TP Bà Rịa nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Từ năm 2012, TP Bà Rịa trở thành trung tâm Hành chính - Chính trị của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và là địa phương đầu tiên và hiện có tỉ lệ lưới điện được ngầm hóa cao nhất, hạ tầng giao thông đồng bộ, nhiều công viên rộng, đẹp...

Đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Đình làng Thế Chí Đông

Ngày 24/5, tại đình làng Thế Chí Đông, UBND xã Điền Hải, huyện Phong Điền tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử cấp tỉnh.

Để tên làng còn mãi với thời gian

Từ xa xưa quê hương nơi mỗi người sinh ra đều mang theo tên làng, xã suốt cuộc đời, nó không chỉ là định danh, là địa chỉ, hòm thư mà còn chứa đựng tình yêu quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn; nơi đi về sau những lần chạy giặc, làm ăn xa hay cả khi xa quê tuổi xế chiều cũng tìm về làng… với nhiều người, làng xã quan trọng hơn bất cứ thứ gì trong hành trình cuộc đời.

Lễ Thanh minh tại ngôi làng hơn 500 năm tuổi

Trong 2 ngày 3 và 4/4, làng Phù Bài (xã Thủy Phù, TX. Hương Thủy) tổ chức đại lễ Thanh minh - lễ trọng được người dân Phù Bài tổ chức 5 năm 1 lần.

Cân nhắc khi sáp nhập

Trong đợt sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện và xã lần này, có 56 tỉnh, thành phố đã lên phương án để đến năm 2025 cả nước sẽ hoàn thành như dự kiến.

Làng ven đô nhìn từ phố

Theo cuốn Đất lề quê thói thì nguồn gốc của làng Việt có từ thời truyền kỳ Hùng Vương, lúc đó gọi là 'trang'.

Nhớ về Sài Gòn - Gia Định từ buổi sơ khai

Cảng Sài Gòn lần hồi thành hình dần dần đem lại phồn vinh cho một vùng đất trù phú và lý tưởng: vùng đất Nam bộ, vùng đất Sài Gòn - Gia Định ngày nay.

Ngôi làng ở bên sông

Một ngôi làng nhỏ nằm giữa bốn bề sông nước, mùa xuân nào cũng nhuộm vàng màu hoa cải. Đó là làng An Mô ở cuối dòng sông Vệ, đã được công nhận 'Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu', thuộc xã Đức Lợi (Mộ Đức).

Hướng nào cho bảo tồn, phát huy di sản tư liệu?

Ngoài các di sản trong các cơ quan lưu trữ quốc gia, nhiều di sản tư liệu quý vẫn đang được bảo quản ở các gia đình, dòng họ, địa phương. Việt Nam đã có 9 di sản tư liệu được Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO ghi danh.

Đình Phú Sen và việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống

Đình Phú Sen tọa lạc tại thôn Phú Sen Tây, xã Hòa Định Tây (huyện Phú Hòa) là chứng tích quan trọng về quá trình hình thành cộng đồng dân cư Việt tại khu vực phía tây đồng bằng Tuy Hòa trong thời kỳ khẩn hoang mở mang vùng đất Phú Yên dưới thời phong kiến.

Sau số hóa, cần hướng đến phát huy giá trị

Hàng trăm ngàn tư liệu Hán Nôm được Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế sưu tầm, số hóa trong hơn chục năm qua không chỉ đồ sộ về mặt số lượng, mà còn được đánh giá cao về giá trị di sản của vùng đất Cố đô. Thế nhưng, theo các chuyên gia việc để lan tỏa và phát huy những tài liệu ấy vẫn còn nhiều chuyện phải bàn và cần có chiến lược dài hơi.

