Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cựu chiến binh Lê Xuân Giang, nguyên Chính trị viên Đại đội 4, Trung đoàn 228 không thể nào quên khoảng thời gian tham gia chiến đấu tại trận địa Hàm Rồng.
Trận địa pháo trên điểm cao Đồi C4 là nơi chứng kiến những cuộc đụng độ ngoan cường của quân và dân ta nhằm bảo vệ cầu Hàm Rồng thông suốt trong chiến tranh chống Mỹ
Tại tọa độ lửa cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), quân và dân ta đã bắn rơi 117 máy bay; tiêu diệt, bắt sống nhiều phi công; bảo vệ cầu, bảo đảm giao thông.
Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.
Cao điểm đồi C4 thuộc phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa), là di tích gắn liền với chiến công bắn hạ 117 máy bay Mỹ, bảo vệ cầu Hàm Rồng trong mưa bom, bão đạn.
Để minh bạch hóa tiền công đức, tại trợ trên địa bàn, cơ quan chức năng TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã vào cuộc kiểm tra tại 101 di tích lịch sử - văn hóa có tổng thu hơn 8 tỷ đồng trong năm 2023.
Mới đây trên mạng xã hội nhắc lại câu chuyện pháo thủ Phạm Thị Viễn của Trung đội tự vệ Nhà máy cơ khí Mai Động (Hà Nội) bắn rơi chiếc máy bay 'cánh cụp cánh xòe' F111 A trong đêm 22-12-1972 với nhiều 'nghi vấn'.
Cùng với công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp để thế hệ trẻ hiểu hơn về truyền thống cách mạng thông qua những chứng tích lịch sử.
Cầu Hàm Rồng, Trận địa Đồi C4, Tượng đài Nam Ngạn chiến thắng… là những di tích lịch sử nổi tiếng, đồng thời cũng là điểm du lịch hấp dẫn tại TP Thanh Hóa.
Đẩy mạnh phát triển du lịch, phát huy tiềm năng vốn có, thời gian qua những địa phương có điểm đến đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm du lịch với kỳ vọng tạo nên điểm nhấn, xây dựng thương hiệu, thu hút nhiều hơn nữa du khách đến tham quan và trải nghiệm.
Câu chuyện của cô dân quân Ngô Thị Tuyển, tiểu khu Nam Ngạn, thuộc thị xã Thanh Hóa năm nào, đến nay, sau 58 năm mỗi khi nhắc lại vẫn như một huyền thoại. Cô gái 19 tuổi, cao hơn 1,4m, nặng 42kg vác cùng một lúc hai hòm đạn nặng 98kg, góp phần vào chiến thắng của quân và dân Hàm Rồng – Nam Ngạn trong ngày đầu tiên đối đầu với sức mạnh không lực Hoa Kỳ… Chỉ có sự anh dũng, trung kiên, chỉ có khát khao đánh Mỹ mới khiến cô gái ấy tập trung tất cả sức mạnh của mình để làm những việc như thế.
Trong suốt những năm tháng chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng - điểm giao thông quan trọng trên con đường huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam, quân và dân 3 làng: Nam Ngạn, Đông Sơn và Yên Vực đã góp phần làm nên chiến thắng Hàm Rồng vang dội…
Hàm Rồng - tên gọi đã gắn liền với 'huyền thoại' về 'cây cầu sắt nhỏ bắc qua sông Mã', là 'bản anh hùng ca', là niềm tự hào chiến thắng của quân và dân Thanh Hóa nói chung, Hàm Rồng - Nam Ngạn nói riêng khi giáng đòn đau vào không lực Hoa Kỳ. Từ mạch nguồn văn hóa lắng đọng, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, Hàm Rồng hôm nay đang chuyển mình vươn lên cùng thành phố và cả tỉnh trong công cuộc đổi mới.
Với diện tích 120.000m2, nằm trên ngọn núi Rồng, trận địa Đồi C4 (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa) đã in đậm dấu ấn hào hùng, cùng với những chiến công hiển hách của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng vừa có ý kiến chỉ đạo ngành chức năng nghiên cứu đề nghị phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình tu bổ, cải tạo hạ tầng kỹ thuật Động Long Quang (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa), trong đó có nội dung phiên âm bài thơ của vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông bằng đá khối.
