UBND tỉnh Đồng Nai đang tìm cách gỡ vướng cho 1.600m2 đất quốc phòng thuộc quản lý của Trung đoàn 935, Sư đoàn 370 nằm trong dự án Đường ven sông Đồng Nai.
Sáng 6-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi làm việc với các bên liên quan đến vướng mắc đất quốc phòng thực hiện Dự án Đường ven sông Đồng Nai.
Nằm trong 'tứ giác', đầu tàu kinh tế của Việt Nam nên Đồng Nai được quy hoạch cả ngàn dự án trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Trong đó, đa số là dự án về hạ tầng kỹ thuật, bất động sản, công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch. Thời gian qua, do những vướng mắc ở khâu thực hiện hồ sơ, thủ tục nên nhiều dự án đã 'giậm chân tại chỗ', việc này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như vùng Đông Nam Bộ.
Tuần qua, từ ngày 26-9 đến ngày 2-10, nhiều tin, bài, clip của Báo Đồng Nai chia sẻ trên Facebook Báo Đồng Nai nhận được sự quan tâm, phản hồi, bình luận của đông đảo người dùng mạng xã hội.
Phóng sự truyền hình Khám phá biệt thự cổ 100 tuổi từng cứu sống hơn 100 người sau trận lũ lịch sử tại Đồng Nai đăng trên Báo Đồng Nai ngày 22-9 được bạn đọc quan tâm khi đạt hơn 150 ngàn lượt truy cập, gần 1,7 ngàn lượt yêu thích và hơn 150 lượt bình luận.
Đoạn tuyến đi qua khu vực biệt thự cổ 'nhà lầu ông Phủ' giữ nguyên trạng và tổ chức bố trí rào giới hạn ra vào
Sau khi Tỉnh ủy Đồng Nai có chủ trương giữ lại biệt thự cổ 100 tuổi bên sông Đồng Nai, Sở Xây dựng tỉnh này đã đề xuất các phương án bảo tồn căn biệt thự để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.
Chiều 26-9, thông tin Ban Thường vụ Tỉnh ủy sau khi họp đã quyết định giữ lại công trình biệt thự Võ Hà Thanh (hay còn gọi là 'nhà lầu ông Phủ') thuộc Dự án Đường ven sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu) để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc nhận được sự quan tâm lớn của dư luận xã hội.
Ngày 27-9, Sở Xây dựng cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi UBND thành phố Biên Hòa, Ban Quản lý dự án thành phố Biên Hòa và UBND phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa về việc đề nghị tạm dừng thi công Dự án Đường ven sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu) đoạn qua khu vực biệt thự cổ Võ Hà Thanh.
Thành phố Biên Hòa đang tăng tốc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn. Trong đó, một số dự án dự kiến sẽ hoàn thành công tác này trong tháng 10-2024.
Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TTDL) Lê Thị Ngọc Loan đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về nội dung liên quan đến phản ánh của người dân về ngôi biệt thự lầu ông Phủ bị giải tỏa khi thi công công trình đường ven sông Đồng Nai.
Các chuyên gia, kiến trúc sư, những người nghiên cứu lịch sử và người dân TP Biên Hòa kiến nghị chính quyền cần tính toán có phương án bảo tồn biệt thự cổ 'nhà lầu ông Phủ'.
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo đã ký công văn gửi Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Thường trực Thành ủy Biên Hòa về việc nghiên cứu vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa công trình kiến trúc 'nhà lầu ông Phủ' thuộc dự án Đường ven sông Đồng Nai.
Dự án đường ven sông Đồng Nai (bao gồm đường giao thông, kè và công viên) được đầu tư gần 2.000 tỷ đồng
Thường trực Tỉnh ủy đang quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo người đứng đầu các sở, ngành, địa phương phải tư duy hành động nhanh hơn, trách nhiệm hơn nữa trong việc hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ của năm 2024, đồng thời phải chuẩn bị chu đáo cho nhiệm vụ năm 2025.
Liên quan đến Dự án Đường ven sông Cái đang chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, Bí thư Thành ủy Biên Hòa Hồ Văn Nam đã đến trực tiếp kiểm tra vào sáng 16-9.
Sáng 21-8, lực lượng chức năng thành phố Biên Hòa phối hợp với UBND phường Bửu Long tiến hành cưỡng chế nhiều công trình nhà ở để giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Kè và đường ven sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu).