Cấp bách bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu

Hiện nay, Việt Nam đã có 9 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Ngoài ra, nhiều di sản tư liệu quý đang được bảo tồn, gìn giữ ở nhiều gia đình, đơn vị, địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến nay, loại hình di sản này chưa được quy định bởi bất kỳ luật nào trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Phát triển thị trường bất động sản nhìn từ quốc tế

Để bảo đảm một thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, bền vững và có lợi cho tất cả các bên tham gia, các quốc gia trên thế giới chọn cách thiết lập khung pháp lý minh bạch, chặt chẽ, đồng thời có cơ chế ứng phó với những biến động mạnh.

Sách cổ thời Nguyễn

Ngoài cổ vật, những thư tịch cổ dưới triều Nguyễn rất có giá trị cần được sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu đến công chúng.

Phát hiện bản án cổ từ nhiều thế kỷ trước xét xử vụ tranh chấp thủy lợi

Chiều 26/6, Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị cho biết, qua nghiên cứu của ông Lê Đình Hùng, Viện Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật quốc gia và ông Lê Đức Thọ, Phó Giám đốc của đơn vị, đã phát hiện một bản án cổ rất thú vị, liên quan việc xét xử tranh chấp thủy lợi ở làng Hảo Sơn, xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Thực hiện địa bạ ở Biên Hòa thời vua Minh Mạng

Ảnh hưởng của chúa Nguyễn đối với vùng đất Đồng Nai - Gia Định ngày càng lớn và trải qua nhiều sự kiện. Năm 1698 đánh dấu mốc quan trọng khi chúa Nguyễn thiết lập bộ máy hành chính dù còn đơn giản những thể hiện tính chất pháp lý về mặt quản lý nhà nước của chính quyền Đàng Trong.

Về một văn bản cổ triều Tây Sơn liên quan đến việc khai thác thủy lợi ở Gio An

Thủy lợi nói chung và nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn biến đổi khí hậu đang gây ra những bất thường về thời tiết như hiện nay. Một văn bản Hán cổ từ triều đại Tây Sơn (1788-1801) liên quan đến việc tranh chấp khai thác dòng nước tại hai làng Hảo Sơn và Tân Văn thuộc xã Gio An, huyện Gio Linh vừa được các nhà nghiên cứu phát hiện. Ngoài giá trị quý về tư liệu cổ, văn bản này còn góp phần giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm trong mọi thời đại.

Lịch sử đất Sài Gòn kể từ khi khai hoang lập ấp

Với tác phẩm về lược sử vùng đất Sài Gòn, vùng đất trù phú này thế kỷ XVII đến 1859 hiện lên sống động qua những sự kiện, con người được tác giả trình bày theo điểm nhấn.

'Địa danh trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Đặc điểm, ý nghĩa và giá trị'

Đó là nội dung hội thảo do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương tổ chức ngày 27-5, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh.

Cách làm hay của xã Gio An trong xây dựng nông thôn mới

Xã Gio An, huyện Gio Linh tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được; đồng thời có những cách làm sáng tạo để xây dựng các thôn An Nha, Tân Văn, Hảo Sơn đạt chuẩn thôn nông thôn mới nâng cao.

Phú Thọ: Chuyện ở ngôi đền mang tên Quốc Tế có nhiều sắc phong nhất Việt Nam

Ở vùng đất có bề dày lịch sử Dị Nậu (huyện Tam Nông, Phú Thọ) có ngôi đền cổ mang tên Quốc Tế. Ngôi đền lưu giữ nhiều sắc phong nhất Việt Nam, tuy nhiên, câu chuyện về sắc phong bị mất trộm năm 2021, nay bỗng 'nóng' lên vì có thông tin được đấu giá công khai trên mạng xã hội.

Sách cổ của người Chăm đang lần lượt biến mất khỏi cộng đồng

Nạn chảy máu cổ vật làm kinh sách lá buông lần lượt biến mất khỏi cộng đồng, số lượng kinh sách lá còn lại rất ít.

Bảo tồn sách lá buông của người Chăm

Người Chăm viết chữ trên nhiều chất liệu khác nhau như khắc chữ trên đá, gỗ, kim loại, viết chữ trên giấy, da thú, tre và vải. Trong đó, có việc khắc chữ trên chất liệu lá buông. Loại chữ người Chăm viết trên lá buông là chữ Akhar Thrah xuất hiện đầu tiên trên mi cửa đền tháp Po Ramê vào thế kỷ thứ XVII.

