt dự án được triển khai thực hiện trong khi các khu tái định cư (TĐC) chậm được xây dựng nên TP.Biên Hòa đang 'nợ' hàng ngàn lô đất TĐC.
Các dự án như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An, đường ven sông Đồng Nai... đang tăng tốc chạy đua tiến độ trong những ngày cuối năm.
Năm 2023, Đồng Nai cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đều gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài những yếu tố khách quan do tác động của suy thoái kinh tế thế giới thì tính chủ động và quyết liệt của đội ngũ cán bộ được xem là yếu tố rất quan trọng.
Theo các nhà đầu tư đang triển khai dự án ở Đồng Nai thì trung bình khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng cho những dự án phải thu hồi đất của nhiều hộ dân mất khoảng 5 năm. Cá biệt có những dự án riêng khâu thu hồi đất kéo dài trên dưới 10 năm. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do chưa có khu tái định cư, giá bồi thường chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Vấn đề này đã kéo dài nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa tháo gỡ được.
UBND tỉnh vừa hoàn thiện dự thảo Danh mục dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024 để trình HĐND tỉnh kỳ họp cuối năm nay. Theo đó, có 89 dự án cần thu hồi đất với diện tích 220ha và 8 dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất với diện tích 4,65ha.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đã ký thông báo số 80-TB/TU về việc điều chỉnh, bổ sung phân công nhiệm vụ đối với các đồng chí Ủy viên Ban TVTU và thành viên Tổ chỉ đạo theo Quyết định số 1394-QĐ/TU ngày 30-10-2023 phụ trách theo dõi, thúc đẩy các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh.
Sau gần 2 năm khởi công dự án Đầu tư xây dựng kè, đường ven sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh H.Vĩnh Cửu), trong khi việc thi công hạng mục kè sông cơ bản đáp ứng tiến độ thì tiến độ hạng mục đường ven sông đang bị chậm do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Dù đã bàn giao đất hơn 1 năm nhưng hàng trăm hộ dân vùng dự án Đường ven sông Đồng Nai tại P.Bửu Long (TP.Biên Hòa) vẫn chưa được giao đất tái định cư (TĐC) để xây nhà. Đây là mong mỏi, bức xúc lớn của người dân.
Thời gian qua, tại nhiều dự án quan trọng trên địa bàn Đồng Nai đã xảy ra tình trạng thiếu đất tái định cư (TĐC) cho các hộ gia đình, cá nhân nằm trong vùng dự án như: Đường ven sông Đồng Nai, Đường ven sông Cái, Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành… Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy cho người dân bị thu hồi đất; dự án cũng được chậm bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai, vốn bị đội lên.
Dù đã ra quyết định thu hồi đất, nhưng 121 hộ dân có đất bị thu hồi phục vụ dự án Đường ven sông Đồng Nai vẫn chưa được bố trí tái định cư.
Hiện nay nhu cầu cấp thiết nhất của dự án đường ven sông Đồng Nai chính là đất tái định cư cho người dân nhường đất làm dự án.
Đây là chia sẻ của Ủy viên Ban TVTU, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo tại phiên họp giải trình việc thực hiện dự án Đường ven sông Đồng Nai ngày 25-10. Phó chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan đã tham dự.
Sáng 25-10, Thường trực HĐND tỉnh đã đi khảo sát dự án Đường ven sông Đồng Nai kết nối TP.Biên Hòa với H.Vĩnh Cửu và địa điểm bố trí tái định cư dự án.
Gói thầu số 11 hạng mục bến đò, thuộc dự án Xây dựng kè sông Đồng Nai, TP. Biên Hòa (từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu) đang xét thầu với chỉ duy nhất một nhà thầu dự thầu sẽ có tỷ lệ trúng thầu ra sao?
Đồng Nai có tốc độ đô thị hóa nhanh nên nhiều người dân có nhu cầu sinh sống ở những khu đô thị (KĐT) ven sông để có thể tận hưởng không gian mát mẻ, trong lành. Bắt nhịp xu hướng trên, một số doanh nghiệp đã đầu tư các KĐT xanh ven sông tại Đồng Nai.