Là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh nhưng bộ mặt đô thị Biên Hòa chưa phát triển xứng tầm. Nhiều vấn đề nổi cộm và cấp bách đang rất cần những cán bộ có năng lực, tư duy hành động hiệu quả.
Hiện nay có nhiều dự án lớn, nhất là dự án giao thông ở Đồng Nai có tỷ lệ giải ngân còn thấp so với kế hoạch.
Theo cam kết của các chủ đầu tư cũng như các địa phương, kết thúc quý II-2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công phải đạt 50% kế hoạch. Tuy nhiên, cam kết này khó có thể được thực hiện khi tính đến cuối tháng 5, số đơn vị hoàn thành mục tiêu là rất ít.
Để đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ đầu tháng 7-2024, giao dịch chuyển tiền ngân hàng (khác chủ tài khoản) hoặc nộp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học. Do đó, trong những ngày qua, nhiều người dân đã đến các ngân hàng để được hỗ trợ cập nhật sinh trắc học.
Đồng Nai có những dự án mà hàng trăm hộ dân bị thu hồi đất nhưng không đủ điều kiện bố trí tái định cư (TĐC). Việc này vừa ảnh hưởng đến an sinh xã hội, vừa ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt, triển khai các dự án.
Huyện Vĩnh Cửu vừa đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh 29 vấn đề liên quan đến phát triển hạ tầng kết nối vùng phụ cận Cảng hàng không (Sân bay) Biên Hòa, các vấn đề về phát triển khu đô thị Thạnh Phú, thị trấn Vĩnh An, lĩnh vực đầu tư…
UBND huyện Vĩnh Cửu vừa đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương xây dựng khu tái định cư tại xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu) với quy mô diện tích khoảng 30 hécta.
Liên quan đến dự án trọng điểm đường ven sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu bị chậm tiến độ, ngày 24-6, chủ đầu là Ban Quản lý dự án thành phố Biên Hòa đã yêu cầu đơn vị thi công tập trung máy móc, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công.
Sáng 17-6, Bí thư Thành ủy Biên Hòa Hồ Văn Nam đã có buổi kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công dự án kè và đường ven sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu.
Kế hoạch 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai vừa kết thúc hôm 26/5/2024, lại được tỉnh này gia hạn thêm thời gian 30 ngày đêm tiếp theo, kể từ ngày 27/5/2024...
Ngày 29-5, lực lượng chức năng phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa tiến hành tháo dỡ bắt buộc đối với 6 hộ dân có công trình nhà ở xây dựng trái phép nhằm phục vụ tái định cư cho các hộ dân tại Dự án Đường ven sông Đồng Nai.
Dự án Đường ven sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hóa An, thành phố Biên Hòa đến điểm giáp ranh xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu) hiện vẫn còn 110 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công khiến dự án chậm tiến độ.
Sáng 22-5, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Biên Hòa Huỳnh Tấn Đạt đã kiểm tra, chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung xử lý dứt điểm 110 trường hợp hộ dân đang vướng mắc chưa bàn giao mặt bằng thực hiện Dự án Đường ven sông Đồng Nai.
Theo UBND thành phố Biên Hòa, đến nay các cơ quan chức năng đã chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho 488 hộ dân thuộc Dự án Đường ven sông Đồng Nai với số tiền gần 694 tỷ đồng.
Trên địa bàn Đồng Nai có 4 dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia và hàng loạt công trình, dự án trọng điểm của tỉnh đang được triển khai thực hiện. Do đó, Đồng Nai xác định mục tiêu phải dồn toàn lực, tăng tốc để đẩy nhanh tiến độ các dự án, nhất là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).
Lãnh đạo TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị xem xét, triển khai đầu tư xây dựng các khu tái định cư tại 3 khu đất vàng trên địa bàn TP Biên Hòa.
Chiều 24-4, Báo Đồng Nai phối hợp với UBND thành phố Biên Hòa tổ chức Tọa đàm với chủ đề: Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, huy động nhân dân thành phố Biên Hòa xây dựng văn minh đô thị.
Thành phố Biên Hòa đang nỗ lực làm mới hình ảnh đô thị theo hướng xanh, văn minh và hiện đại bằng nhiều nguồn lực đầu tư lẫn ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và người dân.