Năm 2005, UBND phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) và Công ty cổ phần du lịch Kim Quy (Công ty Kim Quy) ký 'Hợp đồng hợp tác kinh doanh' di tích Động Tiên Sơn. Sau đó UBND TP Thanh Hóa phát hiện, việc làm trên của UBND phường Hàm Rồng là không đúng quy định và yêu cầu Công ty Kim Quy bàn giao lại di tích Động Tiên Sơn. Tuy nhiên, cho đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Nhiều năm qua, nhất là mỗi dịp kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sĩ 27.7, Trung tâm Điều dưỡng người có công (NCC) tỉnh đã tiếp đón và làm tốt nhiệm vụ điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe NCC với cách mạng.
Sáng 6-4, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch Thanh Hóa đã khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch năm 2022.
Chiến thắng Hàm Rồng - Nam Ngạn đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh. Viết tiếp truyền thống lịch sử rạng ngời ấy, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Hàm Rồng - Nam Ngạn hôm nay đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, nhanh nhạy, chủ động, sáng tạo, xây dựng phố phường sầm uất, hiện đại, văn minh.
Về với xứ Thanh du khách hãy đến Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng để được thả mình vào một không gian Phật giáo tọa lạc trên vùng đất thiêng núi Rồng - sông Mã.
Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh, TP Thanh Hóa còn gắn liền với nhiều cuộc kháng chiến oanh liệt. Dù chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng các di tích, hiện vật cách mạng trên địa bàn thành phố vẫn được chính quyền địa phương và Nhân dân gìn giữ với một sự trân trọng, biết ơn về những tháng ngày hy sinh gian khổ của quân và dân Thanh Hóa.
Những ngày đầu xuân Nhâm Dần 2022, các khu di tích lịch sử, văn hóa, điểm du lịch trên địa bàn TP Thanh Hóa thu hút đông Nhân dân và du khách đến tham quan, du xuân.
Nằm trong lòng thành phố Thanh Hóa, thắng tích Hàm Rồng không chỉ nổi tiếng bởi những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú qua các quần thể sông, núi, hang động… mà nơi đây còn được biết đến với chiến công hiển hách của quân và dân Thanh Hóa trong các cuộc kháng chiến cứu nước giải phóng dân tộc.
56 năm về trước, ngày 3 và 4-4-1965, không quân Mỹ đã tập trung lực lượng hùng mạnh đánh phá cầu Hàm Rồng hòng chặt đứt con đường huyết mạch chi viện từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, Bác Hồ, quân dân Thanh Hóa nói chung, quân dân Hàm Rồng – Nam Ngạn nói riêng đã đoàn kết một lòng, dũng cảm, kiên cường giáng trả lại những đòn tấn công tàn bạo của đế quốc Mỹ.
56 năm đã trôi qua nhưng trong tâm khảm của người cựu binh Lê Xuân Giang - nhân chứng sống của những ngày khói lửa, bom rơi trong trận chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng như vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí ông. Qua thời gian, những 'thước phim tư liệu' vô giá chất chứa tâm tư, tình cảm của người cựu binh năm ấy ngày càng giá trị, truyền cảm hứng, niềm tự hào cho các thế hệ tiếp nối.
Sáng 2-4, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) đã tọa đàm kỷ niệm 56 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4-4-1965 - 3,4-4-2021). Đại diện lãnh đạo TP Thanh Hóa và nhiều khách mời là dân quân, bộ đội tham gia, chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng trong 2 ngày 3,4-4-1965 đã tham dự.
56 năm về trước, quân dân Hàm Rồng (Thanh Hóa) không tiếc máu xương chiến đấu vô cùng anh dũng với tinh thần và ý chí quyết thắng, trong 2 ngày đã bắn rơi 47 máy bay Mỹ.
Tọa lạc trên vùng đất cổ của hai nền văn hóa Núi Đọ và Đông Sơn với hệ thống danh lam thắng cảnh phong phú, hấp dẫn, hòa quyện giữa tự nhiên với các di tích văn hóa lịch sử, TP Thanh Hóa luôn thu hút đông đảo du khách tới tham quan, vãn cảnh, lễ chùa ngày xuân.
Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú với vẻ đẹp hài hòa của rừng, của núi, của sông và nguồn tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật cả về mặt số lượng và giá trị, TP Thanh Hóa đang là nơi hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Khi nói về xứ Thanh, dưới góc nhìn địa - văn hóa, đã có nhận định cho rằng 'trong cả nước Việt Nam, không có nơi nào có nhiều cảnh đẹp như ở Thanh Hóa'; hay 'xứ Thanh là cái nôi di sản của đất nước'. Điều này là có cơ sở của nó, khi mỗi tên đất tên người, thậm chí là mỗi dãy núi, dòng sông đều có những câu chuyện, những vẻ đẹp, đang hài hòa và chung đúc, để định danh xứ Thanh trên bản đồ quốc gia – dân tộc.
Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng tọa lạc trên đồi C4 thuộc phường Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa. Thiền viện có kiến trúc hòa lẫn giữa hiện đại và truyền thống. Đặc biệt thiền viện có vị trí vô cùng đẹp và đắc địa, từ đỉnh ngọn đồi cao nhìn ra con sông Mã huyền thoại.
Sáng 28-11, Thành ủy TP Thanh Hóa tổ chức lớp cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt mở rộng quý IV-2020 về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.
Được nghe những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm, được đắm mình giữa cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, trữ tình, được khám phá từng địa danh lịch sử, văn hóa hai bên bờ sông Mã... đó là những trải nghiệm thú vị không thể bỏ qua khi đến với vùng đất xứ Thanh.
Phát triển dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ du lịch là 1 trong 4 chương trình trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020. Sau một nhiệm kỳ thực hiện, hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ du lịch của thành phố đã và đang được đầu tư theo hướng khang trang, đồng bộ, tạo thêm nhiều điểm nhấn cho du lịch TP Thanh Hóa.
Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng của xứ Thanh. Ở đây, sông - núi - ruộng đồng - làng xóm hòa quyện vào nhau, tạo thành một cảnh quan thật kỳ vĩ và sinh động, với nhiều di tích lịch sử - văn hóa cách mạng, cùng những truyền thuyết còn mãi với thời gian.
Chiến thắng oanh liệt của quân và dân Hàm Rồng cách đây 55 năm đã làm nức lòng quân dân cả nước và bạn bè Quốc tế, là bản anh hùng ca bất diệt, một biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Hành hương lễ Phật từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt mỗi dịp đầu xuân. Hòa chung vào không khí tươi vui, rộn ràng ấy; như đã thành thông lệ, các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên địa bàn tỉnh lại nhộn nhịp đón chào du khách tìm đến dâng lễ cầu mong sức khỏe, bình an, hạnh phúc...
Ngày xuân, nương theo câu ca 'Thanh Hoa thắng địa là nơi/ Rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân Thành', du khách lại tìm về vùng danh thắng đã nức tiếng bởi vẻ đẹp thiên nhiên trời ban và các giá trị văn hóa đặc sắc có một không hai: Vùng danh thắng Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).
Thành phố Thanh Hóa nằm trên vùng đất cổ, nơi dòng sông Mã vắt qua những vỉa tầng văn hóa, được bồi đắp từ thời Hùng Vương dựng nước. Cho đến tận ngày nay, thành phố Chim Hạc vẫn luôn tự hào là một cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn, với nhiều dấu vết còn in hằn trên các di tích và hiện vật vô giá được tìm thấy tại làng cổ Đông Sơn. Để rồi, làng cổ Đông Sơn cũng là điểm đến đầu tiên trên hành trình khám phá những điểm đến văn hóa – tâm linh của thành phố.
Với diện tích gần 100 ha, trải dài hun hút tầm mắt, cánh đồng hoa hướng dương đã trở thành một điểm nhấn trong chuỗi sự kiện Lễ hội hoa hướng dương 2019.
Tối ngày 27/12, tại Nghĩa Đàn, Nghệ An đã khai mạc Lễ hội hoa hướng dương năm 2019.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã lùi xa, nhưng dư âm về một cuộc kháng chiến vĩ đại đánh dấu một trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm thì còn mãi. Những dư âm ấy hiện lên sinh động trong ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Mai Nam.
Di tích lịch sử cách mạng có vai trò quan trọng trong giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ. Trong nhiều năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền đã tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng và địa điểm ghi dấu những sự kiện lịch sử cách mạng; tích cực chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động 'về nguồn' cho các tầng lớp nhân dân.