Theo quy hoạch sử dụng đất của TP.Biên Hòa giai đoạn 2021-2030, toàn thành phố sẽ triển khai hơn 1 ngàn dự án trên các lĩnh vực với diện tích hơn 9,9 ngàn ha; trong đó có 750 dự án chuyển từ giai đoạn 2011-2020 qua với gần 7,6 ngàn ha. Những dự án sử dụng nhiều đất đa số thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, thương mại dịch vụ, đất ở đô thị. Riêng lĩnh vực hạ tầng giao thông sẽ phải sử dụng gần 800ha.
Lâu nay, việc triển khai các dự án tại Đồng Nai cũng như nhiều tỉnh, thành trên cả nước thường chậm so với kế hoạch. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc dự án chậm tiến độ là khâu bồi thường giải phóng mặt bằng, bởi các dự án chủ yếu thu hồi đất của cá nhân, hộ gia đình. Đa số người dân ủng hộ các dự án để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh và vùng. Nhưng vấn đề khiến nhiều hộ dân bị thu hồi đất còn thắc mắc đó là giá bồi thường. Theo các hộ dân, giá bồi thường đất đai còn thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Đây cũng là lý do dẫn đến nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng bị ách tắc, kéo dài thêm một vài năm, ảnh hưởng tiến độ thi công. Dự án chậm đưa vào khai thác ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của địa phương.
Hàng chục năm nay, tại P.Bửu Long (TP.Biên Hòa) có 3 bến đò (Trạm, Bửu Long, Xóm Lá) phục vụ nhu cầu của người dân địa phương qua lại hai bờ sông Đồng Nai, rút ngắn quãng đường di chuyển từ tỉnh Đồng Nai đi tỉnh Bình Dương và ngược lại. Chính vì vậy, việc các bến đò này ngừng hoạt động để giao mặt bằng thi công dự án Đường ven sông Đồng Nai khiến người dân đi xa hơn.
Ngày 31-5, bến đò Xóm Lá và bến đò Tân Hạnh (nối P.Bửu Long sang P.Tân Hạnh, đều thuộc TP.Biên Hòa) đã chính thức ngưng hoạt động để bàn giao mặt bằng thi công cho dự án Đường ven sông Đồng Nai.
Đến nay, có đến 12 công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng.
Đồng Nai đã và đang triển khai rất nhiều công trình dự án trọng điểm cấp quốc gia và của địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Sông Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai với chiều dài khoảng 200km. Chính vì vậy, sông Đồng Nai có giá trị rất lớn đối với tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển chuỗi đô thị ven sông.
Đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và sẵn sàng di dời để bàn giao mặt bằng nhưng hàng chục hộ dân thuộc dự án Đường ven sông Đồng Nai (TP.Biên Hòa, đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh H.Vĩnh Cửu) vẫn chưa thể di dời do chưa nhận được đất tái định cư để xây dựng nhà cửa.
Tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn TP.Biên Hòa chưa có khởi sắc và tiếp tục bị chậm tiến độ kéo dài.
Bước vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm 2023 trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Tỉnh ủy và các cấp ủy trực thuộc tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trên các lĩnh vực nên trong quý I, hầu hết các đơn vị, địa phương đều đạt những kết quả tích cực.
Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Đồng Nai, nguồn vốn từ khai thác quỹ đất chiếm gần 50%. Chính vì vậy, những khó khăn trong việc thực hiện đấu giá đất thời gian qua có nguy cơ gây thiếu hụt nguồn vốn đầu tư.
Chủ đầu tư đóng vai trò quyết định đến tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư công. Tuy nhiên, thời gian qua, năng lực hạn chế của một số chủ đầu tư đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Các dự án hương lộ 2 (đoạn 1, giai đoạn 1), cầu Vàm Cái Sứt và đường ven sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh H.Vĩnh Cửu) là các dự án giao thông trọng điểm của tỉnh đang được triển khai thực hiện.
Theo UBND tỉnh, dự án Đường ven sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh H.Vĩnh Cửu) hiện đã được TP.Biên Hòa bàn giao mặt bằng hơn 13/16ha, đạt tỷ lệ gần 82%. Phần diện tích mặt bằng đã bàn giao tương ứng với chiều dài hơn 3,8km trên tổng chiều dài 5,2km toàn tuyến.
Theo UBND TP.Biên Hòa, với dự án Đường ven sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh H.Vĩnh Cửu), đến nay thành phố đã hoàn thành bàn giao mặt bằng đối với 3,4km trên tổng số 5,2km chiều dài toàn tuyến.