Trong 30 ngày đêm sắp tới, các đơn vị thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trên địa bàn tỉnh sẽ bước vào giai đoạn tăng tốc thực hiện nhiệm vụ nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét đối với công tác này.
Mới đây, lãnh đạo thành phố Biên Hòa đã kiến nghị các cơ quan chức năng của tỉnh xem xét, triển khai đầu tư xây dựng các khu tái định cư phục vụ bố trí tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi khi thực hiện các dự án tại 3 khu đất 'vàng' trên địa bàn thành phố.
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, người dân có đất ở bị thu hồi được bố trí tái định cư (TĐC) trước khi có quyết định thu hồi đất. Trên thực tế, hiện có rất ít dự án đáp ứng được yêu cầu này, bởi quỹ đất TĐC thiếu và không có sẵn hạ tầng.
Theo dự kiến, Dự án Đường ven sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu) sẽ hoàn thành xây dựng trong năm 2024. Do đó, việc đầu tư xây dựng hầm chui qua cầu Hóa An để kết nối tuyến đường này với đường Nguyễn Văn Trị trở nên cấp bách.
UBND tỉnh đã có quyết định về việc giao đất, cho thuê đất (đợt 3) để Công ty Cổ phần Kinh doanh nhà Đồng Nai xây dựng hạ tầng khu tái định cư và trường học thuộc Dự án Khu dân cư với các dịch vụ thương mại, nhà ở cao cấp và tái định cư tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa.
Đầu tháng 2-2024, Chính phủ ban hành nghị định mới về định giá đất (ĐGĐ) nhằm tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân, Nhà nước và doanh nghiệp trong sử dụng đất. Tuy nhiên, theo đánh giá của các địa phương, đơn vị tư vấn, giá đất vẫn còn những điểm chưa rõ ràng, cụ thể.
Đây là các khu 'đất vàng' được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố (TP) Biên Hòa đề xuất để xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án trên địa bàn tỉnh.
Thành phố Biên Hòa sẽ có thêm 2-3 khu đất để làm khu tái định cư (TĐC), nhà ở cho người có thu nhập thấp. Đây là nội dung thành phố mới đề xuất và được lãnh đạo UBND tỉnh thống nhất chủ trương.
Trên địa bàn có nhiều công trình, dự án trọng điểm được triển khai thực hiện nên TP.Biên Hòa đang rất nỗ lực hoàn thành sớm công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án.
Người có đất bị thu hồi được xem xét tái định cư (TĐC) trước khi thu hồi đất là nội dung có trong Luật Đất đai (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua đầu năm 2024. Quy định cụ thể, rõ ràng sẽ tháo gỡ nhiều điểm 'nghẽn' trong bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Đó là yêu cầu của ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai khi nói về phát triển tỉnh nhà trong điều kiện có nhiều dự án giao thông lớn đang triển khai.
Dự án đường ven sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến huyện Vĩnh Cửu đang gặp khó khăn về mặt bằng và tái định cư.
Hàng loạt dự án được triển khai thực hiện trong khi các khu tái định cư (TĐC) chậm được xây dựng nên TP.Biên Hòa đang 'nợ' hàng ngàn lô đất TĐC.
Các dự án như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An, đường ven sông Đồng Nai... đang tăng tốc chạy đua tiến độ trong những ngày cuối năm.
Năm 2023, Đồng Nai cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đều gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài những yếu tố khách quan do tác động của suy thoái kinh tế thế giới thì tính chủ động và quyết liệt của đội ngũ cán bộ được xem là yếu tố rất quan trọng.
Theo các nhà đầu tư đang triển khai dự án ở Đồng Nai thì trung bình khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng cho những dự án phải thu hồi đất của nhiều hộ dân mất khoảng 5 năm. Cá biệt có những dự án riêng khâu thu hồi đất kéo dài trên dưới 10 năm. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do chưa có khu tái định cư, giá bồi thường chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Vấn đề này đã kéo dài nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa tháo gỡ được.
UBND tỉnh vừa hoàn thiện dự thảo Danh mục dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024 để trình HĐND tỉnh kỳ họp cuối năm nay. Theo đó, có 89 dự án cần thu hồi đất với diện tích 220ha và 8 dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất với diện tích 4,65ha.