Phú Thọ: Đề nghị hỗ trợ tìm các sắc phong cổ bị mất

Trước thông tin nhiều sắc phong cổ, sách cổ của đền Quốc Tế, xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ bị mất cắp năm 2021 và đang bị rao bán công khai trên mạng xã hội của Trung Quốc, tỉnh Phú Thọ đang tìm giải pháp để đưa các sắc phong cổ hồi hương.

Ba công trình tôn giáo được tỉnh Thừa Thiên - Huế xếp hạng di tích có gì đặc biệt?

Đình Thanh Lương (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà), miếu Linh Quang (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền), nhà thờ Hồ Quang Đại (phường Thủy Biều, thành phố Huế) đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt là di tích lịch sử cấp tỉnh kể từ tháng 4.

Thừa Thiên Huế có thêm 3 di tích được xếp hạng cấp tỉnh

Đình Thanh Lương (phường Hương Xuân, TX. Hương Trà); miếu Linh Quang (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền) và nhà thờ Hồ Quang Đại (phường Thủy Biều, TP Huế) là những công trình vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xếp hạng là di tích cấp tỉnh.

Nhà thờ tộc ở Lý Sơn: Nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa

Nhà thờ tộc là nơi thờ cúng tổ tiên của một dòng họ, các vị tiền hiền có công khai khẩn đất đai và cũng là không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống mang nhiều giá trị to lớn về tinh thần. Ở Lý Sơn hiện có hơn 50 nhà thờ tộc, trong đó có 2 nhà thờ tiền hiền của làng, 13 nhà thờ tộc chi trưởng và hơn 35 nhà thờ tộc các chi phái.

Đa dạng các hoạt động triển lãm

Ngày 30-3, tại các khu vực Tháp Trầm Hương, Công viên Phù Đổng, Thư viện tỉnh Khánh Hòa sẽ khai mạc 3 triển lãm hình ảnh, tư liệu, hiện vật quan trọng, đem đến cho công chúng những hiểu biết trực quan về kinh tế - xã hội (KT-XH), lịch sử, văn hóa đặc trưng trong chặng đường 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa (1653 - 2023).

Tên làng xã ở Khánh Hòa qua địa bạ triều Nguyễn

Địa bạ - Nguồn tư liệu đồ sộ và quý giá của dân tộc

Triển lãm chuyên đề Khánh Hòa xưa và nay

Nhân kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa (1653-2023), Sở Văn hóa và Thể thao ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm chuyên đề Khánh Hòa xưa và nay. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 30/3 đến 6/4 tại khu vực công viên Phù Đổng thành phố Nha Trang.

Triển lãm chuyên đề Khánh Hòa xưa và nay: Sẽ giới thiệu những sắc màu văn hóa Khánh Hòa

Nhân kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa (1653-2023), Sở Văn hóa và Thể thao đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm chuyên đề Khánh Hòa xưa và nay. Trao đổi về vấn đề này, ông Đặng Quốc Văn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết:

Xử lý vi phạm về đất đai: Tránh tình trạng 'đá bóng vòng quanh'

Liên quan đến các tranh chấp về đất đai, hiện nay tại nhiều địa phương xảy ra tình trạng người dân khi có đơn khiếu nại lên cấp có thẩm quyền về vi phạm của chính quyền cấp phường xã thì đơn lại được trả về cấp phường xã để giải quyết.

Trò chuyện đầu xuân: Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu - Người chuyên nghiên cứu về biển đảo Việt Nam

Dành cả cuộc đời để nghiên cứu, ông là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu và tác phẩm in về địa bạ và bản đồ. Đặc biệt, ông rất quan tâm đến chủ quyền biển đảo và có bộ sưu tập bản đồ quý giá với hàng ngàn bản đồ cổ, trong đó có nhiều tấm bản đồ thể hiện rất rõ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.