Đọc tiểu thuyết 'Tâm cơn bão biển': Nhức nhối trí tuệ

Trong một lần ngồi trò chuyện với nhà văn Nguyễn Văn Đệ, ông có khẳng định với tôi, viết cho thật hay thì thể loại nào cũng cần phải 'Nhức nhối trí tuệ'. Bởi, nếu thể loại ký cần phải lặn lội, đi sâu vào thực tế đời sống xã hội đầy biến động, phức tạp để có những đánh giá, nhìn nhận sắc sảo, thì với tiểu thuyết, để đạt được khả năng hư cấu, nhà văn phải sống đủ, sống lâu, nhiều trải nghiệm để chắt lọc chi tiết, tạo xung đột... Và đọc 'Tâm cơn bão biển' (NXB Văn học, 2023) tôi càng thấm sự nhức nhối trong từng trang văn.

Xôn xao quả rụng

Những ngày chớm thu mưa giông sùi sụt, cây sấu cho quả đã lâu còn sót lại ít quả ra sau, ngày nào cũng rủ nhau rụng xuống. Sấu chín màu vàng rám nắng, cùi dai và có vị ngọt. Ngày nào mẹ cũng nhặt nhạnh, rửa sạch đất cát để ráo ở rổ đặt trên bàn ăn. Vui miệng, người ra, người vô tiện tay lại nhón một trái nhấm nháp. Tiếc của rơi rụng, mẹ siêng luộc rau hơn, lấy cớ để dầm mấy quả sấu. Rồi mẹ cẩn trọng khía trái sấu thành khoanh, đem ngâm mắm ớt. Mỗi bữa ăn, chén sấu ngâm mắm luôn được đặt giữa mâm, mọi người cứ đưa đũa gắp dằn lên chén cơm như một việc đã được lập trình thành nếp. Dẫu sấu xanh tươi ngon trữ đầy trong ngăn đá tủ lạnh dư sức ăn cả năm, nhưng nhà tôi vẫn luôn 'ăn vớt' sấu chín cuối mùa như thói quen mặc định, như sự bảo chứng cho tình người, tình cây gắn bó.

Có một 'công trình thế kỷ' ở Gia Lai-Kon Tum

Chỉ 7 tháng sau ngày thống nhất đất nước, đập Đak Uy-công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Gia Lai-Kon Tum và cả Tây Nguyên bấy giờ đã được khởi công. Suốt hơn 500 ngày đêm, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 331 và 332 lực lượng vũ trang Quân khu 5 đã biến một vùng đất khát cháy, xác xơ vì bom đạn trở thành những xóm làng trù phú như ngày nay.

Podcast Truyện ngắn: Lão gàn dở

Làm việc tốt thì chẳng cần nhận lại. Vài người cả đời cũng không đợi tới hồi báo. Vài người chờ kiếp sau. Nhưng cũng có người, cái nhân từng gieo được gặt hái quả ngay trong lúc chẳng ai ngờ tới nhất. Như trường hợp của lão Tư gàn dở...

Nhớ những mùa mía chín

Bây giờ thì mùa mía đến gần như chỉ còn là sự ầm ã của máy móc, xe cộ khi hầu hết các khâu từ làm đất, trồng, thu hoạch đã được cơ giới hóa. Thế nhưng cách nay chừng hai chục năm về trước, mỗi mùa mía đến là mỗi sự vất vả, lo toan. Dẫu sao bên cạnh nỗi vất vả ấy, người nông dân lại có những thú vui với những món ẩm thực mà có lẽ chỉ một đi không bao giờ trở lại.